Mọi người đều lo lắng về việc Mark Zuckerberg sẽ kiểm soát loại hình tiền tương lai nhưng tôi lại quan tâm nhiều hơn đến một loại tiền điện tử Cambridge Analytica (bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng).
Facebook đã công bố Libra, stablecoin được thiết kế để cho phép bạn mua sắm và gửi tiền ra nước ngoài với phí giao dịch gần như bằng không. Ngay lập tức, các nhà phê bình bắt đầu bàn luận về sự nguy hiểm của một công ty có tai tiếng về vấn đề bảo mật và quyền riêng tư lại đi kiểm soát đồng tiền của tương lai.
Mặc dù vậy, Facebook đã lường trước điều này và tạo ra một công ty con có tên Calibra để điều hành các giao dịch tiền điện tử của mình và giữ tất cả dữ liệu giao dịch tách biệt với dữ liệu xã hội của bạn. Facebook chia sẻ quyền kiểm soát Libra với 27 thành viên sáng lập Libra Association (Hiệp hội Libra) khác và con số thành viên sẽ lên tới 100 khi token này ra mắt vào nửa đầu năm 2020. Mỗi thành viên chỉ nhận được một phiếu bầu trong hội đồng Libra. Do đó Facebook không thể chiếm quyền quản trị của token mặc dù họ đã phát minh ra nó.
Libra Association chính xác là một Ngân hàng Trung Ương, nơi có thể phát hành tiền tệ, định giá tiền và tăng giảm lãi suất tùy theo biến động thị trường. Đó là lý do khu vực đồng tiền chung Châu Âu tỏ vẻ lo sợ trước một đối thủ mới (Ngân hàng Anh và Fed thì ủng hộ).
- Facebook đang chịu sức ép lớn từ các nhà hoạch định chính sách tại Châu Âu
- Nga sẽ không hợp pháp hóa đồng tiền Libra Coin của Facebook
Những lo ngại về quyền riêng tư và các vấn đề kiểm soát tập quyền đã được giải quyết phần nào nhưng luôn có những vấn đề về bảo mật. Facebook sẽ là một mục tiêu rất lớn cho hacker. Đó là lý do tại sao Facebook đã mở nguồn Libra Blockchain và đang cung cấp một nguyên mẫu trong một thử nghiệm trước khi ra mắt. Bản beta dành cho nhà phát triển này cộng với chương trình tiền thưởng phát hiện lỗi được hợp tác với HackerOne nhằm mục địch khám phá tất cả các lỗ hổng trước khi phát hành Libra với tiền thật được kết nối.
Facebook giải thích trong whitepaper và các tài liệu ra mắt Libra rằng:
“Tinh hoa cần thiết cho tinh thần của Thiên Bình (cung Libra). . . Blockchain Libra sẽ mở cửa cho tất cả mọi người: mọi người tiêu dùng, nhà phát triển hoặc doanh nghiệp đều có thể sử dụng mạng Libra, xây dựng các sản phẩm dựa trên nó và bổ sung thêm giá trị thông qua các dịch vụ của họ. Truy cập mở đảm bảo giảm bớt các rào cản đối với việc gia nhập và đổi mới đồng thời khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và có lợi cho người tiêu dùng”.
Thậm chí, Facebook còn xây dựng ngôn ngữ mã hóa hoàn chỉnh có tên là Move để tạo ra các ứng dụng Libra.
Rõ ràng Facebook đã quên mất việc cho phép bất cứ ai xây dựng trên nền tảng ứng dụng Facebook và những rào cản thấp đối với đổi mới chính xác là điều đã mở ra cơ hội cho Cambridge Analytica chiếm đoạt 87 triệu dữ liệu cá nhân và sử dụng nó cho mục tiêu quảng cáo chính trị.
Nhưng trong trường hợp này, đó sẽ không phải là sở thích và ngày sinh nhật của người dùng. Đó ó thể là hàng trăm, hàng ngàn đô la giá trị tiền Libra bị đánh cắp. Một nhà phát triển mờ ám có thể xây dựng một chiếc ví chỉ cần xóa sạch tài khoản của người dùng hoặc đưa tiền của họ đến sai người nhận, khai thác lịch sử mua hàng của họ để lấy dữ liệu tiếp thị hoặc sử dụng chúng để rửa tiền. Rủi ro kỹ thuật số trở nên ít trừu tượng hơn khi tài sản trong thế giới thực đang bị đe dọa.
Trước vụ bê bối Cambridge Analytica, Facebook nhanh chóng khóa nền tảng ứng dụng, hạn chế API, các nhà phát triển mới và các kiểm toán viên có vẻ mờ ám. Vì vậy, bạn tưởng tượng Libra Association sẽ có kế hoạch xem xét kỹ lưỡng bất kỳ nhà phát triển nào đang cố gắng xây dựng ví Libra, sàn giao dịch hoặc ứng dụng liên quan khác, phải không? “Không có kế hoạch nào để Libra Association đóng vai trò trong việc tích cực kiểm tra các nhà phát triển” – Kevin Weil, người đứng đầu mảng sản phẩm của Calibra ngạc nhiên nói với tôi. “Giây phút mà bạn bắt đầu giới hạn sẽ là thời điểm bạn bắt đầu quay trở lại hệ thống bạn có ngày hôm nay với một hệ sinh thái khép kín và một số lượng nhỏ hơn các đối thủ cạnh tranh, đồng thời phí sẽ tăng lên.
Điều đó có nghĩa là ngay khi chúng ta bắt đầu xác minh một cách có trách nhiệm các nhà phát triển ứng dụng Libra, mọi thứ bắt đầu trở nên đắt đỏ, phức tạp hoặc kích động đối với những người theo chủ nghĩa tiền điện tử. Điều đó có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và việc áp dụng. Bạn có biết còn điều gì sẽ làm tổn thương nặng nề đến sự tăng trưởng của Libra không? Một câu chuyện đau lòng về một số gia đình di cư hoặc một doanh nghiệp nhỏ bị đánh cắp tất cả Libra của họ. Và điều đáng trách đó sẽ đổ lên Facebook, chứ không phải Libra Association vô hình này.
Chắc chắn là sẽ một số người dùng thiếu hiểu biết sẽ chẳng thể hiểu được sự khác biệt giữa ứng dụng ví Calibra của Facebook và những ứng dụng khác được xây dựng cho đồng tiền này. Mọi người chắn chắn sẽ nói kiểu: “Libra là tiền điện tử của Facebook.Họ sẽ không để tôi bị cướp đâu”. Và trên Calibra họ sẽ đúng. Đó là ví tiền lưu ký sẽ hoàn lại tiền cho bạn nếu Libra của bạn bị đánh cắp và họ cung cấp hỗ trợ khách hàng 24/7 qua việc trò chuyện để giúp bạn lấy lại quyền truy cập vào tài khoản của mình.
Tuy nhiên, chính Blockchain Libra là không thể đảo ngược. Bên ngoài các ví tiền lưu ký như Calibra, sẽ không nhận lại được tiền bị đánh cắp hoặc gửi nhầm. Có khả năng không có hỗ trợ khách hàng. Và có rất nhiều nhà phát triển tiền điện tử đi săn tìm những người thiếu kinh nghiệm. Thật vậy, 1,7 tỷ đô la tiền điện tử đã bị đánh cắp chỉ riêng trong năm ngoái, theo CypherTrace báo cáo thông qua CNBC. Như bất cứ điều gì, có gian lận và có những trò gian lận trong hệ sinh thái tài chính hiện tại. . . điều đó cũng đúng với Libra. Không có gì đặc biệt hay phép thuật nào có thể ngăn cản điều đó.
Cho đến thời điểm hiện tại, thế giới blockchain chủ yếu là nơi sinh sống của các nhà công nghệ, ngoại trừ khi giá trị tăng vọt khiến cho những người bình thường cũng muốn nhảy vào đầu tư Bitcoin ngay trước khi giá sụp đổ. Bây giờ, Facebook muốn đưa 2,7 tỷ người dùng ứng dụng của mình vào thế giới tiền điện tử. Điều đó thật đáng lo ngại.
Các nhà quan quản lý đã nổi giận, nhưng có lẽ vì những lý do sai lầm. Thượng nghị sĩ Dân chủ Sherrod Brown đã tweet rằng “Chúng tôi không thể cho phép Facebook điều hành một loại tiền điện tử mới đầy rủi ro vượt qua ra tầm kiểm soát của ngân hàng Thụy Sĩ mà không cần giám sát được”. Trưởng phòng và Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói với đài phát thanh Châu Âu rằng Libra không thể được phép trở thành một đồng tiền có chủ quyền”.
Gay gắt nhất là nghị sĩ Maxine Waters đã đưa ra một tuyên bố rằng: “Với quá khứ đầy vấn đề của công ty, tôi yêu cầu Facebook đồng ý với một lệnh cấm đối với bất kỳ động thái nào về phát triển tiền điện tử cho đến khi Quốc hội và các nhà quản lý có cơ hội kiểm tra các vấn đề này và có những hành động”.
Tuy nhiên, Facebook chỉ có một phiếu bầu trong việc kiểm soát tiền tệ và Libra Associaton đã tránh được những lời chỉ trích này, đồng thời họ viết rằng: “Chúng tôi hoan nghênh yêu cầu công khai và trách nhiệm. Chúng tôi cam kết đối thoại với các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách đối với sự ổn định liên tục của tiền tệ quốc gia”.
Đó là lý do tại sao khi các nhà lập pháp trao đổi về cách quản lý Libra, tôi hy vọng họ nhớ những gì đã khiến cho các nhà điều hành Facebook phải xuất hiện trước Quốc hội trong phiên điều trần vừa qua. Một nền tảng mở dành cho nhà phát triển Libra là một quả bom hẹn giờ. Chính phủ nên ép buộc Libra Association kiểm soát kỹ lưỡng các nhà phát triển và duy trì quyền cấm các nhà phát triển xấu. Trong thế giới tiền điện tử mới lạ này, công chúng không thể được bảo vệ một cách hoàn hảo khỏi một Cambridge Analytica thứ 2.
- Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ sẽ điều trần về dự án Libra Facebook vào ngày 16 tháng 7
- CME: Hợp đồng tương lai Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại trong thời gian Facebook ra mắt Libra
Lusjfer
Tạp Chí Bitcoin/Techcrunch