Nguồn cung token AMPL đã mất 2/3 vốn hóa thị trường chỉ trong vài ngày. Sau một đợt tăng giá và vốn hóa thị trường đột biến, AMPL bắt đầu bước vào giai đoạn điều chỉnh. Token được nhiều người xem là thử nghiệm và nó có thể ảnh hưởng đến cách các token trong tương lai được tạo ra.
AMPL: Tiền kỹ thuật số tối ưu?
AMPL không phải là loại tiền điện tử điển hình. Đó là token khá phức tạp với một số ý tưởng mang tính cách mạng.
AMPL ra mắt vào năm 2019, trở thành IEO đầu tiên trên Bitfinex.
Lời hứa của dự án được xem là đầy tham vọng: trở thành hình thức tiền thích ứng tối ưu. AMPL nhằm mục đích trở thành stablecoin, nhắm tới mức giá 1 đô la vào năm 2019. Lưu ý rằng nó khác với stablecoin thông thường dựa trên đô la, được cố định với bất kỳ giá trị nào của USD vào thời điểm hiện tại.
Điều đó có nghĩa là miễn Fed tiếp tục in tiền, AMPL sẽ không nhắm mục tiêu đến 1 đô la, mà là 1 đô la của giá trị được điều chỉnh theo lạm phát năm 2019. Ví dụ, 1 đô la năm 2009 tương đương với 1.2 đô la vào năm 2020.
Trang web của AMPL nói rõ:
“Hôm nay, mô hình biến động độc đáo của AMPL khiến nó trở thành khối xây dựng mới có giá trị cho tài chính phi tập trung. Ngày mai, AMPL có thể là một Bitcoin tốt hơn”.
Một khái niệm mới lạ khác là nguồn cung co giãn. Hợp đồng thông minh của AMPL tự động tăng hoặc giảm tổng nguồn cung dựa trên giá mục tiêu, trong khoảng từ 1.06 đô la đến 0.96 đô la — quá trình này được gọi là “rebasing”.
Nếu giá vượt quá 1.06 đô la, giao thức sẽ tự động in thêm AMPL để giảm xuống giá mục tiêu. Nếu giá xuống dưới 0.96 đô la, giao thức sẽ đốt các token dư thừa.
Nói ngắn gọn, điều đó có nghĩa là bạn không sở hữu một lượng AMPL nhất định mà chỉ sở hữu phần trăm nguồn cung. Các nhà đầu tư sẽ thấy token AMPL của mình tăng hoặc giảm. Đây là đặc tính hiếm gặp ở các loại tiền khác.
Tất cả đều tốt cho đến khi có thay đổi
Một số người đã tận hưởng vận may trong vài tuần chỉ bằng cách nắm giữ AMPL.
Token bước vào giai đoạn mở rộng vào gần cuối tháng 6. Nhu cầu gia tăng đã đẩy giá lên và holder (người nằm giữ coin) nhận được một loạt “mức tăng tích cực”.
Biểu đồ AMPL/USDT | Nguồn: TradingView
Ampleforth cũng tung ra chương trình staking có tên Geyser. Geyser cho phép người dùng stake AMPL của họ để cung cấp tính thanh khoản trên Uniswap, mang lại một số tiện ích cho token.
Chương trình thanh khoản Geyser của Ampleforth | Nguồn: Ampleforth.org
AMPL đã lọt vào top 100 tiền điện tử hàng đầu trên Coingecko với tốc độ ánh sáng. Trong vài ngày, dự án lọt vào top 30 và FOMO trở nên hoang dã.
Giá tăng ắt sẽ có giảm
Vào cuối mỗi tháng, nhóm của Ampleforth và các nhà đầu tư ban đầu sẽ được phân bổ một số token sau khi mở khóa. Theo đó, các nhà đầu tư và thành viên nhóm được hưởng lợi từ giai đoạn tăng trưởng tích cực kéo dài, nắm giữ nhiều nguồn cung.
Và tất nhiên, họ bán ồ ạt ngay khi có thể, cùng với đó là nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ muốn chốt lời.
Trong vòng chưa đầy 24 giờ, giá đi từ 1.3 xuống 0.67 đô la, mất khoảng 50%. Một số nhà đầu tư bán lẻ đã nhảy vào mua ở mức giá thấp hơn với hy vọng sẽ thúc đẩy làn sóng tiếp theo nhưng đáng tiếc thực tế không như mong đợi.
Hình ảnh từ Red Book (sách đỏ) kinh tế của Ampleforth giải thích quá trình mở rộng và thu hẹp | Nguồn: Ampleforth.org
Giao thức đã bước vào giai đoạn thu hẹp và chính động lực đã tạo ra nó hiện đang đẩy giá xuống. Điều này làm thay đổi lớn tâm lý của các nhà đầu tư, vì nhiều người hiện cảnh giác khi bỏ tiền vào dự án thử nghiệm này.
Có một vài yếu tố phức tạp xảy ra trong giai đoạn thu hẹp gần đây. Điều gây ảnh hưởng lớn nhất là tác động tâm lý của giai đoạn rebasing tiêu cực. Vì giao thức điều chỉnh nguồn cung nên các token bị đốt cháy.
Nhiều nhà đầu tư bán lẻ dần thoát khỏi vị trí AMPL và chuyển tiền của họ vào những gì họ cho là các dự án ‘hot’ hơn và an toàn hơn.
Nhu cầu ít hơn có nghĩa là giá thấp hơn và giá thấp hơn sẽ dẫn đến rebasing tiêu cực, khiến nhu cầu giảm hơn nữa.
Rebasing của AMPL trở thành xu hướng?
Một loạt các dự án khác đang áp dụng khái niệm rebasing của AMPL và điều chỉnh theo những cách sáng tạo.
Chẳng hạn, RUZE đã triển khai rebasing hàng giờ, trong khi RMPL mới ra mắt gần đây tiến thêm một bước nữa và thực hiện rebasing ngẫu nhiên, thu hút sự chú ý của các holder AMPL.
Etherscan hiển thị nhiều lần chuyển giữa AMPL và RMPL | Nguồn: Etherscan
Có lẽ nổi bật nhất trong số đó là dự án có tên AntiAmple (XAMP). Dự án cáo buộc Ampleforth sao chép fiat trong không gian tiền điện tử và XAMP tuyên bố họ “muốn phá hủy nó”.
“Trong khi Ampleforth phát hành nhiều token hơn dựa trên cung và cầu, chúng tôi sẽ không ngừng phá hủy nó. Tiền điện tử được sinh ra dựa trên khái niệm tài sản giảm phát. Antiample đưa khái niệm này lên đỉnh điểm”.
Có nhiều nguồn cung token co giãn hơn mọc lên như nấm tại thời điểm viết bài và đây có thể là một yếu tố khác trong chu kỳ tiêu cực hiện tại của Ampleforth.
Các nhà đầu tư bán lẻ được thúc đẩy bởi lợi nhuận nhanh chóng có thể sẽ sớm chuyển sang giao dịch, tìm kiếm bất kỳ token có rebasing tích cực.
Nguồn cung co giãn là tương lai của tiền điện tử?
Nhiều người dùng cáo buộc Ampleforth là một trò lừa đảo, in tiền và phản bội tinh thần của tiền điện tử. Bất kể cách gọi tên như thế nào, các khái niệm mới lạ của Ampleforth đang thay đổi cách hoạt động của nguồn cung tiền điện tử.
Nếu xem khái niệm rebasing là gốc, chúng ta có thể thấy cần suy nghĩ lại về tokenomic (mô hình kinh tế token) của nhiều dự án. Điều này rất quan trọng đối với DeFi, vì hệ thống hiện tại đôi khi gặp khó khăn với nguồn cung hạn chế của nhiều token.
Dự án có được quyền này có thể trở thành nhà vô địch không thể chạm tới trong bối cảnh tài chính phi tập trung mới.
Các bạn có thể xem giá AMPL tại đây.
- Điều gì đã gây ra flash pump 700,000% chỉ trong một phút của token Defi Ampleforth?
- Hiệu ứng Coinbase: Token Defi mới nổi KAVA đã tăng 170% QTD và có tiềm năng tăng cao hơn nữa
- Nhà đầu tư Square có nên lo lắng khi Paypal nhắm tới miếng bánh tiền điện tử?
Minh Anh
Theo Beincrypto