Theo chỉ số Buffett Indicator, nhà phân tích thị trường Holger Zschaepitz của Welt cho biết vào ngày 9/8 rằng thị trường chứng khoán toàn cầu đã bước vào “lãnh thổ bong bóng”. Mối tương quan gần đây giữa Bitcoin và chứng khoán có nghĩa là BTC cũng có nguy cơ pullback (giảm).
Chứng khoán liên tục tăng trong những tuần gần đây, được thúc đẩy bởi nhu cầu đối với tài sản rủi ro. Trong tháng qua, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) tăng từ 25,706 lên 27,433 điểm, tương đương 6.7%.
Tại sao chứng khoán lại có dấu hiệu bong bóng và có thể ảnh hưởng đến Bitcoin như thế nào?
Chỉ báo Buffett Indicator đo lường giá trị của thị trường chứng khoán bằng cách chia vốn hóa cho GDP Hoa Kỳ, để tìm ra một mức định giá chứng khoán hợp lý so với nền kinh tế Hoa Kỳ. Khi chỉ báo trên 100, nó báo hiệu thị trường chứng khoán đang đi vào vùng bong bóng.
Kể từ tháng 4, sau khi đại dịch bắt đầu, chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh do các điều kiện thị trường thuận lợi và biện pháp kích thích trị giá hàng nghìn tỷ đô la. Cụ thể, chứng khóa công nghệ hoạt động tốt hơn đáng kể so với phần còn lại, thúc đẩy thị trường đi lên.
Do các yếu tố vĩ mô khác nhau, định giá chứng khoán công nghệ đang ở mức cao lịch sử. Do đó, thị trường toàn cầu lần đầu tiên bước vào lãnh thổ bong bóng kể từ năm 2018. Zschaepitz cho biết:
Global stock mkts have hit another milestone. All stocks now worth more than 100% of global GDP for the 1st time since 2018, pointing to stretched valuations. For Warren Buffett, a Market Cap to GDP Ratio >100% means stocks in bubble territory. pic.twitter.com/EqPi8A9Tkc
— Holger Zschaepitz (@Schuldensuehner) August 9, 2020
“Thị trường chứng khoán toàn cầu đã đạt cột mốc quan trọng khác. Tất cả chứng khoán hiện có giá trị hơn 100% GDP toàn cầu lần đầu tiên kể từ năm 2018, chỉ ra mức định giá mở rộng. Đối với Warren Buffett, tỷ lệ vốn hóa thị trường so với GDP >100% có nghĩa là chứng khoán đang trong lãnh thổ bong bóng”.
Không có mối liên hệ thuyết phục nào giữa chứng khoán và Bitcoin ngoài việc BTC chạy theo xu hướng của chứng khoán trong 4 tháng qua. Dữ liệu từ Skew cho thấy kể từ đầu tháng 7, hiệu suất của Bitcoin gần giống với S&P 500.
Nếu chứng khoán bắt đầu giảm khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trong trái phiếu và tín phiếu kho bạc vì lo ngại thị trường bị định giá quá cao, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến Bitcoin. Động lực của thị trường chứng khoán vẫn mạnh và trong xu hướng tăng nên thị trường có thể tiếp tục quá nóng trong thời gian dài.
Mối tương quan giữa Bitcoin và S&P 500 | Nguồn: Skew
Các nhà phân tích không lo ngại về BTC trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, các nhà phân tích dự đoán xu hướng đi lên do sự tăng vọt tạm thời của lệnh short. Bitcoin thường short squeeze khi các trader mạnh tay short thị trường bằng các hợp đồng có đòn bẩy quá mức trong quá trình hợp nhất.
Trader Byzantine General cho rằng xu hướng tăng có thể xảy ra vì nhiều người đang nắm giữ các vị thế short.
Biểu đồ thanh lý Bitcoin gợi ý giá thanh lý của số lượng lớn short hiện ở mức khoảng 11,800 đô la. Đối với người mua, mức thanh lý short thể hiện tính thanh khoản và cá voi có động cơ để tìm kiếm thanh khoản ở mức cao hơn.
Biểu đồ hiển thị các mức thanh lý short Bitcoin | Nguồn: Byzantine General
Cấu trúc thị trường có thể giúp Bitcoin hướng tới phạm vi 11,800 đến 12,000 đô la trong thời gian tới nếu người mua chuyển sang thanh lý các hợp đồng short có đòn bẩy quá mức. Trader Satoshi Flipper cho biết BTC dường như đang nhìn thấy:
Clear consolidation before the next leg up for $BTC
haters gonna hate 🙂 https://t.co/zinhEgrMk8 pic.twitter.com/SNG0VkrMxX
— Satoshi Flipper (@SatoshiFlipper) August 8, 2020
“Hợp nhất rõ ràng trước đợt tăng tiếp theo”.
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
- Liệu đột phá này có thể giúp Bitcoin chống lại máy tính lượng tử không?
- Lịch sử, hiện tại và tương lai của giá Bitcoin
- Bitcoin vẫn là tiền điện tử thống trị trong thị trường darknet
Thùy Trang
Theo Cointelegraph