Nền kinh tế cryptocurrency như một cánh cửa quay liên tục; khi cánh cửa này đóng, một cánh cửa khác lại mở ra. Điều này phần lớn giải thích cho sự xuất hiện của Ấn Độ khi Trung Quốc áp dụng các biện pháp quản lý mới hạn chế khai thác Bitcoin.
Làn sóng di cư khổng lồ từ Trung Quốc
Tuần trước, chính phủ Trung Quốc đề ra các biện pháp mới nhằm hạn chế hoạt động đào Bitcoin. Đề xuất mới này bắt đầu từ những quan ngại trong tương lai xa về tầm ảnh hưởng của việc đào Bitcoin đến tiêu thụ điện năng quốc gia. Theo các báo cáo khác nhau, ngành công nghiệp blockchain đang tìm kiếm các nhà quản lý địa phương dẫn đường chỉ lối cho các miner (thợ đào).
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) được giao nhiệm vụ giám sát và hạn chế việc sử dụng năng lượng từ các hoạt động đào coin gần các nhà máy thủy điện.
Trung Quốc đã tiến hành một cuộc cải tổ sâu rộng về các chính sách áp dụng cho tiền kỹ thuật số vào tháng Chín năm 2017 khi quốc gia này cấm các sàn giao dịch Bitcoin cũng như các dự án ICO. Bất chấp cú sốc ban đầu, thị trường vẫn thiết lập mức cao kỷ lục trong bốn tháng qua.
Các thợ đào Bitcoin đến với thị trường Trung Quốc với những lý do tương tự các nhà kinh doanh truyền thống khác: chi phí năng lượng thấp, lao động giá rẻ và nguồn sản xuất chip nội địa. Cho đến thời điểm bị cấm, hơn 75% các hoạt động đào Bitcoin đều diễn ra ở Trung Quốc. Và mặc dù chi phí năng lượng tăng, hoạt động vẫn có lợi nhuận nhờ sự tăng giá đáng kể của tiền kỹ thuật số trong năm qua.
Khi những thợ đào Bitcoin rút khỏi thị trường, nhiều người trong số họ sẽ tìm kiếm những vùng đất màu mỡ hơn với những chính sách thuận lợi hơn. Bitmain, công ty điều hành hai dự án khai thác Bitcoin lớn nhất Trung Quốc, đã thông báo kế hoạch di dời đến Singapore. BTC.Top, một mỏ Bitcoin lớn khác, có chi nhánh tại Canada. Trong khi đó, ViaBTC đã có cơ sở tại Hoa Kỳ và Iceland.
Cơ hội mới cho Ấn Độ
Ấn Độ dường như đang dang tay chào đón các thợ đào tiền kỹ thuật số sau cuộc di cư khổng lồ ở Trung Quốc.
Theo các phương tiện truyền thông địa phương, các dân chơi tiền kỹ thuật số hàng đầu của Ấn Độ đã được các quan chức chính phủ tiếp cận nhằm mục đích thành lập các trung tâm đào coin trong nước. Khi được phỏng vấn trên ADN Ấn Độ, một trang web hàng ngày bằng tiếng Anh, một cá nhân trong tổ chức trên cho hay:
“Chúng tôi đã nhận được một số lời đề nghị trong vài ngày qua. Và chúng tôi xem xét nó như một cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực khai thác tiền kỹ thuật số. Chúng tôi đang chờ đợi hướng dẫn kinh doanh tiền tệ số đến từ chính phủ Ấn Độ. “
Tỷ lệ điện năng của Ấn Độ thậm chí còn cạnh tranh hơn Trung Quốc. Theo công ty cung cấp dữ liệu Statista, tỷ lệ điện năng của Ấn Độ trung bình 8 cent/killowat giờ năm 2017, so với 9 cent ở Trung Quốc. Tỷ lệ này cao gấp ba lần so với các nền kinh tế tiên tiến.
Điều đáng nói ở đây là, Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất cố gắng thu hút các thợ đào coin. Nhà tổ chức BFX Coin trên trang India DNA cho biết một số quốc gia đang cung cấp điện miễn phí cho các thợ đào, giảm giá thành điện năng, cung cấp lợi thế về thuế và thậm chí là thẻ công dân để thành lập cửa hàng trong phạm vi quyền hạn của mình. BFX Coin đã chọn Ấn Độ làm trụ sở cho mọi hoạt động khai thác coin của mình.
Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch thực thi các quy định mới để giám sát thị trường cryptocurrency, bao gồm việc hình thành bảng điều khiển để tìm hiểu vai trò của tiền chui trong thế giới crypto. Một quan chức chính phủ gần đây trích dẫn trong tờ Hindustan Times cho biết chính phủ đang phải đối mặt với hai vấn đề trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số: đâu là nguồn tiền sử dụng để mua tiền tệ số và liệu các sàn giao dịch hiện tại có đủ để bảo vệ người tiêu dùng?
Thị trường Bitcoin
Với Bitcoin, đây là một khởi đầu năm mới không thuận lợi khi đồng này liên tục rớt giá. Giá Bitocin quay trở lại trên mức 17,000 USD vào ngày 5 và 6 tháng Một trước khi diễn ra áp lực bán mạnh trong 9 ngày tiếp theo. Mức kiểm tra 13,000 USD xảy ra nhiều lần vào tuần trước. Và Bitcoin lần đầu tiên giao dịch ở mức 13,454 USD.
Vị thế của Bitcoin đang ngày càng trở nên khiêm tốn trên thị trường tiền kỹ thuật số rộng lớn. Nhiều đồng tiền tệ số được ra mắt, dù không mang tên Bitcoin nhưng vẫn đạt những mức tăng cao kỷ lục, mà tiêu biểu là Altcoin chiếm lĩnh gần 2/3 thị trường hiện nay.
Xem thêm:
Sn_Nour
Tạp chí Bitcoin