Trang chủ Bitcoin Cách mạng Satoshi Bài 12: Cuộc cách mạng Satoshi – Quyền tự do công...

Bài 12: [SERIES] Cuộc cách mạng Satoshi – Quyền tự do công dân và Ngân hàng trung ương

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng

Chương 1: Vấn đề bên thứ ba được ủy thác

Phần 3: Nỗ lực làm trái ý Satoshi

Quyền tự do công dân và Ngân hàng trung ương (Phần 3, Mục 3)

Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại.

  • Tôn Vũ, Binh Pháp Tôn Tử

Chính phủ đang tạo ra một đồng tiền kĩ thuật số riêng thông qua hệ thống ngân hàng trung ương. Muốn hiểu được những hệ quả sắp tới đây của tiền kĩ thuật số trên thị trường tự do, trước hết, cần nắm được mối quan hệ giữa chính phủ và các ngân hàng trung ương.

Kiến thức nền

Ngân hàng trung ương là phòng thanh toán bù trừ cho tiền tệ trong nước; là bên trung gian cho các chính sách tài chính của một quốc gia. Ngân hàng hưởng độc quyền kiểm soát sản xuất và phân bố tiền. Ngân hàng trung ương điển hình còn tạo nên các chính sách tiền tệ thông qua các cơ chế như đặt tỉ lệ lãi suất.

Kể cả khi ngân hàng trung ương độc lập trên danh nghĩa, ví dụ như Cục Dự trữ liên bang Hoa Kì, ngân hàng này vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào chính phủ, với các đặc quyền pháp lí củng cố quyền năng và định nghĩa nên ngân hàng. Tuy nhiên, mọi người vẫn cho rằng hai cơ quan này hoạt động độc lập. Sự nhầm lẫn này có lợi cho chính phủ và ngân hàng.

Chống lại Cục dự trữ liên bang (The Case Against the Fed) là lời tuyên bố chống lại Cục dự trữ của Murray Rothbard. Ông giải thích: dù “độc lập khỏi chính trị” nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng thực tế tồn đọng hai vấn đề. Thứ nhất, nó không trung thực. Thứ hai, quyền tự trị được ca ngợi thái quá của Cục thực chất là đặc quyền chính phủ trao tặng. Cục không bảo vệ sự trong sạch của đồng tiền mà đe dọa nó.

Luận điểm thứ hai được giải thích rõ ràng hơn: Cục hoạt động với sự độc lập lớn. Theo quan sát của Rothbard, quyền tự trị rất lí tưởng, vì các hoạt động tư nhân hoặc tiếp thị không nên nằm dưới kiểm soát của chính phủ, và nó “độc lập khỏi chính trị” theo nghĩa đó. Thực tế sẽ thay đổi hoàn toàn nếu “chính phủ nên độc lập khỏi chính trị”. Lĩnh vực tư nhân chịu trách nhiệm với khách hàng, cạnh tranh, cổ đông và các lực thúc đẩy thị trường khác. Một cơ quan chính phủ nhìn chung chỉ chịu trách nhiệm với ý kiến số đông và với Quốc Hội. Nhưng một cơ quan chính phủ có quyền tự trị (như Fed) thì không cần chịu những trách nhiệm trên. Fed hoạt động  như trò lừa đảo.

Nếu chính phủ “độc lập khỏi chính trị”, tức là một mảng chính phủ hoàn toàn biến thành chế độ chính quyền tập trung tự duy trì, không chịu trách nhiệm với bất kì ai, không thay đổi nhân sự hay kêu gọi phiếu bầu dựa trên ý kiến công chúng. Nếu không có cá nhân hoặc nhóm nào (dù là cổ đông hay người đi bầu cử) thay thế tầng lớp thống trị, xã hội đó sẽ theo chế độ độc tài thay vì dân chủ như được thừa nhận. Tuy vậy, rất nhiều nhà vô địch tự xưng của “chế độ dân chủ” hăng hái bảo vệ ý tưởng về sự độc lập hoàn toàn của Cục Dự trữ Liên bang.

Chính phủ bảo vệ lãnh thổ của mình ở giữa, vì Cục Dự trữ có lợi cho cơ cấu chính trị dựa trên nền tảng lưỡng đảng. Hệ thống ngân hàng trung ương là công cụ quản lí tiền tệ và tài trợ cho những người đang nắm quyền lực. Tài trợ đặc biệt quan trọng. Theo tiêu đề một bài báo trên Financial Times 15 tháng 18 năm 2017, “Các ngân hàng trung ương lớn hiện nắm giữ một phần năm tổng số tiền nợ của chính phủ.” 6 ngân hàng lớn “đã khởi đầu nới lỏng tiền tệ suốt thập kỉ qua – Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kì, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Anh, cùng với các ngân hàng trung ương của Thụy Sĩ và Thụy Điển, giờ đây nắm giữ hơn 15 tỷ tỷ đô la tài sản theo phân tích của IMF và các số liệu ngân hàng. Con số này cao gấp 4 lần so với thời kì tiền khủng hoảng. Số liệu cao đến đáng ngạc nhiên.

[Ghi chú: Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing) là một công cụ tiền tệ được các Ngân hàng Trung ương sử dụng nhằm kích thích nền kinh tế. Thông thường, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp, thậm chí lâm vào thời kỳ suy thoái trong một thời gian dài, Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ giảm lãi suất ngắn hạn để đẩy mạnh cho vay và chi tiêu. Tuy nhiên, khi Cục đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất ở mức gần 0% và không thể đi xa hơn được nữa, NHTW sẽ sử dụng các gói QE]

Bài học lịch sử

Chính phủ và ngân hàng trung ương không hoạt động độc lập. Lịch sử cho thấy sự cấu  kết vốn chặt chẽ giữa hai cơ quan này không phải một sự tình cờ.  Ngân hàng Thụy Điển Riksbank được biết đến là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên. Mở cửa năm 1668, Riksbank được xem như một ngân hàng cổ phần tư nhân, nhưng hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của hoàng gia. Nhà vua đặt ra những luật lệ hoạt động và chỉ định rõ ràng cơ cấu của ngân hàng. Mục đích của Riksbank là mượn quỹ cho chính quyền và phòng thanh toán bù trừ cho thương mại.

Năm 1694, Thống đốc và đồng sự của Ngân hàng Anh ra đời theo sắc chỉ của nhà vua. Các ngân hàng trung ương hiện đại dựa trên hình mẫu của ngân hàng này. Ngân hàng Anh xuất hiện vì danh tiếng của Vua William III bấy giờ rất thê thảm. Công ty cổ phần giúp nhà vua kiếm được nguồn tiền từ công chúng, cho phép ông tiếp tục chiến tranh. William III đang tranh chấp quân sự với Ireland, Scotland và Bắc Mĩ – các nước đang trong giai đoạn nổi loạn. Tuy nhiên, trên hết là Cuộc chiến tranh chín năm (1688-1697) với Pháp. Cuộc chiến này đã tiêu diệt hải quân Anh, nhưng không tổ chức tài chính nào sẽ liều cho vay 1,2 triệu bảng để khôi phục nó.

Do đó, luật pháp Anh tạo ra một sáng kiến nhân tạo để mượn tiền cho nhà vua. Những người đó kết hợp chặt chẽ lại thành các cổ đông của ngân hàng Anh. Người cho vay đưa nhà vua tiền mặt lạnh, đổi lại, họ nhận được quyền đặc biệt đối với tài chính của chính phủ. Ngân hàng cũng trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn duy nhất được quyền phát hành tiền mặt, sử dụng trái phiếu kho bạc đề phụ thêm. Nói theo cách khác, ngân hàng Anh giãn tiền nợ tới người nhận mà không ai động chạm; ngân hàng kiếm được trái phiếu từ nhà vua; dựa vào trái phiếu này, ngân hàng phát hành tiền, sau đó tiền tiếp tục được cho vay. Không có đặc quyền pháp lí, ngân hàng trung ương sẽ không thể thu hút các nhà đầu tư. Với đặc quyền pháp lí đó, 1,2 triệu bảng anh đã được kêu gọi đầy đủ trong không đến hai tuần.

Ngân hàng trung ương và chính phủ cùng bắt tay nhau và cùng kiếm lợi.

Về tự do dân chủ và ngân hàng trung ương

Lợi nhuận tài chính không phải là động lực duy nhất của các ngân hàng trung ương. Ở đây còn xuất hiện một thứ khác, đó là cơn thèm khát quyền lực. Chiến tranh chính là biểu hiện quyền lực cao nhất, thông qua đó chính phủ duy trì, củng cố và mở rộng. Chiến tranh cần tiền- không phải nhiều mà là rất nhiều tiền. Câu hỏi đặt ra: làm sao để có đủ tiền cho chiến tranh.

Kết luận

Người thường khó tránh khỏi việc biến thành nạn nhân của sự bắt tay giữa chính quyền và các ngân hàng trung ương. Họ đã không tránh khỏi việc đó – cho đến khi Bitcoin xuất hiện. Không may thay, chính quyền giờ đây nhận thức rõ ràng sự đe dọa của tiền kĩ thuật số đến kiểm soát tài chính và tiền tệ của chính phủ. Chính phủ đang quay lại với cơ chế quản lí tiền tệ đã được thử nghiệm suốt thời gian qua: ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục làm những việc đã và đang làm suốt thế kỉ: độc quyền sản xuất và lưu hành tiền.

Quy trình đó bắt đầu bằng việc chính phủ phát hành tiền kĩ thuật số của riêng mình thông qua ngân hàng trung ương. Và bánh xe đã lăn bánh.

Bài 11: [SERIES] Cuộc Cách mạng Satoshi – Tin buồn: Chính phủ đang để mắt đến bitcoin

Bài 13: [SERIES] Cuộc cách mạng Satoshi – Chính phủ cho ra đời Crypto riêng?

Tác giả: Wendy McElroy

Dịch giả: Hà Anh

Theo Tapchibitcoin

NGUỒNnews.bitcoin.com
Bài trước[Kinh nghiệm Trade coin] Muốn chiến thắng như U23 Việt Nam thì bạn phải làm theo những điều sau?
Bài tiếp theoGiới lãnh đạo thế giới tham gia tọa đàm crypto tại Davos

MỚI CẬP NHẬT

DeFi

DeFi TVL chuẩn bị phá vỡ rào cản 50 tỷ USD – Lido và Rocket Pool đạt đến tầm cao mới 

Trong thời gian gần đây, 10 giao thức Defi hàng đầu đã cho thấy hiệu suất vượt trội, với hai giao thức staking thanh khoản...
bitcoin

Khoản đầu tư Bitcoin của Microstrategy tăng trưởng mạnh mẽ, thu về 1,6 tỷ đô la lợi nhuận

Số liệu thống kê gần đây tiết lộ rằng Microstrategy - một công ty nổi tiếng về thông tin kinh doanh, phần mềm di...
link

3 lý do giá LINK có thể tăng thêm 20% vào năm mới

Giá Chainlink phục hồi hơn 240% từ mức thấp hàng năm khoảng 4,7 đô la vào tháng 6/2023. Theo một loạt chỉ báo kỹ...
FTX và Alameda tiếp tục chuyển 22 triệu đô la lên sàn

FTX và Alameda tiếp tục chuyển 22 triệu USD tiền điện tử đến các sàn

Công ty phân tích blockchain Lookonchain mới đây đã báo cáo rằng, FTX và Alameda Research đã di chuyển 22 triệu đô la tài...
Elon Musk tiết lộ lý do ủng hộ Dogecoin, nhiều người ở Tesla và Spacex sở hữu DOGE

Trang Cybertruck của Tesla nhúng đề cập Dogecoin, thúc đẩy hoạt động đầu cơ thanh toán

Trang Tesla Cybertruck đã bao gồm một số đề cập đến Dogecoin trong code của nó. Điều này đã làm dấy lên những suy...
Doanh thu các thợ đào Bitcoin tăng 48% trong tháng 11

Doanh thu tháng 11 của thợ đào Bitcoin đạt đỉnh 1,16 tỷ USD, lập kỷ lục năm 2023

Vào tháng 11, các công ty khai thác Bitcoin đã trải qua một thời kỳ thịnh vượng, được hỗ trợ bởi giá tăng và...

Danh sách Under 30 của Forbes được list trên blockchain Ethereum

Gã khổng lồ truyền thông toàn cầu Forbes đã thông báo ra mắt danh sách Under 30 của mình trên bockchain Ethereum. Sáng kiến ​​này...
Bitcoin

CEO Blockstream đặt cược Bitcoin sẽ đạt $100K trước halving

CEO Blockstream Adam Back cho biết trên phương tiện truyền thông xã hội rằng Bitcoin có thể sẽ đạt 100.000 đô la trước khi...

Giá Coin hôm nay 04/12: Bitcoin vượt $ 40.000, thiết lập chuỗi 7 tuần tăng điểm liên tiếp, altcoin phục hồi mạnh

Bitcoin vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng sau khi bật khỏi vùng $ 40.000, chính thức khép lại tuần qua trong sắc...
btc-mnt-kas

KAS, RUNE, MNT và RNDR cho thấy sức mạnh khi BTC tăng vọt lên $40k

Bitcoin (BTC) cuối cùng đã vượt qua ngưỡng kháng cự đáng gờm $38.000 trong tuần qua và tiến tới $40.000. Động thái này cho...
Giá Bitcoin hướng về mức 40.000 đô la khi phân tích kỹ thuật và phân tích on-chain ủng hộ phe bò

Bitcoin lần đầu vượt $40.000 sau 19 tháng – Matrixport dự báo $125.000 cho năm 2024

Giá Bitcoin đã phá vỡ mốc 40.000 USD lần đầu tiên kể từ cuối tháng 4 năm 2022, tăng khoảng 2% trong 24 giờ. Nguồn:...

Hacker Triều Tiên đã đánh cắp 3 tỷ USD tiền điện tử trong sáu năm qua

Theo công ty an ninh mạng Recorded Future của Hoa Kỳ, hacker Triều Tiên đã đánh cắp khoảng 3 tỷ USD tiền điện tử...
Uniswap

Các nhà đầu tư Uniswap (UNI) và EOS (EOS) đang để mắt đến một loại tiền điện tử mới đầy hứa hẹn

Trong thị trường tiền điện tử, Uniswap (UNI) và EOS đã tạo ra những chỗ đứng riêng, thể hiện khả năng phục hồi và...
Tac dong layer thu 2 toi Bitcoin

Phân tích tác động của layer 2 đến hệ sinh thái Bitcoin

Gần 15 năm sau khi Bitcoin khơi dậy cuộc cách mạng tiền tệ kỹ thuật số, giờ đây mọi người đã coi nó là...
atom-tang

Cosmos (ATOM) bị kháng cự tâm lý ở $10 từ chối, điều gì tiếp theo?

Giá Cosmos (ATOM) đang giao dịch bên trong một mô hình tăng giá dài hạn và xác nhận vùng kháng cự quan trọng trước...
ADA

Tương lai của Cardano sẽ ra sao?

Báo cáo phát triển mới nhất từ ​​IOG (Input Output Global) cho thấy hệ sinh thái Cardano đang phát triển mạnh mẽ với những...

Xem xét kịch bản tăng giá và giảm giá cho Bitcoin trong năm 2024

Để dự đoán về thị trường bò tiềm năng, các nhà đầu tư thường mải mê kể chuyện, đôi khi bỏ qua tầm quan...
web3

Changpeng Zhao tiết lộ bí quyết thành công: “Tôi nghỉ việc, bán nhà và chuyển sang Bitcoin”

Trong một tiết lộ đáng ngạc nhiên, cựu Giám đốc điều hành Binance Changpeng Zhao (CZ) đã chia sẻ hành trình độc đáo đưa...
NFT

Hệ sinh thái NFT và DeFi của Ethereum trong tháng 11

Dữ liệu on-chain tiết lộ mạng Ethereum ghi nhận hoạt động NFT và DeFi gia tăng trong những tuần gần đây. Hoạt động mạng này...
Bitcoin

Dòng ra tăng có ý nghĩa gì đối với giá Bitcoin?

Đợt tăng giá của Bitcoin đã có tác động lớn đến trạng thái chung của thị trường tiền điện tử. Nhưng nhiều người đã...