Trang chủ Tạp chí Tin tức Bitcoin (BTC) Bài 13: Cuộc cách mạng Satoshi – Chính phủ cho ra...

Bài 13: [SERIES] Cuộc cách mạng Satoshi – Chính phủ cho ra đời Crypto riêng? 

 

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng

Chương 1: Vấn đề bên thứ ba được ủy thác

Phần 3: Nỗ lực làm trái ý Satoshi 

Chính phủ cho ra đời Crypto riêng? 

Nhờ khả năng thu tiền không thông qua đánh thuế trực tiếp nên các cuộc chiến tranh thời hiện đại mới nổ ra, và ngân hàng trung ương chính là công cụ để thực hiện chiến tranh. Không cần tranh cãi về sự thật, rằng tiền trong hòa bình không có gì để biện hộ. Vì thế, không có gì thái quá khi cho rằng Cục dự trữ liên bang hối thúc chiến tranh.”

Central Bank-Issued Digital Currency (CBDC) là đơn vị tiền quốc gia phát hành từ ngân hàng trung ương. LIt là dạng vật chất hóa của crypto, như là đồng đô la Mỹ. Đây đúng là một trò đùa cay đắng. Một con mèo hoang (crypto) vốn sinh ra để làm suy yếu hệ thống tài chính cũ (ngân hàng trung ương) giờ đang bị nhốt và thuần hóa để phục vụ tình thế.

Các quốc gia đang tích cực đầu tư phát triển CBDCs. Nga dự định phát triển đồng Ruble crypto. Nhật bản muốn J-coin. Ngân hàng Canada công bố 30 trang giấy tranh cãi về đồng CBDC của riêng mình. Cục dự trữ Liên bang cuối cùng cũng thừa nhận đang cân nhắc đồng crypto Mỹ riêng. Trung Quốc, Anh, Ấn Độ,… Danh sách các quốc gia hứng thú với crypto cứ thế kéo dài.

CBDCs có vẻ như đang đồng hành cùng tiền mã hóa trên thị trường tự do, nhưng thực tế là chống lại crypto và hoàn toàn đối lập với bitcoin. Hãy xem xét sự khác biệt trên phương diện kĩ thuật:

  • Bitcoin phi tập trung; CBDC sẽ tập trung hóa mọi khía cạnh của tiền kĩ thuật số về một bên
  • Bitcoin ngang hàng giữa các cá nhân, CBDCs sẽ được tạo ra và điều khiển bởi chính phủ các nước
  • Bitcoin sử dụng mã nguồn mở, CBDCs sẽ được đăng kí bản quyền, độc quyền và không được tiết lộ
  • Bitcoin có thể được đào, CBDCs sẽ được lưu hành bởi một ngân hàng trung ương
  • Bitcoin chỉ được giới hạn tới con số 21 triệu, CBDC sẽ được phát hành tùy số lượng chính phủ mong muốn
  • Bitcoin minh bạch và rõ ràng trên blockchain, CBDCs thậm chí sẽ không sử dụng blockchain
  • Bitcoin trao cho cá nhân quyền sở hữu mã riêng tư; mã riêng tư của CBDCs sẽ được sở hữu bởi ngân hàng, nghĩa là ngân hàng sở hữu sự giàu có.
  • Bitcoin đem đến ẩn danh tương đối; CBDCs sẽ theo dõi cả danh tính lẫn cách thức sử dụng tiền của mỗi cá nhân
  • Bitcoin đem lại sự kết nối giữa tiền tệ và ngân hàng trung ương; CBDCs sẽ đóng băng mối quan hệ đó.

CBDCs và crypto trên thị trường tự do cũng có một số mục đích đối lập cơ bản. Rõ ràng, CBDCs là nỗ lực tuyệt vọng của hệ thống ngân hàng trung ương nhằm củng cố lại vị trí bên thứ ba được ủy quyền của nó và độc quyền nguồn cung tiền tệ duy nhất – một độc quyền có lợi cho chính phủ và tầng lớp cao hơn. Bitcoin khiến vai trò bên thứ ba ủy thác của hệ thống ngân hàng trở nên lạc hậu. Đây chính là một chủ đích. Bitcoin được thiết kế nhằm đem tới cho các cá nhân quyền kiểm soát tài chính của họ, và tương lai của họ.

Có một mục đích chung mà cả CBDCs và crypto trên thị trường tự do cùng nhắm tới: sự biến mất của tiền thường (tiền giấy / fiat). Nhưng một lần nữa, động cơ giữa hai phe lại đối lập. Bitcoin ngăn chặn tiền và hệ thống tiền tệ vốn đã mục nát, chỉ phục vụ cho tầng lớp cao bằng sự hi sinh của người có mức sống trung bình. CBDCs lại muốn giữ nguyên thực trạng.

Các ngân hàng dự trữ và đơn vị tiền thường đang đối mặt với nhiều nguy cơ. Bong bóng bitcoin có thể chẳng là gì khi so với sự sụp đổ của những đồng tiền khác, đặc biệt là đồng đô la Mĩ. Bóng bóng thực sự ở đây chính là những đơn vị tiền thường, những bong bóng đầu tiên sẽ nổ tung tại các quốc gia đang phát triển, như là Zimbabwe. Một bài viết trên tờ Times Live (Ngày 13 tháng 11, 2017) nhận định như sau:

Đối với hầu hết những nhà phát minh trên thế giới, bitcoin là một ván cược đặc biệt phỏng đoán và dao động mạnh. Tuy nhiên, đối với người Zimbabwe, cryptocurrency dường như là tấm khiên vững chắc bảo vệ họ khỏi siêu lạm phát và sự sụp đổ của nền kinh tế. Một số người đang tìm đến bitcoin trong cơn tuyệt vọng khi mà tiền gửi ngân hàng mất giá từng ngày, một số khác thì sử dụng đồng tiền này cho các mục đích trong gia đình, như là hỗ trợ các thành viên gia đình đang đi du học.

Tiền thường đang dần đánh mất sự ủng hộ của công chúng, và hệ thống ngân hàng trung ương đang tìm cách sử dụng tiền số hóa như một cách thức duy trì sự ổn định. Nhu cầu này thực sự cấp thiết. Một bài báo mang tên “Tại sao chính phủ lại muốn có một đồng tiền kĩ thuật số phát hành bởi ngân hàng trung ương (CBDC)”, nhà kinh tế học người Úc Xiong Yue giải thích, “Ngày 20/1/2016, Ngân hàng Nhân Dân Trung Hoa (PBoC) đã đưa ra một thông cáo trên website về hội nghị tiền số hóa. Tại hội nghị, PBoC thúc ép đội ngũ tiền số hóa đẩy nhanh tiến độ và phát hành đồng tiền số hóa riêng của ngân hàng nhanh chóng.” Trung Quốc muốn xúc tiến quy trình, vì nhận ra quyền kiểm soát tiền tệ đang dần lung lay.

Tiền mặt luôn là kẻ thù của chính phủ. Trong bài viết có tên “Tại sao chính phủ ghét tiền mặt”, giáo sư kinh tế học Joseph Salerno viết “Giờ đây lí do đưa ra bởi chính phủ khi chống đối lại tiền mặt là để giúp xã hội an toàn khỏi tay những tên khủng bố, trốn thuế, kẻ rửa tiền, buôn thuốc phiện và cả những thành phần khác tự tưởng tượng hay có thật. Điều này cho phép chính phủ mở rộng quyền hạn được theo dõi và truy theo những thỏa thuận tài chính riêng tư của nhân dân, nhằm nuốt lấy từng đồng đô la thuế trong những khoản thanh toán.”

Vấn đề mà chính quyền cần đối mặt: khi tiền mặt đã rời bỏ hệ thống tài chính và chui vào ví của cá nhân, chính phủ đánh mất khả năng rình mò cách người ta sử dụng tiền. Các cá nhân sẽ mua và bán mà không bị theo dõi, không bị đánh thuế, phí trên lợi nhuận. Chính phủ đã tìm ra một giải pháp ngắn hạn. Các trang web theo dõi tiền tệ ghi chép lại số sê ri của từng đồng tiền chẳng hạn. Những biện pháp này cho phép kiếm soát sự lưu thông của tiền tệ, miễn là số sê ri được nhập lại. Tóm gọn lại, chính phủ cần hợp tác chặt chẽ với người đang nắm giữ tiền mặt.

Một giải pháp khác của chính phủ là thêm các thiết bị theo dõi vào đồng tiền. Ngân hàng dự trữ Ấn độ gần đây nhắc nhở người dân rằng tiền giấy mới phát hành Rs 2000 không được  gắn mác. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tin đồn xoay quanh đơn vị tiền mới này. Một trong số đó cho rằng con chip NGC được ấn vào. Đây là các “máy phát tín hiệu” mà hệ thống vệ tinh có thể định vị được các hóa đơn giá trị cao, cho phép chính phủ tịch thu nơi dự trữ vì đó là “tiền đen”.

Sự phản kháng của công chúng chính là vật cản lớn đối với tiền mặt có thể bị theo dõi, và các thí nghiệm cần được thực hiện. Nếu thực sự có chuyện như vậy xảy ra, thì thất bại của chính phủ là tất yếu. Các con chip vốn đắt đỏ, đi kèm chi phí ngất ngưởng khi liên tục theo dõi. Hơn nữa, các con chip có thể trở thành dòng thu lợi nhuận cho những người nghèo – những người sẽ vứt bỏ con chip, bán và sử dụng tiền mặt đã tháo chip như tiền mặt ẩn danh. Và kể cả khi con chip thực sự được đính vào tiền thật thì việc chặn ngân hàng dự trữ Ấn Độ không phải không thể. Một chiếc ví đơn giản làm từ thiếc aluminum có thể biến điều đó thành sự thật.

May thay, đối với cả chính phủ và ngân hàng trung ương, tiền kĩ thuật số là một thay thế hoàn hảo: tránh được sự thất bại của những con chip, và có thể theo dõi thông qua lập trình. Đây là tin buồn cho các cá nhân và tự do.

Nếu chính phủ có thể đưa CBDC vào hoạt động, thì đồng tiền tạo ra sẽ đem lại những hậu quả đáng buồn. Chúng sẽ kết hợp tính hiệu quả của Bitcoin với sự chuyên chế của chính phủ. Vấn đề bên thứ ba ủy thác vốn được giải quyết bởi bitcoin giờ đây lại hoàn lại y nguyên.

Nền chính trị của một xã hội không sử dụng tiền mặt

Chính phủ ghét tiền mặt. Họ sẽ đổi từ tiền mặt sang tiền kĩ thuật số ngay nếu có thể. Quy trình này sẽ theo 5 giai đoạn:

Bước 1: Chính phủ phát hiện ra tiềm năng của tiền kĩ thuật số, trong khi đồng thời loại bỏ dần dần tiền thường khỏi vòng lưu thông. Một số quốc gia như Thụy Sĩ đã sẵn sàng loại bỏ hoàn toàn tiền thường khỏi nền kinh tế. Đối với CBDC, quy trình sẽ được thúc đẩy nhanh chóng đến không ngờ.

Bước 2: Một nền tảng dữ liệu cho tiền kĩ thuật số – có lẽ không phải là blockchain – sẽ được viết theo code độc quyền và không công khai. Biên giới quốc gia sẽ được dựng lên nhờ các thuật toán. Hay ít nhất chính quyền sẽ nỗ lực làm như trên.

Bước 3: Tiền kĩ thuật số được lưu hành và “bán” như một công ục thay thế cả tiền mặt lẫn crypto trên thị trường tự do. Rất nhiều người lựa chọn crypto, dĩ nhiên rồi! Nghĩa là chính phủ cần đưa ra những luật lệ hà khác gây sức ép, bao gồm những luật cấm, nhằm buộc công chúng phải sử dụng CBDCs. Các crypto tự do sẽ ngầm hoặc tuồn tới những nơi thân thiện hơn, đem theo một phần sự giàu có của quốc gia tới nơi đó. Tuy nhiên, đa số mọi người, hoặc vì bị ngăn cấm bởi luật, hoặc u ám, sẽ chấp nhận bắt tay vời đồng tiền thay thế, đặc biệt là khi tiền mặt dần biến mất.

Bước 4: Thuế tự động hóa sẽ được đính kèm vào tiền kĩ thuật số mới. Việc theo dõi từng đơn vị tiền trao cho chính phủ quyền kiểm soát dòng tiền chưa từng có. Tuy nhiên, sổ cái phân tán có thể là phương thức hiệu quả nhất, tuy nhiên lại cho phép kiểm soát tài chính cá nhân. Vấn đề của chính phủ với tiền mặt vô danh sẽ được giải quyết nhanh, cùng với việc tiền số hóa trở thành “tiền nô lệ”.

Bước 5: Vì không được đào hay kiểm soát trên thị trường tự do, tiền số hóa sẽ không bị giới hạn phát hành. Các ngân hàng trung ương sẽ lạm phát nguồn cung. Nguồn cung dần dần và sẽ nhanh chóng tăng nhanh chóng mặt, làm mất giá các đơn vị tiền đan lưu hành. Mỗi người dùng sẽ phải trả một khoản thuế khổng lồ được che giấu.

Thêm vào đó, đơn vị tiền CBDC sẽ giúp chính phủ kiểm soát nền kinh tế và xã hội chính xác hơn. Theo quan sát của Yue “Nếu những đơn vị tiền kĩ thuật số này có thể được phát triển, chính phủ còn có thể kiểm soát chính xác cách thức tiền này được sử dụng thông qua các loại mã. Ví dụ, nếu chính phủ dự định trợ cấp cho các trang trại cụ thể, ví dụ là trang trại ngô, nhằm thúc đẩy lĩnh vực này của nông nghiệp. Chính phủ có thể tăng giá trị của tiền tới ví của một số trang trại một cách trực tiếp, ví dụ là 100 triệu đô la, và đồng thời lập trình tiền này gửi tới từng người bán phân bón nhất định, và mỗi lần chỉ có thể sử dụng tối đa 10 triệu đô la một năm…”

Có một kế hoạch khác ít lộ liễu hơn của chính phủ và các ngân hàng trung ương: lãi suất âm. Lãi suất âm nghĩa là người gửi tiền không nhận được lãi suất vào tài khoản của họ. Thay vào đó, họ trả lãi suất cho ngân hàng vì giữ tiền của họ, thường đi kèm các thể loại phí tai hại khác. Thông qua đó, tiêu dùng được thúc đẩy, vì người dân mất tiền khi không tiêu tiền. Tiền gửi ngân hàng cũng được khuyến khích dùng để trả hóa đơn thay vì tiền mặt.

Vấn đề chính với lãi suất âm rõ ràng là việc người dân sẽ không gửi tiền mặt vào ngân hàng, lựa chọn gửi tiền đâu đó nơi chính phủ không thể với đến. Miễn là mọi người còn rút được tiền mặt, dù điều kiện đi kèm hơi khó khăn, thì vẫn còn một số lượng lớn tiền nằm ngoài tầm theo dõi của chính phủ. Nhưng nếu tiền kĩ thuật số được chấp nhận hoàn toàn, khi đó, ngân hàng sẽ ép buộc khác hàng sử dụng tiền kĩ thuật số thay vì tiền giấy thông thường. Sự giàu có sẽ không bao giờ rời khỏi tay hệ thống ngân hàng.

Kết luận

Hi vọng lớn nhất hướng tới tự do kinh tế là CBDC sẽ thất bại. Có rất nhiều lí do để kết luận như vậy. Một là khả năng mở rộng quy mô. Bitcoin đối mặt với bức tường gạch vững chắc, tuy nhiên, hãy tưởng tượng việc mở rộng quy mô sẽ khó khăn tới mức nào đối với tiền kĩ thuật số được sử dụng bởi hàng triệu triệu người, và cả các giao thương quốc tế. Và các hacker có thể trộm lấy mã khóa nếu muốn. Sự thiếu tính cạnh tranh cũng là một yếu tố đinh – không chỉ đem tới thất bại và cả sự sụp đổ nói chung của hệ thống. Tất nhiên, các quốc gia sẽ không cùng hợp tác. Một số quốc gia sẽ lựa chọn sự phát đạt, thịnh vượng đổ vào vương quốc crypto đang an toàn, một số lại thích việc biến mình thành nơi dành cho tiền mặt. Tóm lại, một cuộc chiến thực thi pháp lí sẽ nổ ra, và điều mà CBDC thất bại chính là cạnh tranh.

Đây là lí do cho việc loại bỏ sự cạnh tranh thông qua nỗ lực cùng nhau, và tiến trình này sẽ bắt đầu nội địa tại mỗi quốc gia đang bắt tay với CBDC. Mọi thứ đang chuyển dịch mạnh mẽ tại Trung Quốc, Nga và nhiều quốc gia với những chiến lược tiền kĩ thuật số rõ ràng. Một khía cạnh thú vị khác của cuộc chống đối, đó là crypto mà chính phủ sẽ vị tha với nhất: tiền kĩ thuật số phát hành bởi các cơ quan tài chính. Những đồng tiền này không thách thức thực trạng của ngân hàng trung ương. Ngược lại, chúng sẽ được gộp vào thông qua những điều luật đối xử với các cơ quan tài chính như ngân hàng. Crypto thương mại sẽ là hành lang cho hệ thống ngân hàng trung ương.

Các sàn giao dịch cryptocurrency sẽ tiếp bước. Sự tin cậy được treo lủng lẳng như một củ cà rốt trước các cơ quan tài chính, và sức ép từ chính quyền sẽ là cây gậy đánh vào khách hàng của họ.

(Cây gậy và củ cà rốt (carrot and stick) là một kiểu chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế, thường được dùng bởi các nước lớn mạnh nhằm làm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. ‘Cây gậy’ tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, ‘củ cà rốt’ tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng.)

Bài 12: [SERIES] Cuộc cách mạng Satoshi – Quyền tự do công dân và Ngân hàng trung ương

Bài 14: [SERIES] Cuộc cách mạng Satoshi – Wall Streeting Bitcoin

Dịch giả: Hà Anh

Tác giả: Wendy McElroy

Theo Tapchibitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Tin vắn Crypto 26/07: Bitcoin có khả năng đạt đỉnh ở mức $ 180.000...

Từ nhận định Bitcoin có thể đạt đỉnh ở mức 180.000 USD trong chu kỳ hiện tại đến Bybit tiến hành hủy niêm yết...

Arbitrum Foundation mở đề xuất triển khai các chuỗi Orbit ngoài Ethereum

Arbitrum DAO, cơ quan quản lý giám sát hệ sinh thái Arbitrum, hiện đang tổ chức cuộc bỏ phiếu về việc mở rộng các...
avax-tang

Giá Avalanche (AVAX) có thể phục hồi trong vài ngày tới, đây là lý...

Giá Avalanche (AVAX) đã bật lên từ mức hỗ trợ $26,34 để giao dịch ở mức $27,95 vào thời điểm viết bài. Hoạt động...

Franklin Templeton nêu tên 5 lĩnh vực cần chú ý trong hệ sinh thái...

Gã khổng lồ đầu tư Franklin Templeton cho biết họ đang tích cực theo dõi năm lĩnh vực của hệ sinh thái Bitcoin. Công ty...

Giá BTC tăng lên trên 67.000 USD trước bài phát biểu của Trump tại...

Bitcoin đã phục hồi phần lớn mức lỗ trong tuần khi các trader chờ xem điều gì sẽ xảy ra khi cựu Tổng thống...
btc-eth-xrp

Dự đoán giá BTC, ETH, XRP: Một đợt phục hồi ở phía trước

Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) hiện đang kiểm tra lại các mức hỗ trợ chính quanh mức $62.700 và $3.000, cho thấy tiềm năng...

X của Elon Musk không còn hiển thị hashmoji Bitcoin nữa

Cộng đồng Bitcoin đang tự hỏi điều gì đã khiến nền tảng X của Elon Musk xóa bỏ hashmoji Bitcoin sau khi tình trạng...

Chiến dịch gây quỹ bằng tiền điện tử của Donald Trump thu về 4...

Một báo cáo gần đây tiết lộ rằng chiến dịch của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tích lũy được hơn 4...

StarkWare đang nỗ lực tích hợp giao thức IBC của Cosmos vào Starknet

StarkWare, nhà phát triển chính của Layer-2 Starknet, sẽ tích hợp giao thức truyền thông liên chuỗi (IBC) - một thành phần chính của...

JPMorgan Chase ra mắt công cụ AI cho các nhiệm vụ phân tích nghiên...

Ngân hàng đầu tư khổng lồ JPMorgan Chase được cho là đang triển khai phiên bản nội bộ của sản phẩm trí tuệ nhân...
eth etf

Ethereum ETF được ra mắt giữa lúc thị trường suy yếu, có thể gây...

Một nhà phân tích Bitcoin cho rằng các quỹ Ethereum ETF dường như đã ra mắt quá sớm và có thể gây rủi ro...

Ethereum ETF Staking vẫn còn hy vọng được triển khai

Một số đơn vị phát hành, bao gồm cả BlackRock, đã không cung cấp chức năng staking trong các sản phẩm ETF của họ,...

Franklin Templeton và SBI hợp tác để đưa Bitcoin ETF đến Nhật Bản

Sau thành công đột phá tại Hoa Kỳ, các quỹ Bitcoin ETF hiện đang trên đường ra mắt tại Nhật Bản. Theo báo cáo...

RFK Kennedy Jr. nói rằng ông sẽ khiến chính phủ Mỹ mua 615 tỷ...

Giữa những tin đồn ngày càng gia tăng rằng cựu Tổng thống Donald Trump muốn thành lập một kho dự trữ Bitcoin của Hoa...
Cardano

Cardano sẵn sàng cho hard fork Chang sau khi phát hành node trình xác...

Mạng Cardano đã sẵn sàng cho hard fork Chang với bản phát hành mới nhất của phần mềm trình xác thực node. Hard fork...

Quỹ hưu trí Jersey City sửa đổi tài liệu quy định để mua Bitcoin...

Thị trưởng Jersey City, Steven Fulop, đã công bố kế hoạch đầu tư một phần quỹ hưu trí của thành phố vào các quỹ...