Trang chủ Tạp chí Tin tức Bitcoin (BTC) Bài 8: Cuộc cách mạng Satoshi – Satoshi liệu có phải...

Bài 8: [Series] Cuộc cách mạng Satoshi – Satoshi liệu có phải là một người theo chủ nghĩa tự do và một người chống chính phủ?

Cách mạng Satoshi: Cuộc Cách mạng của hi vọng

Chương 1: Vấn đề bên thứ ba ủy thác

Phần 2: Thuyết tiền tệ

Satoshi liệu có phải là một người theo chủ nghĩa tự do và một người chống chính phủ? (Phần 2, mục 4)

“Tôi hiện vẫn đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu một hệ thống tiền mặt điện tử mới toanh với đặc điểm hoàn toàn ngang hàng và không cần tới bên thứ ba ủy thác. Thực sự chúng ta rất rất cần một hệ thống như vậy, nhưng theo cách hiểu của tôi, nó có vẻ vẫn chưa chạm đến được quy mô cần thiết. Vì để proof of work có giá trị thì chúng phải mang giá trị tiền tệ. Để có giá trị tiền tệ, chúng phải được chuyển giao qua lại trong một mạng lưới rất lớn – ví dụ như một file giao dịch trong mạng lưới tương tự như bittorrent. Để xác định và ngăn chặn double spending kịp thời  (double spending: hình thức gian lận sử dụng hai giao dịch khác nhau để cùng chi tiêu số dư của một tài khoản), một người cần biết kha khá các giao dịch trước đây của đồng xu, nhưng điều này sẽ yêu cầu mỗi bên cần biết các giao dịch trong quá khứ của đồng xu, hoặc ít ra là các giao dịch gần đây. Nhưng nếu có hàng trăm và hàng trăm người cùng thực hiện giao dịch, ta sẽ cần tới rất rất nhiều băng thông.”

Satoshi Nakamoto

Satoshi liệu có phải là một người theo chủ nghĩa tự do và một người chống chính phủ?

Ngày 31 tháng 10 năm 2008, Satoshi Nakamoto đăng tải White Paper với tiêu đề “Bitcoin: Một hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng” (Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System) trên Cryptography Mailing List metzdows.com. Bài viết giải thích lí do bitcoin ra đời và thiết kế một công cụ đi kèm bitcoin: chuỗi blockchain. White Paper cũng giải quyết một vấn đề đã luôn ám ảnh tiền số hóa: double spending. Giải thích ngắn gọn của Satoshi cuối cùng trở thành một tài liệu định nghĩa của thời đại chúng ta.

Vì thế, mọi thứ càng trở nên li kì hơn khi mà không ai biết đích thị Satoshi là ai, hay liệu ông là một người, hay là một nhóm các lập trình viên. Có một điều chắc chắn, ông code là vì đam mê công nghệ, không phải vì thèm khát danh vọng hay tương tự. Vì các code dưới dạng mã nguồn mở, không có bằng sáng chế và ai cũng có thể truy cập, không thể xem mục đích của Satoshi là kiếm tiền. Nhưng để đến được kết luận đó, ta cần tìm hiểu kĩ những bằng chứng và thông tin nền xoay quanh đồng Bitcoin.

Let There Be Blocks…

Satoshi bắt đầu viết mã Bitcoin vào năm 2007. Khi ông xuất bản White Paper năm 2008, White Paper cũng được đăng tải trên trang web mà ông tạo ra với tên là bitcoin.org – hai trang web đều hoạt động cho đến ngày nay.

Cryptography mailing list có rất nhiều các chuyên gia lĩnh vực toán, thống kê và cả mật mã hóa, những người này ngay lập tức tranh cãi với nhau về khả năng tồn tại của Bitcoin. Họ cho rằng Bitcoin sẽ không vươn tới được quy mô lớn, nó cần quá nhiều tài nguyên để hoạt động tốt. Hơn nữa, các nút mạng xấu (bad nodes) có thể kiểm soát năng lượng CPU trên mạng lưới, do đó có thể sản sinh ra một chuỗi dài hơn các nút mạng “trung thực” (honest nodes); điều này làm tăng nguy cơ blockchain bị kiểm soát bởi hacker. Nhưng Satoshi đã đáp lại họ bằng sự kiên nhẫn và chừng mực, dần dần thuyết phục được họ rằng, Bitcoin rất có thể sẽ làm nên điều gì đó.

Nhiều bước phát triển nối tiếp nhau, với những điểm sáng như sau:

  • Ngày 9 tháng 1 năm 2009, phần mềm bitcoin ver 1.0 được ra mắt trên Sourceforge.
  • Ngày 12 tháng 1 năm 2009, giao dịch bitcoin đầu tiên được thực hiện.
  • Ngày 3 tháng 1 năm 2009, block đầu tiên có tên Genesis Block được đào.
  • Ngày 5 tháng 10 năm 2009, tỉ lệ trao đổi được đặt ra: 1 đô la mỹ = 1,309.03 BTC
  • Ngày 12 tháng 10 năm 2009, kênh #bitcoin-dev được đăng kí và trở thành cộng đồng phát triển mã nguồn mở.
  • Ngày 16 tháng 12 năm 2009, phần mềm bitcoin ver.2 được công bố.
  • Ngày 6 tháng 3 năm 2010, dwdollar đặt ra hối đoái cho bitcoin.
  • Ngày 22 tháng 5 năm 2010, giao dịch thế giới thật đầu tiên được thực hiện: một chiếc pizza được bán với giá 10,000 bitcoins.
  • Ngày 7 tháng 7 năm 2010, phiên bản 3 phần mềm Bitcoin ra mắt.
  • Ngày 16 tháng 10 năm 2010, giao dịch có giao kèo đầu tiên được thực hiện

Khoảng giữa năm 2010, Satoshi sang chuyển bitcoin.org cho Gavin Andresen. Andresen giải thích “Tôi bắt đầu gửi code cho Satoshi để cải thiện hệ thống lõi. Dần dần, ông ấy bắt đầu tin tưởng đánh giá của tôi và khả năng code của tôi. Và cuối cùng thì, ông ấy đẩy hết cho tôi, ông ấy hỏi tôi có cho phép ông để địa chỉ email của mình lên trang chủ của trang bitcoin không. Tôi đồng ý nhưng không hề biết rằng khi Satoshi sẽ đặt email của tôi lên đó, nhưng theo một cách khác. Sau đó, mọi người bắt đầu email tôi để hỏi những điều họ muốn biết về bitcoin. Satoshi dần dần rút khỏi dự án, bỏ vị trí leader và để lại mọi thứ cho tôi.”

Vào năm 2010, Satoshi bắt đầu im hơi lặng tiếng.

Những bằng chứng chứng minh động cơ chính trị của Satoshi

Những cuộc tranh cãi quy mô nổ ra xoay quanh động cơ của Satoshi khi tạo ra đồng bitcoin, và nhiều người gắn động cơ của họ đồng nhất với của Satoshi. Công bằng mà nói, người tạo ra nó chỉ đưa ra những chỉ dẫn và gợi ý động lực chính trị, bản thân nó không phải là một tuyên bố rõ ràng. Và theo như những gợi ý đó, ta có thể đoán rằng Satoshi rất có thể là một người theo chủ nghĩa tự do hoặc người chống chính phủ, hoặc là cả hai.

Bằng chứng thể hiện sự phê bình chính trị của Satoshi nằm ở khối Genesis block. Nó chứa một thông điệp: “ Tờ the Times 03/01/2009, Bộ trưởng tài chính đang trên bờ vực bảo lãnh lần hai vì các ngân hàng.” Ngày 3 tháng 1 năm 2009 là ngày sinh nhật của blockchain. Thông điệp trên là dòng tít trên trang đầu của tờ The Times, một tờ báo Anh. Nhưng tại sao Satoshi lại chọn câu chữ đó?

Vài người nghĩ rằng, những từ này được lấy một cách ngẫu nhiên từ bài báo ngày 3 tháng 1 năm 2009 trên tờ The Times chỉ với mục đích là để xác thực thời gian. Họ còn cho rằng, tin nhắn đó còn có thể là “mười công nhân bị bắt giữ ở Soho” – một sự kiện xảy ra cùng thời điểm với sự kiện trên. Nhiều cuộc tranh luận đã thách thức để tìm kiếm sự thật. Satoshi là một nhà lập trình cẩn thận có quy tắc, người đã đưa ta đến trọng tâm của vấn đề, không phù phiếm đồng bóng hay dài dòng. Ông đã cho ra đời một tuyệt phẩm trong lĩnh vực viết mã và không có lí nào ông sẽ chọn bừa một thông điệp và gán nó lên Genesis block.

Có thể có một viễn cảnh khác lắm chứ. Hãy tưởng tượng Satoshi đang ngồi với chiếc máy của mình, chuẩn bị tung ra block đầu tiên giống như hạt mầm thả vào gió. Ông biết quyền năng của nó. Ông muốn mọi người biết mục đích của nó, lí do ông tạo ra nó. Ông vừa đọc báo sáng nay, với hết tin này đến tin khắc về tình trạng xuống cấp mục nát của thế giới tài chính; với những người ở tầng lớp trên chỉ biết hành động vì mục đích của mình. Aha, đó chính là mảnh vụn hoàn hảo mà hai tổ chức cần chịu trách nhiệm, vì đã hãm hiếp tài chính của người bình thường: chính phủ và hệ thống ngân hàng. 8 chữ này có thể mô tả chính xác sự mục nát đó. Sau đó, Satoshi gõ thật cẩn thận “Bộ trưởng bộ tài chính trên bờ vực bảo lãnh vì các ngân hàng”, ẩn thông điệp này đi và truyền tải nó đi khắp thế giới. Mục đích của nó là: Chống lại Bộ trưởng, chống lại ngân hàng. Tiền số hóa và hệ thống thanh toán đi kèm với thông điệp chính là liều thuốc chống lại sự mục nát của chính phủ và hệ thống ngân hàng. Ngay từ những dòng đầu tiên, Bitcoin đã thể hiện được mục đích ra đời của nó: trao quyền đến từng cá nhân.

Lí do đích thực giải thích tại sao các cuộc tranh luận về mục đích chính trị của Satoshi vẫn tiếp diễn là vì trong White Paper của mình, Satoshi không thể hiện mình theo phe chính trị nào. Thậm chí nó còn cho rằng một hệ thống các cơ quan tài chính chứa các bên thứ ba được ủy thác “hoạt động tốt trong hầu hết các vụ giao dịch”. Bài viết chỉ thể hiện sự chống đối hệ thông ngân hàng hiện tại; ví dụ như, các vụ giao dịch có thể hoàn lại và các vụ lừa đảo đã khiến chi phí tăng cao. Tóm lại, White Paper không hề giống một tuyên bố về chính trị. Và tốt nhất là không nên như vậy.

Nó chỉ là bài viết về kĩ thuật. Bài viết giải thích về một ý tưởng hay một thử nghiệm và kết quả hay kết luận để giới thiệu với những chuyên gia trong ngành. Mục đích của nó là để giải thích một định nghĩa, giải quyết một vấn đề và giới thiệu một khám phá mới. Niềm tin hay quan điểm chính trị đều không phù hợp với White Paper; hơn nữa, nếu bị thêm vào, bài viết sẽ bị xem là “xám” – và rất có khả năng bị xóa. Thay vì cho thấy ý kiến của tác giá, mục đích của bài viết là gợi lên phản ứng từ những người khác.

White paper được đăng tải lên một nơi chỉ gồm các chuyên gia toán học, thông kê và mật mã khóa, những người chỉ quan tâm đến các thông tin kĩ thuật chứ không phải là chính trị. Hơn nữa, các thành viên đó đều có quan điểm chính trị đa dạng, khác nhau, và có thể là đối lập nhau nữa, và khi đó thì không phải thời điểm và không gian thích hợp để bàn chuyện chính trị.

Tuy nhiên, White Paper cũng có một lần gián tiếp nhắc đến chính trị. Chú thích cuối trang [1] đồng ý với hợp đồng b-money năm 1998, thảo bởi cypherpunk tên Wei Dai – người Satoshi từng trao đổi email cùng. Hợp đồng b-money mở đầu như sau “Tôi bị thu hút bởi chủ nghĩa chống chính phủ trong lĩnh vực mật mã. Khác với những nhóm truyền thống  theo chủ nghĩa vô chính phủ khác, chủ nghĩa vô chính phủ lĩnh vực mật mã khiến chính phủ hoàn toàn bị vô hiệu hóa và thừa thãi. Đó là nơi không có bạo lực, vì không thể xảy ra bạo lực. Không xảy ra bạo lực, vì những người tham gia vào mạng lưới không thể bị truy ra. Không ai biết danh tính thật hay các đặc điểm hình thể của họ.”

Để đánh giá sâu hơn động cơ chính trị của Satoshi, hãy lắng nghe quan điểm của ông tại những nơi yêu cầu thể hiện quan điểm chính trị và cân nhắc lựa chọn hay thiên hướng chính trị của ông. Những nơi đó có thể là Bitcoin, các bài viết của Satoshi trên diễn đàn, và các mối quan hệ xã hội của ông.

Đặc điểm của Bitcoin trực tiếp thể hiện những quan điểm của một người theo chủ nghĩa tự do và người chống chính phủ:

  • Phi tập trung. “Một phiên bản tiền mặt điện tử hoàn toàn ngang hàng cho phép các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa hai bên mà không cần thông qua các cơ quan tài chính của chính phủ.” Bitcoin hoạt động không cần một người dẫn đầu, và không đặt vị trí người này cao hơn người kia.
  • Tính riêng tư. “Như thêm một bức tường lửa nữa, mỗi giao dịch sẽ sử dụng hai mã khóa mới để tránh việc ai đó sử dụng chúng để truy về chủ nhân mã.” Bitcoin là ần danh kiểu kí danh (pseudonymous). Tuy không cung cấp sự ẩn danh tuyệt đối, nhưng tính ẩn danh của bitcoin vẫn hiệu quả hơn các hình thức thanh toán online khác – những kiểu thanh toán này vẫn dựa dẫm vào bên thứ ba.
  • Chủ nghĩa tư bản. White Paper đã nhấn mạnh điểm mạnh Bitcoin đem tới cho việc giao thương và các thương gia: nó là hệ thống thanh toán hoàn toàn miễn phí. Giao dịch ngang hàng bản thân nó là một cách diễn đạt khác của thị trường tự do, không có gián đoạn.
  • Chống chính phủ. Dù chính phủ không được nhắc tới trong White Paper, Bitcoin chiếm lại một chức năng quan trọng mà lâu nay chính phủ đảm đương, nhưng thi hành theo một cách mục nát đến tồi tệ. Việc Satoshi không nhắc đến chính phủ khi đang thảo luận một lĩnh vực được xem là thẩm quyền của chính phủ có lẽ là một gợi ý.
  • Chống lại ngân hàng. Mục đích của bitcoin là “thanh toán online… mà không cần thông qua một cơ quan tài chính nào.” Các ngân hàng không cần thiết nữa.
  • Chống lạm phát. “Một khi chỉ có một số lượng bitcoin nhất định được đưa vào vòng lưu thông, lạm phát sẽ không xảy ra.”

Tất cả những điều trên đều là quan điểm của kẻ vô chính phủ trong lĩnh vực kinh tế.

Nhìn chung mọi người đều công nhận như vậy. Một bài báo trên CoinJournal với tiêu đề “Op-ed: Satoshi Nakamoto rõ ràng là một người chống chính phủ”, sau đó đề cập đến bài thuyết trình năm 2014 của Daniel Krawisz ở Viện nghiên cứu Satoshi Nakamoto. Krawisz cho rằng, “Người nào phát triển bitcoin mà lại không phải là một người chống chính phủ (anarchist) thì là người vô chính phủ lĩnh vực mật mã hóa (crypto-anarchist). Vì bản thân bitcoin tự nó đã mang tính chất vô chính phủ”

Các bài viết trên diễn đàn của Satoshi là những bằng chứng sâu xa hơn về chính trị trong mắt Satoshi. Những lời nhận xét mang tính chất chống ngân hàng và phê bình chính phủ, trong khi thừa nhận rằng bitcoin sẽ trở nên cực thu hút với những người theo chủ nghĩa tự do.

  • Chống lại hệ thống ngân hàng. “Ngân hàng được tin tưởng và giữ tiền của chúng ta, sau đó chuyển giao tiền theo hình thức điện tử, nhưng họ lại cho vay mượn cùng với những bong bóng tài chính và hiếm khi dự trữ lại.”
  • Chống chính phủ: “Đúng vậy, [chúng ta sẽ không tìm một giải pháp cho các vấn đề chính trị với mật mã hóa], nhưng chúng ta có thể thắng trong cuộc chạy đua vũ trang này và giành lấy một vùng đất mới của tự do cho nhiều năm tới. Chính phủ rất giỏi chặt chém các mạng lưới điều khiển tập trung như Napster, nhưng mạng lưới P2P đơn thuần như Gnutella và Tor sẽ giữ được quyền điều khiển của họ.”
  • Người theo chủ nghĩa tự do năng động. “Bitcoin sẽ rất hấp dẫn với những theo chủ nghĩa tự do nếu chúng ta có thể lí giải nó một cách rõ ràng. Tiếc là tôi giỏi code hơn là ngôn từ.”

Và cuối cùng, những mối liên hệ của Satoshi cũng ám chỉ quan điểm phê bình chính trị của ông. Đầu tiên và quan trọng nhất là Hal Finney. Là nhà phát triển của Tập đoàn PGP, Finney là người đầu tiên nhân được giao dịch bitcoin khi Satoshi gửi ông một khoản thanh toán vào ngày 12, tháng 1, năm 2009. Rõ ràng là Finney hợp tác rất chặt chẽ với Satoshi. Vào đầu thập kỉ 90s, Finney đóng góp thường xuyên vào thế giới của các cypherpunk. Ông cho rằng “Trong xã hội ngày nay, nơi quyền lực được phân chia không đồng đều và dàn trải, những ý tưởng như vậy được xem là mối đe dọa tới các tổ chức lớn. Cân bằng quyền lực nghĩa là họ sẽ mất đi quyền lực. Nên không cơ quan nào sẽ chào đón và tôn vinh ý tưởng của Chaum, mà sẽ nhổ cỏ tận gốc. Vì thế, mỗi cá nhân trước tiên cần biết quyền của họ, sau đó đòi hỏi những quyền đó.”

Đỉnh điểm là, Satoshi đăng tải một liên kết lên White Paper của ông trên website dân chơi mã (*cypherpunk) của Tổ chức P2P, có lẽ vì ông là một thành viên trong danh sách.  Khi tờ Newsweek chỉ ra Dorian S.Nakamoto là người sáng lập bitcoin, Satoshi thật đã đăng tải 5 chữ trên trang của P2P; “Tôi không phải là Dorian Nakamoto.”. P2P xác nhận là các bài viết về White Paper cũng được đăng từ địa chỉ email tương tự, nhưng hầu hết mọi người đều tin là tài khoản này bị hack.

Trong quyển sách có tên Vàng kĩ thuật số: Bitcoin và câu chuyện phía sau những người không kịp thích nghi và tỉ phú đang tái đầu tư tiền tệ, Nathaniel đã mô tả lại hành trình từ Martii Malmi tới Bitcoin. Ông viết:

Một sinh viên của trường Đại học công nghệ Helsinki, Martii cực kì hứng thú với Bitcoin trên anti-state.org – một diễn đàn chuyên thảo luận, hướng tới một xã hội vô chính phủ, điều khiển chỉ bởi thị trường. Với tên hiển thị là Trickster, Martti đã mô tả ngắn gọn về ý tưởng của Bitcoin và hỏi mọi người suy nghĩ thế nào về điều này.

Khi cậu sinh viên này liên lạc được với Satoshi, anh đã kèm link với bài viết “Ông nghĩ thế nào?” – anh hỏi Satoshi. “Tôi thực sự rất hào hứng với ý tưởng về một thứ rất thực tế và hữu dụng, thứ đó sẽ đưa chúng ta gần hơn đến sự tự do của đời mình. :-)”

Satoshi trả lời, “Bạn hiểu đúng về Bitcoin rồi đấy.”

Satoshi cũng hiểu rõ hệ thống của ông sẽ đem tới một cuộc cách mạng. Minh chứng là lời phản hồi của ông với Wikileaks khi trang này cho phép từ thiện bằng bitcoin để vượt qua vòng vây của các ngân hàng. Sự kiện này đã nâng tầm nổi tiếng của bitcoin lên level mới. Satoshi đăng tải “Thu hút sự chú ý kiểu này trong một hoàn cảnh khác có lẽ sẽ tốt hơn. Wikileaks đã đá phải tổ ong rồi, và sớm thôi bầy ong sẽ đuổi theo chúng ta.” Ông yêu cầu Wikileaks không làm bitcoin quá nổi bật, vì khi đó, dự án còn quá non trẻ và dễ dàng bị chính phủ tiêu diệt. Thực ra, quyết định ẩn danh của Satoshi càng chứng minh được tầm nhìn của ông về khả năng của bitcoin và những nguy cơ bitcoin sẽ gặp phải; nguy cơ đó là chính phủ – tác nhân đứng sau sự thất bại của những đồng tiền kĩ thuật số trước đó và gắn mác họ là những kẻ rửa tiền.

Những lập luận trên không hoàn toàn chứng minh được liệu Satoshi có phải vừa là người chống chính phủ, vừa là người theo chủ nghĩa tự do hay không. Nhưng những lập luận trên đã đến rất gần với sự thật. Rõ ràng, gọi Satoshi là người theo chủ nghĩa tự do sẽ hợp lí hơn rất nhiều so với việc phủ nhận điều đó.

Tiếp theo, hãy để cho White Paper tự bản thân nó lên tiếng. 

Bài 7: [Series] Cuộc cách mạng Satoshi – Những câu chuyện cảnh tỉnh từ tiền kĩ thuật số

Bài 9: [SERIES] Cuộc Cách mạng Satoshi – White Paper của Satoshi làm gián đoạn chuỗi Kinh tế

Dịch giả: Hà Anh

Tác giả: Wendy McElroy

Theo Tapchibitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Giá XRP tăng 10% khi cá voi tích lũy 826 triệu USD: Điều gì...

XRP đã bắt đầu năm mới với một nốt nhạc mạnh mẽ, khi giá tăng 10% trong 24 giờ qua. Đợt tăng trưởng này...

Memecoin vượt mặt thị trường truyền thống với mức tăng trưởng 500% vào năm...

DWF Labs, một công ty đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực tiền điện tử, đã công bố một báo cáo cho thấy memecoin...

Bitcoin lên ngôi: Tương lai của tiền điện tử năm 2025 sẽ ra sao?

Bitcoin luôn được coi là "vàng kỹ thuật số" và là động lực chính của toàn bộ thị trường tiền mã hóa. Với sự...
token tiền điện tử

7 tỷ đô la tiền điện tử được mở khóa vào tháng 1 trong...

Theo dữ liệu từ Tokenomist (trước đây là Token Unlock), ngành công nghiệp crypto mở màn năm 2025 với khoảng 7 tỷ đô la...
usdt

Vốn hóa USDT giảm mạnh nhất kể từ khi FTX sụp đổ – Thị...

Tether (USDT), stablecoin hàng đầu thế giới được chốt theo đô la Mỹ, ghi nhận mức giảm giá trị thị trường hàng tuần mạnh...
token

Cá voi kiếm được 11,5 triệu đô la từ vị thế token AI trong...

Một cá voi đã kiếm được hơn 11,5 triệu đô la lợi nhuận chưa thực hiện từ khoản đầu tư tiền điện tử gần...

Phân tích giá Solana: Cơ hội cuối để tích lũy SOL trước khi SOL...

Khi mà tin tức về SOL ETF chuẩn bị ra mắt chính thức đang ngày càng lan truyền, Solana đang lọt vào tầm ngắm...

Uniswap hé lộ v4 sẽ ‘sớm ra mắt’ sau khi không đạt được mục...

Sàn giao dịch phi tập trung Uniswap vừa tiết lộ rằng phiên bản mới nhất của họ, Uniswap v4, sẽ "sớm ra mắt" sau...
Bitcoin sẽ biến động từ 80.000 đến 150.000 đô la vào năm 2025

Bitcoin sẽ biến động từ 80.000 đến 150.000 đô la vào năm 2025: James...

James Butterfill, Trưởng bộ phận nghiên cứu tại CoinShares, vừa chia sẻ dự báo về xu hướng giá Bitcoin trong năm 2025. Ông đặt...

[QC] Bybit mở cuộc thi thiết kế sáng tạo dành cho sinh viên toàn...

Bybit, sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ hai thế giới theo khối lượng giao dịch, hôm nay chính thức công bố cuộc...
ada-bung-no

Cardano (ADA) có thể bùng nổ với khối lượng 1,22 tỷ USD, chạm đỉnh...

Giá Cardano đã chứng kiến một đợt tăng đáng chú ý trong 24 giờ qua, tăng gần 10% nhờ sự gia tăng đột biến...

Tin vắn Crypto 02/01: Bitcoin có thể tiếp tục giảm về vùng $80.000 cùng...

Từ nhận định Bitcoin có thể sẽ tiếp tục giảm về vùng $80.000 đến Bitget đã tiến hành đốt 40% tổng nguồn cung BGB,...
Google ra mắt AI Agent Mariner trên nền tảng Gemini 2.0

Google tham gia cuộc đua AI Agent với Mariner

Vào thứ Tư, Google đã công bố Mariner, một AI agent thử nghiệm với khả năng tự động hóa việc sử dụng các trang...

Pump.fun chuyển thêm 120.000 SOL đến Kraken trong bối cảnh doanh thu tăng vọt...

Nền tảng triển khai memecoin trên Solana Pump.fun đã có một khởi đầu ấn tượng vào năm 2025, khi tạo ra doanh thu hơn...

Wall Street Pepe huy động vượt 38 triệu USD, trở thành presale gọi vốn...

Tổng vốn hóa thị trường meme coin đã giảm 2,23% trong vòng 24 giờ qua, xuống chỉ còn 96,5 tỷ USD, con số kém...
token-rwa

5 token RWA đáng chú ý trong tháng 1 năm 2025

Token hóa tài sản thế giới thực (RWA) đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong tháng 12, mặc dù thị trường chung...