Travel Rule mới của FATF đã làm dấy lên những lo ngại cũ về tính dễ bị tổn hại của các tài sản kỹ thuật số được các mạng lưới blockchain mở, phi tập trung hỗ trợ.
Bài viết này tìm hiểu khái niệm về fungibility (khả năng thay thế), mối liên hệ với sound money (tiền dự trữ an toàn) và những tác động đối với tương lai của tài sản kỹ thuật số hàng đầu thế giới.
Định nghĩa Fungibility
Các nhà kinh tế không có cùng một định nghĩa cho từ fungibility. Cũng giống như các trường phái tư tưởng kinh tế khác nhau có quan điểm khác biệt về tiền tệ. Sự phân ly thể hiện rõ nhất trong cuộc tranh luận giữa tính lành mạnh của vàng và tiền fiat.
Mặc dù không phải các nhà kinh tế lúc nào cũng đồng ý về những định nghĩa về tiền tệ, nhưng họ đồng ý về bảy đặc điểm mà một loại tiền tệ phải có để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi giá trị. Để một hàng hóa hoặc tiền tệ hoạt động như một phương tiện trao đổi và được coi là sound money, thì nó phải bền, chia nhỏ được, mang đi được, thống nhất, dễ chấp nhận, nguồn cung hạn chế và cuối cùng, fungibility.
Phần lớn các đặc điểm này đều khá đơn giản và dễ hiểu. Độ bền liên quan đến một loại tiền có chất liệu có thể chịu được việc sử dụng liên tục của một đám đông. Tiền cũng gọn nhẹ và có thể mang đi dễ dàng. Để tiền có ích như một phương tiện trao đổi, nó phải có các giá trị nhỏ hơn, nói cách khác, nó phải chia nhỏ được.
Hai đặc điểm cuối cùng mang tính phân cực hơn. Để một hàng hóa hoặc tiền tệ đủ điều kiện là sound money, nó phải có nguồn cung giới hạn. Đây là đặc tính bắt buộc để tiền giữ giá trị của nó. Một số thứ được sử dụng như tiền, chẳng hạn như vàng, nghiễm nhiên có tính chất này. Những mặt hàng khác, như tiền fiat, tạo ra sự khan hiếm này thông qua hệ thống ngân hàng.
Fungibility là đặc tính của sản phẩm hoặc hàng hóa mà các đơn vị riêng lẻ có thể hoán đổi cho nhau và mỗi bộ phận của nó không thể phân biệt được với một bộ phận khác. Tiền fiat sở hữu tính năng này. Tờ 10 đô la trong túi của bạn được chấp nhận ở mọi nơi không cần biết lịch sử của nó là gì. Dù nó từng thuộc về một tên tội phạm cũng không quan trọng. Khi tờ giấy bạc này đến tay bạn, nó không có giao dịch lịch sử, và bạn cũng không cần biết lịch sử giao dịch của nó có rõ ràng hay không.
Vấn đề fungibility của tiền điện tử
Bitcoin, cũng như hầu hết các loại tiền điện tử khác, được hỗ trợ bởi một blockchain mở và phi tập trung. Ví dụ, mạng lưới Bitcoin được thiết kế để chạy tất cả các giao dịch trên blockchain của nó cho bất kỳ ai tham gia trong hệ sinh thái.
Để bảo vệ quyền riêng tư, Bitcoin sử dụng các địa chỉ số. Về mặt lý thuyết, việc xác định danh tính của những người đứng sau các giao dịch trong thế giới thực sẽ tương đối khó khăn. Satoshi Nakamoto tin rằng như vậy là đủ để bảo vệ sự riêng tư và fungibility của Bitcoin.
Ông giải thích trong whitepaper của Bitcoin rằng: “Mô hình ngân hàng truyền thống đạt được mức độ riêng tư bằng cách giới hạn quyền truy cập thông tin đối với các bên liên quan và bên thứ ba đáng tin cậy. Việc thông báo công khai tất cả các giao dịch loại trừ phương thức này là cần thiết, nhưng quyền riêng tư vẫn có thể được duy trì bằng cách giữ các public key (khóa công khai) ở chế độ ẩn danh”.
Thật không may, ngày nay Bitcoin không còn khả năng thay thế nữa. Ngày càng có nhiều công cụ phân tích blockchain tiên tiến và các công ty phân tích chuỗi xuất hiện, nghĩa là giờ đây một cá nhân có thể theo dõi lịch sử giao dịch của Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, biết được ai là người đã sử dụng chúng.
Fungibility của mạng lưới Bitcoin bắt đầu bị nghi ngờ từ đầu năm 2015 khi một công ty blockchain bắt đầu cung cấp Bitcoin hoàn toàn mới cho khách hàng của mình với giá cao. Loại Bitcoin đó được gọi là virgin Bitcoin (Bitcoin thuần khiết), các đồng Bitcoin này được mua trực tiếp từ người đào coin với giá cao bằng giá thị trường ở thời điểm đó, sau đó bán lại với một mức giá cao hơn. Bằng cách mua bitcoin mới vừa được khai thác, một nhà đầu tư có thể yên tâm rằng Bitcoin của mình không có lịch sử đen tối như được trao đổi qua các darksite, hoặc trong trường hợp ransomware (Phần mềm tống tiền), chẳng hạn.
Đầu năm 2019, Charlie Lee, người tạo ra Litecoin đã thừa nhận rằng do những tiến bộ của công nghệ, fungibility đã bị thiếu trong cả digital gold (vàng kỹ thuật số) và digital silver (bạc kỹ thuật số). Ông đã tweet:
“Fungibility là đặc tính duy nhất của sound money mà Bitcoin & Litecoin còn thiếu. Bây giờ, cuộc tranh luận đang mở rộng, chủ đề tranh cãi tiếp theo sẽ là về fungibility và quyền riêng tư.”
Lee tiết lộ rằng Litecoin Foundation đã tập trung vào việc giới thiệu Confidential Transactions (các giao dịch bí mật) của tiền tệ kỹ thuật số. Vào thời điểm đó, thông báo này đã truyền cảm hứng cho nhiều người trong cộng đồng tài sản kỹ thuật số vì Litecoin thường được coi là nơi thử nghiệm Bitcoin.
Thông báo được đưa ra vào tháng 1 năm nay. Thật không may, sự phát triển trên bản cập nhật Litecoin đã bị đình trệ, khi một cuộc trò chuyện nội bộ bị rò rỉ thông tin. Ngoài ra, theo G20, FATF đã ban hành một hướng dẫn mới, thường được gọi là Travel Rule, yêu cầu các sàn tiết lộ đầy đủ chi tiết về tất cả các giao dịch mà họ thực hiện. Trong khi đó, virgin bitcoin không có lịch sử giao dịch, được coi là miễn trừ khỏi quy tắc này và vì vậy, nó lại được quy định theo cách khác.
Nhìn về tương lai
Mặc dù Lee đã hứa sẽ tập trung vào việc đưa các giao dịch bí mật vào mạng lưới Litecoin, nhưng tính năng này sẽ không được triển khai trên mạng Bitcoin sớm. Tuy nhiên, có những cập nhật phần mềm khác có thể giúp Bitcoin giải quyết vấn đề về fungibility của nó.
Phần mềm đầu tiên trong số này là Dandelion. Dandelion là một giao thức bảo mật giao dịch hoạt động bằng cách tận dụng các con đường ngẫu nhiên trong quá trình khuếch tán sau một giao dịch. Khuếch tán là quá trình mạng chuyển tiếp các chi tiết giao dịch đến tất cả các node của nó. Việc sử dụng các con đường ngẫu nhiên sẽ làm cho việc xác định nguồn gốc thực sự của các quỹ trở nên khó khăn hơn.
Chúng ta có thể được thấy Dandelion hoạt động trên mạng lưới Bitcoin sớm (thông qua một soft fork) trong khoảng tầm 12-18 tháng tới.
Một giao thức bảo mật khác được gọi là MimbleWimble (MW), đã chứng minh được khả năng mạnh mẽ của nó sau khi hoàn thành trade hai altcoin tập trung vào quyền riêng tư. Mặc dù có thành tích tốt, nhưng MW lại yêu cầu một hard fork được triển khai trên mạng lưới Bitcoin và gặp khó khăn trong việc đạt được sự đồng thuận trong mạng lưới, điều này có thể sẽ trở thành một thách thức lớn.
Cuối cùng, chữ ký Schnorr là một giải pháp mở rộng vì chúng liên quan đến sự sụp đổ của dữ liệu giao dịch, điều đó cũng có nghĩa là mỗi khối sẽ có thể lưu trữ nhiều giao dịch hơn. Nó cũng hỗ trợ kiến trúc cho các bản cập nhật phần mềm. Hơn nữa, nó có thể tạo ra mức độ riêng tư cao hơn trên mạng Bitcoin. Một ví dụ là CoinJoin, nơi tập hợp các giao dịch khác nhau để bảo vệ quyền riêng tư của tất cả các bên liên quan.
Mặc dù fungibility có vẻ vẫn còn tương đối xa vời với Bitcoin, nhưng việc tìm ra giải pháp cho thách thức này có thể là mảnh ghép cuối cùng để câu đố Bitcoin trở thành sound money mà các nhà kinh tế hằng mong đợi.
- Fungibility trong Bitcoin là gì?
- Top 6 loại Privacy Coin có thể tránh khỏi sự “dòm ngó” của chính phủ