Đồng stablecoin A7A5, được bảo chứng bằng đồng ruble và ra mắt tại Kyrgyzstan nhằm hỗ trợ Nga thực hiện các giao dịch xuyên biên giới, đã ghi nhận khối lượng giao dịch lên tới 9,3 tỷ USD chỉ trong vòng bốn tháng – một con số gây sửng sốt.
Tuy nhiên, vốn hóa thị trường của A7A5 hiện chỉ ở mức 156 triệu USD. Điều này đồng nghĩa với việc để đạt được khối lượng giao dịch lớn như vậy trong thời gian ngắn, một số tài khoản nhất định đã phải liên tục chuyển đổi token qua lại với nhau, còn gọi là “wash trading”.
A7A5 – thành công “vượt sức” của Kyrgyzstan?
Trong những tháng gần đây, Kyrgyzstan nỗ lực phát triển ngành công nghiệp crypto nội địa. Tháng 4 vừa qua, quốc gia này bắt tay với nhà đồng sáng lập Binance – Changpeng Zhao (CZ) để phát triển hệ sinh thái blockchain, sau đó không lâu đã cho ra mắt đồng stablecoin A7A5.
Theo truyền thông Nga, A7A5 đã tạo nên “cơn sốt”, xử lý 9,3 tỷ USD giao dịch trong 4 tháng – một con số gần bằng một nửa GDP danh nghĩa của cả quốc gia (17,5 tỷ USD). Với một nền kinh tế yếu và gần như không có ngành công nghiệp tiền số, rõ ràng Kyrgyzstan không thể tự mình tạo ra khối lượng giao dịch khổng lồ như vậy.
Nga đứng sau A7A5?
Thực tế, A7A5 là stablecoin gắn với đồng ruble – một yếu tố cho thấy khả năng Nga có liên quan sâu sắc. Một quan chức thuộc Bộ Tài chính Nga từng đánh giá A7A5 là công cụ tiềm năng để thách thức sự thống trị của đồng USD.
Eliza Thomas, chuyên gia điều tra cấp cao tại Trung tâm Phục hồi Thông tin (CIR) tại London, cho biết: “Giới chức và doanh nhân Nga đã từ lâu bàn đến khả năng dùng tiền số để lách các lệnh trừng phạt, trong đó có ý tưởng tạo ra stablecoin riêng.”
Tuy nhiên, cần có bằng chứng cụ thể để khẳng định cáo buộc này.
The Russian ruble has entered the stablecoin game.
A7A5, the first ruble-pegged stablecoin, moved $9.3B in just 4 months, @FT reports:
– Launched in Kyrgyzstan, outside Western reach
– Backed by ruble deposits in Promsvyazbank (sanctioned)
– Runs on Tron & Ethereum
– Used as a… pic.twitter.com/x73dv3vboN— Ignas | DeFi (@DefiIgnas) June 25, 2025
Sau khi sàn giao dịch tiền số lớn tại Nga là Garantex bị Mỹ và EU đóng cửa vào tháng 3, một nhóm nhân sự cũ đã lập nên sàn mới có tên Grinex và chuyển phần lớn tài sản của Garantex sang đó. Dữ liệu blockchain cho thấy Grinex đã tiến hành các giao dịch A7A5 quy mô lớn – củng cố nghi ngờ rằng đây là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái của đồng stablecoin này.
Dù Garantex đã bị đóng cửa, sàn này vẫn tiếp tục sử dụng A7A5 trong suốt hai tháng sau đó. Theo Financial Times, phần lớn giao dịch liên quan đến A7A5 đều đến từ nền tảng này, với 12 tỷ token đang lưu hành tương đương mức vốn hóa 156 triệu USD. Như vậy, để tạo ra 9,3 tỷ USD khối lượng giao dịch, các token này đã phải được luân chuyển qua lại rất nhiều lần giữa các địa chỉ ví.
Một điểm đáng ngờ khác: Kyrgyzstan có thể không hề nắm giữ quỹ dự trữ đảm bảo cho A7A5. Một số báo cáo cho rằng đồng ruble dùng để bảo chứng cho stablecoin này thực chất được lưu giữ tại Promsvyazbank – ngân hàng quốc doanh Nga có quan hệ chặt chẽ với ngành công nghiệp quốc phòng.
Kết luận
Dù còn nhiều điểm chưa được xác thực, nhưng các bằng chứng đang ngày càng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa Nga và Kyrgyzstan trong việc triển khai A7A5 – có thể là một nỗ lực nhằm né tránh lệnh trừng phạt của phương Tây bằng công nghệ tiền số. Với bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay, A7A5 có thể là mô hình đầu tiên trong một xu hướng mới mà các quốc gia bị trừng phạt hướng tới.
- Những lý do hàng đầu khiến thị trường Stablecoin có thể chứng kiến sự tăng trưởng gấp 10 lần
- Đạo luật GENIUS có thể biến stablecoin thành ‘một phần của cơ sở hạ tầng tài chính Hoa Kỳ
- ‘Mùa hè stablecoin’ đang đến? Thách thức và rủi ro cần lưu ý
Thạch Sanh
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.