Delayed Proof of Work (DPoW) là gì?
Bằng chứng công việc bị trì hoãn ( Delayed Proof of Work – DPoW ) là một thuật toán đồng thuận do Supernet thiết kế, là một phần của dự án Komodo. Về cơ bản, đây là một phiên bản chỉnh sửa của thuật toán đồng thuận Bằng chứng công việc (PoW) trong đó nó sử dụng tài nguyên hash (hashpower) của blockchain Bitcoin để tăng cường tính bảo mật cho mạng lưới. Với thuật toán này, nhà phát triển của Komodo có khả năng bảo mật cho không chỉ mạng lưới của họ mà còn có thể áp dụng cho bất cứ chuỗi nào của các bên thứ ba một khi họ tham gia vào hệ sinh thái của Komodo trong tương lai.
DPoW hoạt động như thế nào?
Lấy Komodo – dự án duy nhất áp dụng thuật toán này làm ví dụ. Cơ chế đồng thuận DPoW cho phép blockchain Komodo được xây dựng ngay trên nền cơ chế đồng thuận PoW của Zcash để có thể tận dụng được các tính năng bảo mật của nó. Blockchain này, sau đó sẽ được kết nối với blockchain Bitcoin, mức độ bảo mật từ đó mà được tăng lên theo cấp số nhân.
Cứ mỗi 10 phút, hệ thống Komodo sẽ tạo một bản chụp lại blockchain của chính nó. Bản chụp này sau đó được viết lại lên một block trong blockchain của Bitcoin theo một quy trình được gọi là ‘công chứng’ (notarization). Nói một cách đơn giản, quá trình này sẽ tạo ra một bản sao lưu lại toàn bộ hệ thống Komodo và lưu lại trên blockchain của Bitcoin.
Hiện tại, DPoW chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm đối với Bitcoin. Tuy nhiên, cơ chế này có tiềm năng to lớn trong việc tăng cường tính bảo mật và các tính năng khác của bất cứ blockchain nào đang hoạt động.
PoW và DPoW
Một trong các mục tiêu chính của thuật toán Bằng chứng công việc (PoW) là để duy trì tính bảo mật hệ thống, chống lại các cuộc tấn công mạng kiểu như hình thức tấn công Từ Chối Dịch Vụ Phân Tán (DDos). Nói ngắn gọn, thuật toán PoW là một mảnh dữ liệu có chi phí cực lớn nhưng lại rất dễ để có thể xác thực, và đây chính là điểm mấu chốt của quy trình khai thác (mining). Nhu cầu khai thác trong các blockchain nền tảng PoW là rất cao do thiết kế đặc trưng của nó. Các thợ đào (miner) muốn đào được ra một block mới cần phải giải được một bài toán mật mã phức tạp. Quá trình này chứa đựng một khối lượng công việc tính toán rất lớn, rất hao tốn tài nguyên phần cứng và điện năng. Quá trình khai thác (mining) không chỉ bảo vệ mạng lưới trước các cuộc tấn công từ bên ngoài mà còn có tác dụng xác minh tính hợp lệ của các giao dịch cũng như tạo ra các đơn vị tiền mã hóa mới (phần thường cho các thợ đào khi giải được một khối).
Do đó, chính sự tốn kém trong quá trình khai thác là một trong các lý do giúp cho các blockchain sử dụng PoW trở nên an toàn. Hệ quả dẫn đến sự khác biệt chính giữa DPoW và PoW là DPoW không tạo ra blockchain của nó ngay từ đầu. Thay vào đó, nó thúc đẩy tỷ lệ hash (hashrate) và tính bảo mật của các blockchain khác (Bitcoin trong trường hợp này). Do đó, DPoW chỉ cần đến một lượng tài nguyên và năng lượng rất nhỏ trong thuật toán PoW của Bitcoin mà vẫn có thể tận dụng được khả năng bảo mật của blockchain này.
Ưu điểm của DPoW
Thuật toán đồng thuận DPoW sử dụng các bản sao lưu thường xuyên để đảm bảo hệ thống trong các trường hợp gặp sự cố hoặc bị hack, toàn bộ dữ liệu có thể được phục hồi một cách nhanh chóng. Các hacker nếu muốn phá hủy toàn bộ hệ thống một cách triệt để, cũng sẽ phải phá hủy cả mạng lưới của Bitcoin (các bản chụp được sao lưu trên chính blockchain của Bitcoin). Viễn cảnh như vậy là bất khả thi, do đó, blockchain áp dụng thuật toán đồng thuận DPoW thường có tính bảo mật cao hơn.
Cần lưu ý răng, hiện tại khả năng tiếp cận của DPoW mới chỉ dừng lại gói gọn trong hệ sinh thái của riêng Komodo. Các thử nghiệm sau này trong nhiều trường hợp ở một cấp độ rộng hơn vẫn chưa được xác thực về tính hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống.
Xem thêm: Proof of Stake (PoS) là gì ?
Proof of Work (PoW) là gì? Proof of Stake (PoS) là gì?
Ưu – nhược điểm của các thuật toán: Proof of Work, Proof of Stake và Delegated Proof of Stake
Bitcoin : Proof of work những điều chưa kể – Phần 1
Bitcoin : Proof of work quá trình điều chỉnh độ khó – Phần 2