Trang chủ Blockchain Bất lợi, rủi ro khi sử dụng công nghệ Blockchain

Bất lợi, rủi ro khi sử dụng công nghệ Blockchain

Blockchain được thiết kế đặc biệt vì một mua đích trong đại: ngăn chặn tình trạng giao dịch lặp chi khi sử dụng đồng tiền điện tử mà không cần đến một tổ chức trung tâm. Nhưng một số trường hợp sử dụng gây chú ý dễ bị các giao dịch lặp chi hoặc các vấn đề tương tự tấn công. Đồng thời, nhiều mục tiêu bảo mật quan trọng không được Blockchain cung cấp.

Vì thế, Blockchain vừa không cần thiết vừa không hiệu quả trong nhiều ứng dụng đề xuất của nó, trên thực tế, công nghệ này phức tạp một cách không cần thiết, hoặc chưa hoàn thiện, hoặc cả hai”.

– Steve Wilson, tác giả cuốn “Beyond the Hype Understanding the Weak Links in the Blockchain”.

nganh-cong-nghiep-sang-tao-blockchain1

Công nghệ Blockchain có lẽ đã bị mời chào như một giải pháp toàn năng cho mọi vấn đề trong các lĩnh vực công nghiệp và trên thế giới. Nhiều công ty khởi nghiệp từ công nghệ Blockchain và nhiều đồng tiền ảo được ra đời hứa hẹn giải quyết được mọi việc từ phá bỏ hệ thống ngân hàng tới xóa bỏ đói nghèo trên thế giới. Nhiều nhận định về công nghệ Blockchain gợi nhắc tới mạng Internet vào những ngày đầu tiên. Trong khi mạng Internet đã thực sự thay đổi thế giới, nhiều dự đoán về Blockchain lại quá phóng đại, thời gian diễn ra phi thực tế và nhiều công ty khởi nghiệp đang thành công được dự báo là sẽ phá sản trong tương lai. Trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu một số vấn đề và bất lợi của công nghệ Blockchain.

Thiếu Tính Riêng Tư

Các Blockchain phi tập trung thiếu tính riêng tư, điều này gây khó khăn trong việc đạt được đồng thuận triệt để. Thông tin không chỉ thiếu tính riêng tư mà còn có thể được truy cập dễ dàng vào bất cứ thời điểm nào từ bất cứ người dùng nào trong hệ thống. Việc xác định danh tính một tài khoản trên Blockchain Bitcoin sau khi nhận được khoản thanh toán từ người đó cũng tương đối dễ dàng. Nếu bạn đến một cửa hàng và thực hiện thanh toán, chủ cửa hàng có thể thấy giao dịch đó trên Blockchain. Thông tin trong giao dịch sẽ cho thấy khoản tiền được gửi từ ví nào, họ còn có thể kiểm tra tài khoản đó và biết được bạn sở hữu bao nhiêu tiền cũng như toàn bộ các giao dịch xuất nhập từ tài khoản đó của bạn. Ý nghĩ về một Blockchain phi tập trung cung cấp rõ ràng từng giao dịch đơn lẻ từ đó công khai mạng lưới đã trở thành nỗi lo lắng của nhiều người. Đặc biệt trong trường hợp mua sắm tại những cửa hàng nơi danh tính có thể liên kết trực tiếp tới tài khoản và giao dịch. Điều này cũng gây nên ái ngại rằng nhiều máy tính hoạt động trên mạng lưới Blockchain quy mô lớn tại những quốc gia như Nga và Trung Quốc, nơi tình trạng tội phạm công nghệ cao và thông tin cá nhân có thể bị lợi dụng để gây hại cho những người sinh sống và khách du lịch tới các quốc gia đó.

Có nhiều Blockchain phi tập trung cung cấp mức độ bảo mật giao dịch cao hơn hoặc giới hạn người có thể truy cập để theo dõi thông tin. Tuy nhiên, Bitcoin, Ethereum và nhiều đồng tiền ảo Blockchain quy mô lớn khác không vận hành theo cách đó và hiện tại không có kế hoạch tăng cường tính riêng tư cho giao dịch hay tài khoản.

Những Lo Ngại Về Bảo Mật

Tài sản trong công nghệ Blockchain là tiền mặt, nên tiền mặt trong ví của bạn sẽ mất hẳn nếu bị trộm cắp hay thất lạc. Các hệ thống dựa trên công nghệ Blockchain sử dụng mật mã học và mã hóa cao cấp an toàn hơn các mật khẩu tiêu chuẩn trên mạng Internet hay mã số truy cập. Tuy nhiên, bảo mật hơn đôi khi có thể khiến một hệ thống thiếu tin cậy hơn.

Có vô số trường hợp trong thế giới tiến ảo nơi mà người dùng quên khóa cá nhân viên không thể truy cập khoản tiền của họ. Bạn chỉ cần xem chủ đề trên các diễn đàn trực tuyến nơi người khởi tạo chủ để cảnh báo mọi người đừng làm mất khóa cá nhân kèm theo một câu chuyện về việc chính họ đã làm mất khóa Cá nhân và rồi không thể lấy được tiền trong ví như thế nào.

Những trường hợp này thường xảy ra khi người ta mua một loại tiền ảo nào đó với giá thấp nhưng không quá quan tâm đến chuyện đó. Sau này, họ thấy giá trị đồng tiền đó tăng lên nhiều và khoản đầu tư nho nhỏ ban đầu nay đã thành hàng ngàn đô la, vì thế họ cố gắng truy cập lại.

Khoản mua Bitcoin với giá 50 đô vào năm 2009 sẽ có giá hơn một triệu đô vào tám năm sau, vì thế những trường hợp như trên xảy ra là điều rất dễ hiểu. Một trường hợp rất nổi tiếng trong số này là Jarries Howell, sống tại Vương quốc Anh, đã vứt bỏ chiếc máy tính và thi tay với 7000 Bitcoin trong đó. Ngày nay giá trị của số Bitcoin này là khoảng 30 triệu đô la.

Vì tính minh bạch trong Blockchain, nếu mọi người có khóa công khai, họ có thể xem số dư tài khoản và giá trị của nó nhưng không thể truy cập được. Điều này cũng tương tự như một ngân hàng có thể cho bạn biết số dư tài khoản ngân hàng của bạn nhưng bạn không có cách nào tiếp cận được số tiền đó. Đối với những tài khoản ngân hàng truyền thống, nếu bạn mất mật khẩu ngân hàng trực tuyến, thẻ tín dụng hoặc số tài khoản, bạn có thể tới ngân hàng và chứng minh danh tính để lấy lại quyền truy cập. Nhưng đối với các loại tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain phi tập trung như Bitcoin thì lại không như vậy. Trong vài năm vừa qua, có hàng tỷ đô la tiền ảo bị mất do bị tấn công, gian lận hoặc bảo vệ kém. Nếu một người truy cập thẻ tín dụng của bạn và rút tiền trong đó, bạn có thể gọi cho ngân hàng yêu cầu khóa thẻ để người kia không rút được thêm nữa. Ngân hàng sẽ thường có bảo mật chống gian lận, đồng thời có khả năng đảo chiều giao dịch và truy nguyên các khoản thanh toán.

Đối với các hệ thống xây dựng trên nền tảng Blockchain, các giao dịch có thể bị thay đổi hoặc đảo ngược nhưng không có lấy một đơn vị trung gian nào hỗ trợ bạn nếu xảy ra gian lận trong tài khoản của bạn. Nếu bạn gửi tiền tới nhằm tài khoản (ví) trên Blockchain, bạn sẽ mất hẳn số tiền đó. Nếu có người giành được quyền truy cập khóa cá nhân của bạn, họ có thể rút toàn bộ tiền ra khỏi tài khoản của bạn và không có cách nào đảo ngược giao dịch đó hoặc yêu cầu đền bù. Thắc mắc đầu tiên trong số những câu hỏi phổ biến nhất về hệ thống áp dụng công nghệ Blockchain là: “Tôi có thể đặt lại mật khẩu bằng cách nào nếu tôi quên hoặc làm mất nó?”, đáp án là “Bạn không thể đặt lại”. Lời khuyên cho mọi người khi thiết lập khóa cá nhân trên Blockchain là ghi chép lại”. Mọi tiến bộ trong mật mã học rốt cuộc lại khiến người ta phải chép lại khóa cá nhân vào đâu đó, rồi giấu ở nhà hoặc trong máy tính, tất cả điều đó gây sụt giảm tính bảo mật nếu so sánh với phương thức bảo mật truyền thống.

Cập nhật nhanh tin tức tại Channel Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Group đàm đạo Bitcoin: https://t.me/chemzobitcoin

Đối với việc xử lý vấn đề chung trong các hệ thống dựa trên Blockchain, nhiều phương thức bảo mật , đủ giúp tài sản Blockchain an toàn hơn, lại khiến việc đồng thuận vấn đề chung đó trở nên khó khăn hơn. Loại ví Blockchain dựa trên nền tảng web rất phổ biến, nơi mọi người lưu trữ tiền ảo qua một công ty thứ ba, Khi sử dụng các ví dựa trên nền tảng web do bên thứ ba cung cấp, mọi người phải hy sinh những lợi ích bảo mật của Blockchain chẳng hạn như khóa cá nhân để đổi lấy các mật khẩu truyền thống mà họ có thể đặt lại nếu chẳng may quên mất.

Không Tồn Tại Quyến Quản Lý Tập Trung

Trong thị trường tài chính, luôn tồn tại một cơ chế sửa chữa khi bị tấn công. Trong Blockchain, không có cơ chế sửa chữa vấn nạn đó – mọi người phải chấp nhận chuyện đó”.

Robert Sams, Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hình Cleamatics, Công ty có trụ sở đặt tại London, Anh

Hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain được thiết kế để thay thế vai trò trung gian của các bên thứ ba, trao lại trách nhiệm và quyền kém soát cho các cá nhân tham gia giao dịch. Quyền kiểm soát này được đặt vào đại đa số các thành viên của mạng lưới, gây ra các vấn đề về quyền quản lý trong Blockchain.

Bản chất phi tập trung của nhiều Blockchain đồng nghĩa với việc mạng lưới phải đồng thuận cũng như quyết định hướng tương lai của mạng lưới và Blockchain. Đối với chương trình và mạng lưới truyền thống, khi một tổ chức muốn có sự thay đổi, họ có thể tiến hành thay đổi sau khi có sự nhất trí từ các phòng ban liên quan thuộc nội bộ tổ chức. Nhưng đối với mạng lưới Blockchain phi tập trung như Bitcoin, sự thay đổi phải nhận được đồng thuận của đa số nào đó trong mạng lưới, con số này thường là hơn 50%, nhưng cũng có thể cao tới mức 70 % đến 80 % thành viên trong mạng lưới.

Một ví dụ mới đây về đặc điểm này là việc biểu quyết chọn thực thi SegWit (Nhân Chứng Tách Rời) hay Bitcoin Unlimited (một phiên bản phân nhánh của Bitcoin) trong mạng lưới Bitcoin. Rất nhiều thành viên của mạng lưới ủng hộ những thay đổi đa dạng trong mạng lưới Bitcoin, nhưng không bên nào đạt đến đa số để được yêu cầu thực hiện thay đổi.

Sự bất đồng này cũng cho thấy các mạng lưới Blockchain và những đồng tiền ảo khác có khả năng tiến xa hơn Bitcoin về mặt cải tiến công nghệ. Sự bất đồng này còn khiến mạng lưới Bitcoin bị trì trệ vì thời gian giao dịch chậm, thời gian xác nhận lâu và nhiều vấn đề về khả năng mở rộng liên tục.

Công nghệ, chẳng hạn như phần mềm, thay đổi liên tục theo thời gian. Các mạng lưới Blockchain phi tập trung có thể đi đến tình cảnh chia tách và hướng thay đổi, đặc biệt khi không đạt được đồng thuận theo số đông. Nếu đạt tới đồng thuận số đông, vẫn còn một số lớn thành viên trong mạng lưới không đồng ý với những thay đổi vừa được phê chuẩn. Điều này khiến các mạng lưới phi tập trung trở nên đầy rủi ro khi sử dụng đối với các tổ chức. Một công ty có thể thiết lập một giao dịch hoặc phần mềm xoay quanh một mạng lưới mà họ không có quyền kiểm soát những thay đổi có nguy cơ ảnh hưởng tới giao dịch hoặc phần mềm của chính họ.

Rủi Ro Từ Tấn Công Quá Bán

Tiếp tục với vấn đề quản lý, nếu một người có khả năng kiểm soát trên 50% số máy trong mạng lưới Blockchain, họ sẽ kiểm soát được các giao dịch trên Blockchain. Một người dùng hiểm độc kiểm soát được trên 50% số máy trong mạng lưới Blockchain được gọi là “Tấn Công Quá Bán”.

Nếu tận dụng được quyền kiểm soát trên mạng lưới tiền ảo này, theo lý thuyết, họ có thể khiến các giao dịch mới không được xác nhận, đảo chiều giao dịch và cho phép “giao dịch lặp chi” tai hại xảy ra.

Một cuộc Tấn Công Quá Bán trên mạng lưới Blockchain thường được coi là lý thuyết vì để kiểm soát một số lớn trên mạng lưới rất khó khăn; tuy nhiên, có nhiều trang trại khai thác khổng lồ đặt tại Trung Quốc, Nga và nhiều lợi khác trên thế giới nắm quyền kiểm soát phần lớn công suất tính toán trong mạng lưới Blockchain. Nếu những trang trại khai thác khổng lồ này liên kết lại với nhau, họ có khả năng chiếm dụng mạng lưới Blockchain và thao túng mạng lưới vì lợi ích riêng. Ngay cả khi không kiểm soát được 51% mạng lưới, họ cũng có thể thao túng mạng lưới bằng cách phân bổ công suất tính toán theo hướng gây ảnh hưởng tới sự phát triển tương lai của mạng lưới. Đây cũng là trường hợp liên quan đến vấn đề biểu quyết của mạng lưới Bitcoin đã đề cập phía trên.

Công Nghệ Mới Chưa Được Chứng Thực

Hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain là công nghệ mới chưa được chứng minh, và chỉ được dùng chủ yếu trong lĩnh vực tiền ảo. Vẫn còn tồn tại tình trạng khuyết thiếu các ứng dụng thực tế hiện thời để chứng minh hiệu quả của công nghệ này.

Công nghệ này còn mới mẻ với nhiều tiềm năng, nhưng hầu hết tiềm năng đều là lý thuyết. Câu nói “Hãy làm chiếc bẫy chuột hấp dẫn hơn, rồi cả thế giới sẽ đổ xô đến nhà bạn” là quan niệm kinh doanh sai lầm rất phổ biến. Nếu chỉ vì một công nghệ có thể tốt hơn nhiều mặt của những hệ thống hiện hành, thì cũng không có nghĩa rằng mọi người sẽ muốn sử dụng nó thay vì những phương án chọn lựa sẵn có.

Như đã đề cập, khả năng bảo mật của mật mã học hiệu quả hơn nhiều các phương thức bảo mật hiện có, tuy nhiên nếu bạn mất khóa để mở các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain, bạn sẽ không thể lấy lại được. Mọi người thường chọn cách ghi lại khóa cá nhân lên giấy, hoặc lưu trong máy tính để không bị quên mất, chính điều này lại phá hỏng những lợi ích của bảo mật tăng cường và có nguy cơ khiến hệ thống thiếu an toàn hơn. Một lợi ích khác của mạng lưới Blockchain là loại bỏ được các đơn vị trung gian. Quá trình kết nối các mạng lưới Blockchain, truyền gửi giao dịch, thiết lập khóa cá nhân rất phức tạp và rủi ro đối với nhiều người. Nhiều cá nhân ưa thích trao quyền sử dụng khóa cá nhân cho đơn vị trung gian với các ví trên nền tảng web hoặc các phần mềm tương tự, tuy nhiên những lựa chọn này lại triệt tiêu lợi ích cơ bản của mạng lưới Blockchain.

Chi Phí

Thuật toán Bằng Chứng Xử Lý, mà nhiều mạng lưới Blockchain sử dụng, yêu cầu chứng thực rằng các nguồn lực và công suất tính toán được đóng góp vào mạng lưới trước khi một khối được bổ sung vào mạng. Bằng chứng này được thể hiện dưới dạng lời giải cho một mảnh ghép được đính kèm vào khối để mạng lưới kiểm nhận xem có chính xác hay không. Giải đáp mảnh ghép này cần điện năng và công suất tính toán lớn.

Giáo sư John Quiggin thuộc trường Đại học Queensland đã tính ra rằng, cứ nửa giờ, mạng Bitcoin sử dụng một lượng điện năng gần tương đương với lượng điện các hộ gia đình bình thường tại Mỹ dùng trong một năm. Các hộ gia đình bình thường tại Mỹ tiêu thụ điện năng từ 10.000 tới 12.000 kWh mỗi năm, gần bằng lượng điện cần thiết để tạo ra 04 Bitcoin với giá trị khoảng 1.000 đô.

Do chi phí điện năng vận hành máy tính trên mạng Blockchain sử dụng thuật toán Bằng Chứng Xử Lý rất cao, nên rất lợi thế cho những quốc gia có nguồn điện giá rẻ hoặc cho các tổ chức có những thỏa thuận hời với các công ty năng lượng. Vì độ khó của các mảnh ghép trên Blockchain tăng, nên lượng tiêu thụ điện năng cũng sẽ tăng, điều này khiến chi phí càng cao và đòi hỏi càng nhiều nguồn lực để vận hành Blockchain sử dụng thuật toán Bằng Chứng Xử Lý trên quy mô lớn.

Thiếu Khả Năng Mở Rộng

Với mức tiêu thụ năng lượng hiện tại, chi phí điện để vận hành một Blockchain có sử dụng thuật toán Bằng Chứng Xử Lý khiến việc ứng dụng Blockchain để giải quyết số lượng lớn các giao dịch ở các công ty tín dụng như Visa và MasterCard trở nên không tưởng. Đây là một trong những yếu tố hiện đang ảnh hưởng tới khả năng mở rộng của mạng lưới Blockchain. Cứ 10 phút sẽ có một khối được bổ sung vào Blockchain Bitcoin, mỗi khối hiện thời chứa khoảng 2.000 giao dịch, tức là mạng lưới Bitcoin hiện đang xử lý khoảng 3 giao dịch mỗi giây.

Vì kích thước khối hạn chế nên mạng lưới Bitcoin chỉ có khả năng xử lý tối đa 7 giao dịch mỗi giây. Visa đã thực hiện nhiều thử nghiệm với IBM trong đó mạng lưới Visa có khả năng thực hiện trên 20.000 giao dịch mỗi giây.

Nếu bạn đi mua hàng và muốn dùng thẻ tín dụng, nhưng bạn lại không có đủ tiền trong thẻ để thanh toán, giao dịch đó sẽ bị từ chối, Mạng lưới Bitcoin lại không có cơ chế sẵn sàng như thế.

Một giao dịch trên Blockchain Bitcoin sẽ cần tối thiểu 10 phút mới được bổ sung vào Blockchain khiến các công ty có thể sẽ phải chờ nhiều khối được thêm vào hơn trước khi xác nhận giao dịch, để đảm bảo rằng giao dịch sẽ không bị đảo chiều.

So sánh sự khác biệt giữa hai phương thức này, nếu bạn định mua hàng và thanh toán bằng Bitcoin, chủ cửa hàng có thể sẽ phải chờ một tiếng để chắc chắn rằng giao dịch đã được xác nhận sau khi nhiều khối khác phía trên khối chứa giao dịch đã được bổ sung vào chuỗi. Có những mạng Blockchain nhanh hơn mạng Bitcoin nhiều nhưng lại không được phổ biến hoặc được chấp nhận là một hình thức thanh toán như Bitcoin. Nhưng ngay cả những Blockchain và các loại tiền ảo sở hữu thời gian xác nhận giao dịch nhanh hơn cũng không có khả năng sánh được với trình độ của các mạng thanh toán tài chính đương thời như Visa hay MasterCard. Vì những vấn đề về khả năng mở rộng này, nhiều người coi việc thực hiện của Blockchain trên quy mô lớn chẳng khác gì thông tin để thời gian trong một cuốn sổ cái chung.

Niềm Tin, Uy Tín Và Hiểu Biết Về Blockchain

Vẫn còn tồn tại nhiều sự thiếu hiểu biết về cách thức Blockchain hoạt động cũng như tại tiếng bắt nguồn từ mối liên hệ với Bitcoin. Bitcoin là ứng dụng Blockchain phổ biến nhất, và nhiều người có quan niệm nặng nề rằng Bitcoin gắn với tội phạm. Mặc dù loại tiền ảo này đang ngày càng được chấp nhận rộng rãi với tư cách một hình thức thanh toán hợp pháp, nhưng tội phạm máy tính và khủng bố đã đẩy Bitcoin vào những tin tức liên quan đến vấn đề đó.

Một trường hợp gần đây xảy ra trong mạng lưới máy tính tại Sở Y tế Quốc gia (NHS) tại Vương quốc Anh. Một vi rút đã khóa các máy tính của NHS, khiến người ta không thể truy cập được trừ phi trả tiền chuộc bằng Bitcoin. Vụ việc đã đưa Bitcoin lên tiêu đề các trang báo tại Anh trong đó quy kết Bitcoin với tội phạm máy tính, hacker và khủng bố nặc danh. Các bệnh viện đã không thể truy cập được hồ sơ bệnh án, điều này gây hậu quả nặng nề đến sinh mạng của nhiều bệnh nhân đang cần chữa trị y tế trong suốt thời gian này.

Blockchain tuyên bố sẽ tạo được niềm tin giữa mọi người trong giao dịch mà không cần đặt lòng tin vào đơn vị trung gian. Tuy nhiên, người ta vẫn cần đặt niềm tin vào mạng lưới Blockchain và những máy tính vô danh đang vận hành nó. Thật khó để khiến người ta tin tưởng một hệ thống có thể bị tội phạm sử dụng thoải mái, đặc biệt là vì nhiều máy tính đang vận hành mạng lưới lại được đặt tại nhiều quốc gia không được chính phủ sở tại quy định và kiểm soát.

Những sự cố về tội phạm máy tính liên quan đến Bitcoin là nguyên nhân chính khiến nhiều công ty phát triển hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain đang cố gắng tách biệt Bitcoin và Blockchain. Thuật ngữ “sổ cái phân tán” đã trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây, khiến khoảng cách giữa Bitcoin và công nghệ dựa trên nền tảng Blockchain mới trở nên xa xôi hơn.  Những lợi ích của hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain khá khó hiểu đối với nhiều người. Như đã đề cập, nhiều người đã cho phép đơn vị trung gian truy cập Blockchain để họ có thể sử dụng loại mật khẩu thông thường đăng nhập vào các trang web, chính điều này đã triệt tiêu lợi ích của công nghệ Blockchain. Nhiều người không thích người khác biết được số dư tài khoản hay các giao dịch của họ hoặc những phương diện khác của Blockchain nên ưa thích sử dụng các hệ thống vốn có hơn.

Nói chung, niềm tin và hiểu biết về mạng lưới Blockchain sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự chấp nhận công nghệ này. Có lẽ cần nhiều thời gian để công chúng có thể đặt niềm tin vào mạng lưới Blockchain và an tâm giao dịch trên đó.

Quy Định Và Kết Hợp

“Các chuyên viên phân tích và tay chơi tài chính tài năng nhất thế giới đang bàn tán sôi nổi về một phát kiến đang phần nào nổi tiếng vì hứa hẹn sẽ đánh bại họ”.

Mike Gault

Các tài sản dựa trên nền tảng Blockchain đang đối mặt với quy trình xử lý các vấn đề luật định và phối hợp trường kỳ với các hệ thống hiện hành. Chính phủ và ngân hàng phản đối thay đổi vì quy mô và chi phí cần để thay đổi các hệ thống đang sử dụng. Nếu các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain không thể chứng minh được rằng chúng có thể tạo nên khoản tiết kiệm chi phí hoặc lợi ích to lớn xứng đáng thay thế các hệ thống hiện thời, thì các tổ chức lớn như chính phủ và ngân hàng sẽ không nhanh chóng sử dụng chúng. Chính phủ nước Cộng hòa Estonia đang thử nghiệm các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain, nhưng quốc gia này có dân số chưa tới 1.5 triệu người. Nhiều thành phố ở Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước khác có số dân lớn hơn 10 lần. Mặc dù các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain có thể hoạt động trên quy mô nhỏ, nhưng đối với các quy mô tầm cỡ ngân hàng và chính phủ lớn như Mỹ lại không dễ dàng như vậy.  Hiệp hội Tài chính Quốc tế R3 và Ripple là các ví dụ về sổ cái phân tán hoặc sổ cái dựa trên nền tảng Blockchain được tích hợp vào nhiều công ty tài chính tại nhiều quốc gia.

Có nhiều công ty tài chính từ chối chuyển tiếp sang số cái dựa trên nền tảng Blockchain vì Blockchain mới chỉ được thử nghiệm trên quy mô “nhỏ”. Nếu nhiều tổ chức tài chính lớn chuyển sang công nghệ mới và đang sử dụng thì có vấn đề xảy ra, điều này có thể đẩy thị trường tài chính thế giới và dữ liệu khách hàng vào một hiểm họa nghiêm trọng. Hội đồng Giám sát Độ Ổn định Tài chính (Financial Stability Oversight Council – FSOC) còn lo ngại rằng một số hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain dễ bị gian lận hơn so với những nhận định thu được gần đây qua thử nghiệm trên quy mô nhỏ.

Một vấn đề khác đối với nhiều tổ chức tài chính sử dụng hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain hoặc sổ cái phân tán chung là lĩnh vực hoạt động của các nhà quản lý. Một hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain, theo lý thuyết, có thể trải rộng trên nhiều phạm vi quản lý và lãnh thổ quốc gia khác nhau, vì thế càng làm mối quan hệ giữa các nhà quản lý và phạm vi thực hiện giao dịch trở nên u ám. Nhiều tổ chức tài chính lớn sẽ rất thận trọng với việc chuyển đổi sang bất cứ hệ thống nào mà các quy định của chính phủ chưa rõ ràng. Rủi ro kinh doanh và tài chính sẽ quá cao nếu các chính phủ không đưa ra quy định cụ thể về cách thức ứng đối với các tài sản dựa trên nền tảng Blockchain. Quan ngại về luật định, chi phí tích hợp cùng với việc thiếu thốn các ứng dụng hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain trên quy mô lớn sẽ dẫn tới việc áp dụng chậm chạp công nghệ này vào các chính phủ và tổ chức tài chính lớn.

Những Lời Đồn Thổi

Nhiều bài viết về công nghệ Blockchain có thể coi là quá mức thổi phồng hoặc quá sốt sắng với những nhận định rằng công nghệ Blockchain sẽ biến đổi thế giới, hủy hoại các chính phủ, triệt tiêu các ngân hàng, giải quyết vấn nạn đói nghèo trên thế giới, và có khi còn giúp bạn có được cơ bụng săn chắc mà không cần tập thể hình. Nhận định cuối cùng về cơ bụng không phải là sự thật, nhưng lại cho thấy những đồn thổi xoay quanh Blockchain, và sẽ chẳng bất ngờ gì nếu một công ty khởi nghiệp đặt tại Thung lũng Silicon đã đưa ý tưởng này vào quỹ đầu tư mạo hiểm.

Rất dễ lạc trong những đồn thổi về một công nghệ mới, mạng Internet cũng không phải ngoại lệ. Đó là một công nghệ có tính cách mạng đã làm thay đổi cả thế giới, tuy nhiên rất nhiều dự đoán vào thuở sơ khai của mạng Internet gọi nó là “niềm lạc quan phi lý”. Khoảng thời gian ước lượng về mức độ ảnh hưởng của công nghệ mới này thay đổi chóng mặt và thường sai lệch rất lớn. Như đã đề cập trong phần lịch sử hình thành của Blockchain. DigiCash và những công nghệ dựa trên nền tảng mật mã học cùng nhiều đồng tiền ảo khác đã ra đời từ vài thập kỷ trước Bitcoin nhưng lại là quá sớm so với dự đoán về khả năng chấp nhận công nghệ của thị trường. Ngay cả khi nhiều dự đoán về ảnh hưởng của công nghệ Blockchain chính xác, chúng cũng sẽ không có bất kỳ tác động lớn nào tới xã hội trong nhiều năm tới. Các công ty khởi nghiệp tiên phong trong công nghệ mới này có lẽ không có khả năng tồn tại đủ lâu để thấy công nghệ của họ tiếp cận được thị trường đại chúng. Như đã đề cập trong chương trước, ngay cả khi mọi người muốn sử dụng Bitcoin và hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain, nhiều người vẫn thích các phương thức mà Blockchain định thay thế. Điều này sẽ ngay lập tức xóa bỏ nhu cầu sử dụng các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain nếu mọi người ưa dùng các hệ thống hiện có hơn là những lợi ích hứa hẹn đến từ Blockchain.

Công nghệ Blockchain chỉ là cách thức mới để lưu trữ và quản lý dữ liệu. Công nghệ này không phải giải pháp cho mọi vấn đề trên thế giới, vì thế đừng tin vào những lời đồn thổi.

Điểm Cốt Lõi :

• Thiếu tính riêng tư: Nhiều Blockchain phi tập trung không có tính riêng tư. Số dư tài khoản và các giao dịch đều có thể bị mọi người trên mạng lưới xem xét.

• Những lo ngại về bảo mật: Tài sản dựa trên nền tảng Blockchain như tiền mặt, nếu tiền trong ví bạn bị mất hoặc bị đánh cắp , bạn sẽ mất số tiền đó. Nhiều phương thức bảo mật trong Blockchain lại khiến việc đồng thuận vấn đề chung đó trở nên khó khăn hơn và có thể kém an toàn hơn so với những phương thức hiện thời vì mọi người sẽ ghi chép lại khóa cá nhân để họ không bị quên mất.

• Không tồn tại quyền quản lý tập trung: Với một mạng Blockchain như Bitcoin, những sự thay đổi phải nhận được đồng thuận của một đa số nào đó trong mạng lưới, con số này có thể hơn 50% nhưng cũng có thể đạt tới 70% hoặc 80% mạng lưới. Không một tổ chức đơn lẻ nào kiểm soát các thay đổi hoặc định hướng trong Blockchain phi tập trung, điều này khiến các tổ chức sử dụng có nguy cơ gặp rủi ro khi giao dịch vì họ không thể kiểm soát được thay đổi nào trong hệ thống.

• Rủi ro từ Tấn Công Quá Bán: Nhiều máy tính vận hành Blockchain trên quy mô toàn cầu được đặt tại các quốc gia nơi mà người dân không an tâm vì vấn đề tội phạm, hệ thống pháp luật và tình trạng thiếu các quy định. Chi phí điện thấp và chi phí máy tính tại nhiều quốc gia đã tạo nên nhiều trung tâm khai thác khối lớn trên Blockchain. Nếu những trung tâm dữ liệu này liên kết lại với nhau, chúng có khả năng kiểm soát hơn 50% mạng lưới và chiếm quyền quản lý mạng lưới.

• Công nghệ chưa được kiểm chứng: Các công nghệ Blockchain là công nghệ mới chưa được chứng thực và được sử dụng chủ yếu trong các loại tiền ảo. Điều này vẫn hạn chế các công ty hoặc phần mềm thực tế sử dụng công nghệ Blockchain để chứng minh hiệu quả cao hơn các hệ thống hiện có.

• Chi phí: Cần lượng điện năng lớn để vận hành. Theo ước tính, cứ nửa giờ mạng Blockchain tiêu thụ lượng điện bằng lượng điện mà các hộ gia đình thông thường tại Mỹ sử dụng trong trọn một năm.

• Vấn đề về khả năng mở rộng: Mạng lưới Blockchain chưa được chứng minh rằng có hiệu quả sánh ngang với các hệ thống hiện có. Mạng lưới Bitcoin chỉ có thể xử lý khoảng 7 giao dịch một giây trong khi mạng lưới Visa có thể xử lý trên 20.000 giao dịch một giây.

• Sự thiếu hiểu biết về công nghệ Blockchain: Cách thức Blockchain hoạt động và lợi ích của nó rất khó hiểu với nhiều người. Nhiều người Còn lo ngại về các phương diện trên mạng lưới Blockchain như số dư và giao dịch của họ bị công khai. Ngay cả khi hiểu được các lợi ích, nhiều người vẫn thích các hệ thống hiện hành hơn.

• Quy định và kết hợp: Các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain sẽ phải đối mặt với những vấn đề về luật định cùng với việc tốn kém thời gian và chi phí trong vấn đề phối hợp với các hệ thống hiện hành. Các chính phủ và ngân hàng phản đối thay đổi vì quy mô và chi phí thay thế hệ thống hiện thời quá lớn.

• Đồn thổi: Có rất nhiều đồn thổi xoay quanh khả năng của các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain. Blockchain chỉ là một hình thức dữ liệu mới, không phải một giải pháp quyền năng như thường bị phóng đại. Công nghệ này cũng chưa được kiểm chứng trên quy mô lớn hoặc các ứng dụng thực tiễn khác ngoài lĩnh vực tiền ảo.

Mark Gates

Nguồn: Blockchain – Bản chất của Blockchain, Bitcoin, Tiền điện tử, Hợp đồng thông minh và tương lai của tiền tệ.

Theo TapchiBitcoin.vn

MỚI CẬP NHẬT

Thị trường stablecoin bùng nổ trong năm 2024

Thị trường stablecoin bùng nổ trong năm 2024, hứa hẹn 2025 tươi sáng

Thị trường stablecoin đã chuyển từ tiềm năng sang bùng nổ vào năm 2024. Đầu năm, tổng vốn hóa thị trường chỉ khoảng 135...

Unichain dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2025

Unichain, một giải pháp Layer 2 tập trung vào DeFi được xây dựng trên OP Stack và phát triển bởi Uniswap, dự kiến sẽ...
OpenAI

Ý phạt OpenAI 15 triệu đô la vì vi phạm quyền riêng tư và...

Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Ý đã phạt OpenAI 15,7 triệu đô la (15 triệu euro) và ra lệnh cho nhà sản...

3 đợt mở khóa token không thể bỏ lỡ trong tuần này

Để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thị trường, các đợt mở khóa token trước đây thường được giới hạn theo các...

Metaplanet vừa mua dip 620 Bitcoin, nâng tổng nắm giữ lên 1.762 BTC

Công ty đầu tư Nhật Bản Metaplanet vừa thực hiện giao dịch mua Bitcoin lớn nhất từ trước đến nay, thu về gần 620...
token BUIDL của BlackRock làm tài sản hỗ trợ stablecoin Frax USD

Frax Finance cân nhắc dùng BUIDL của BlackRock để hỗ trợ stablecoin frxUSD

Frax Finance, một giao thức stablecoin phi tập trung, đang cân nhắc tích hợp token BUIDL của BlackRock làm tài sản dự trữ hỗ...
Thượng nghị sĩ Lummis đề xuất bán vàng của Fed để đầu tư dự trữ Bitcoin

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất trao quyền sở hữu Bitcoin cho Fed

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Cynthia Lummis gần đây đã tái khẳng định kế hoạch mở rộng phạm vi cho phép Cục Dự trữ...
SOL-giam

Việc rút 1,1 tỷ USD đẩy TVL của Solana (SOL) xuống mức thấp hàng...

Tổng giá trị bị khóa (TVL) của Solana đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong tháng này, phản ánh sự suy giảm hoạt...
btt-giam

BitTorrent (BTT) phục hồi, nhưng đà tăng có thể không bền vững

BTT, token gốc vận hành nền tảng chia sẻ tệp ngang hàng (P2P) phi tập trung BitTorrent, đã trở thành tài sản có mức...
Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt qua 1 tỷ đô la nguồn cung

Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt 1...

Trong tháng qua, thị trường stablecoin đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, đạt mức hơn 200 tỷ USD. Đáng chú ý, hai...
btc-phuc-hoi

2,25 tỷ USD Bitcoin rút khỏi sàn giao dịch: Tín hiệu cho đợt phục...

Tính đến thời điểm hiện tại, tiền điện tử hàng đầu đang giao dịch ở mức $93.893, thấp hơn ngưỡng quan trọng $100.000. Điều đáng...

Giá Coin hôm nay 23/12: Bitcoin trượt về dưới $94.000, altcoin đỏ lửa, Phố...

Bitcoin tiếp tục trượt về quanh $94.000, khép lại tuần qua trong sắc đỏ sau đợt phục hồi vào ngày cuối tuần. Chứng khoán Mỹ Hợp...

XRP có nguy cơ giảm xuống 1 đô la tương tự năm 2018

Sau một đợt tăng trưởng đột biến gần 500% trong những tuần qua, giá XRP có vẻ như đang tiếp cận mức trần cục...
4-altcoin-bitcoin-dieu-chinh

4 altcoin tiềm năng vượt mặt thị trường khi Bitcoin điều chỉnh

Bitcoin đã giảm khoảng 8% trong tuần qua, nhưng một dấu hiệu tích cực là phe bò đã mua vào mạnh mẽ ở các...

Trump bổ nhiệm cựu cầu thủ bóng đá Bo Hines làm người đứng đầu...

Vào Chủ nhật trên Truth Social, Donald Trump đã bổ nhiệm hai nhân vật mới làm cố vấn về các vấn đề kinh tế. Đáng...

Liệu Ethereum có cần “Michael Saylor” của riêng mình?

Nhà giáo dục và người ủng hộ Ethereum, Anthony Sassano đã đưa ra lập luận rằng một người nào đó sẽ thay mặt cho...