Trang chủ Tạp chí Tin tức Stablecoin “Hòn đảo của sự ổn định”: Các stablecoin tiếp tục thu hút...

“Hòn đảo của sự ổn định”: Các stablecoin tiếp tục thu hút các nhà đầu tư lớn

Vào ngày 17 tháng 7, IBM đã tuyên bố tham gia vào một dự án stablecoin được gắn giá trị với đồng đô la Mỹ mang tên Strongkeep. Mặc dù gã khổng lồ này không phải là người mới đối với thế giới tiền mã hóa nhưng các stablecoin đã thu hút nhiều người chơi lớn hơn gần đây và các khoản đầu tư lớn – từ những người như Andreessen Horowitz và Peter Thiel – đã bắt đầu được đổ vào thị trường. Dưới đây là những tiến bộ lớn nhất được tạo ra trong lĩnh vực này cùng với đó là lý do tại sao nó lại đang thu hút các nhà đầu tư lớn.

Stablecoin là gì và tại sao chúng ta lại cần chúng?

Cointelegraph trước đây đã đề cập đến khái niệm về stablecoin. Về cơ bản, các stablecoin nhằm giải quyết sự biến động – một trong những vấn đề nan giải chính của tiền mã hóa – mà không ảnh hưởng đến giá trị cốt lõi của chúng được đưa tới bởi blockchain: cụ thể là tính phân cấp và bảo mật – mặc dù chúng không phải lúc nào cũng thành công trong việc này (sẽ được giải thích bên dưới).

Giống như tên gọi, các stablecoin được thiết kế để giữ giá cố định, khiến chúng miễn nhiễm với thao túng. Có thể lập luận rằng sự ổn định về giá sẽ giúp mang lại sự chấp nhận đại trà cho tiền mã hóa này vì chúng có vẻ đáng tin cậy hơn và do đó sẽ trở nên hấp dẫn đối với những người chơi tài chính lớn. Thỏa thuận gần đây của IBM – cùng với các khoản đầu tư khác được đề cập trong bài viết này – phần nào xác nhận giả định đó.

Ở quy mô nhỏ hơn, stablecoin cho phép các nhà đầu tư thông thường giao dịch liên tục, chuyển tiền nhanh chóng giữa các sàn giao dịch tiền mã hóa và bỏ qua chuyển khoản ngân hàng thông thường, tốn thời gian – nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa hoàn toàn không hỗ trợ fiat, biến đồng stablecoin thành một đơn vị tài khoản thiết yếu .

Hơn nữa, stablecoin có thể hữu ích cho các quốc gia có nền kinh tế đang suy sụp, nơi tiền fiat không ổn định và tỷ lệ lạm phát cao làm mất đi sức mua. Mặc dù bất kỳ loại tiền mã hóa nào cũng có khả năng thực hiện vai trò đó nhưng các stablecoin sẽ hữu ích hơn cho mục đích bán lẻ do mức độ biến động thấp hoặc gần như không có của chúng.

Ba loại tiền ổn định có thể được kể ra, tùy thuộc vào loại tài sản thế chấp mà chúng đòi hỏi.

Các coin được thế chấp bằng fiat như đồng đô la Mỹ (USD). Các stablecoin như vậy, được cho là loại dễ thực hiện và phổ biến nhất, vì chúng hoạt động giống như các IOU – các tài liệu không chính thức thừa nhận một khoản nợ. Mỗi token  ược ghép với một lượng tiền tệ fiat tương đương, được giữ bởi một cơ quan giám sát trung tâm. Những hodlder có thể đổi tiền của họ lấy giá trị ổn định bằng mệnh giá trong fiat. Đôi khi, những stablecoin như vậy được gắn với tài nguyên thiên nhiên: Chẳng hạn, stablecoin Digix (DGX) được buộc với giá 1 gram 99,99%, vàng được LBMA chấp thuận. Do đó, các coin được hỗ trợ bởi fiat không đòi hỏi một hệ thống không tin cậy – vì cuối cùng nó phụ thuộc vào cơ quan giám sát – và do đó không thể được coi là một loại tiền mã hóa thực sự: đúng hơn đó là một loại tiền mã hóa lai.

Các coin được thế chấp bởi tiền mã hóa được hỗ trợ bởi các loại tiền mã hóa khác. Đương nhiên, chúng yêu cầu tài sản thế chấp quá mức để đảm bảo mất thời gian, trong trường hợp đồng tiền ký quỹ giảm giá trị. Theo đó, bằng cách phát hành một stablecoin $ 1, bạn gửi số tiền ký quỹ trị giá $ 2 và nó trở thành tài sản thế chấp 200% vì những lý do khẩn cấp. Cuối cùng, các stablecoin trở lại vẫn dựa vào các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như giá của một số loại tiền mã hóa nhất định.

Các token không được thế chấp là thứ gần nhất với tiền mã hóa phi tập trung. Chúng dựa vào mô hình hỗ trợ hợp đồng thông minh, được lập trình để mô phỏng một ngân hàng dự trữ. Về cơ bản, nó làm tăng và giảm lượng cung tiền để giá trị cuối cùng sẽ càng gần với giá trị của một tài sản được chốt vào – giả sử là đồng USD. Nhược điểm chính của các stablecoin như vậy là sự phụ thuộc vào cơ sở người dùng tăng trưởng thường xuyên vì nếu không, sẽ không thể duy trì được giá trị được chốt trên thị trường của nó.

Tether: kẻ tiên phong gây tranh cãi

Tether (ban đầu được đặt tên là ‘Realcoin’) là một token được phát hành bởi Tether Limited, một công ty được cho là có trụ sở tại Hồng Kông liên kết với chủ sở hữu của Bitfinex – một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới. Nó được công bố lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2014, mặc dù dự án đã được cập nhật phần lớn vào năm 2017. Hiện tại, Tether là loại tiền mã hóa lớn thứ 10 với giá trị vốn hóa thị trường là $2,703,694,156.

Cũng như phần lớn các stablecoin, đặc điểm chính của Tether là mỗi token (USDT) được hỗ trợ bởi một đô la Mỹ, có nghĩa là chúng sẽ được giao dịch theo tỷ lệ 1: 1.Tuy nhiên, coin này đã thu hút nhiều ánh nhìn tiêu cực do những lý do khác nhau.

Đồng đô la hỗ trợ token được lưu trữ trong tài khoản ngân hàng – ít nhất là theo yêu cầu của Tether. Nhưng Tether lại vướng vào một vụ bê bối kiểm toán của bên thứ ba trong nỗ lực chứng minh rằng công ty có đủ tiền để hỗ trợ cho các token của họ. Vào cuối tháng 6 năm 2018, cuối cùng công ty đã cung cấp một tài liệu – mặc dù hóa ra đó là một bản ghi nhớ được hoàn thành bởi một công ty luật, không phải là một cuộc kiểm toán được thực hiện bởi một công ty kiểm toán.

Hơn nữa, vào tháng 12 năm 2017, Tether trở thành đối tượng điều tra của các cơ quản quản lý tại Hoa Kỳ với cáo buộc rằng Tether và Bitfinex có thể đã tham gia vào một vụ thao túng giá Bitcoin lớn.

Cùng với đó là vụ hack trị giá 31 triệu đô la mà Tether đã trải qua vào tháng 11 năm 2017. Mặc dù, đội ngũ của Tether đã tìm cách lấy lại quyền kiểm soát, nhanh chóng tung ra một hard fork nhưng nó cũng không thể tránh khỏi những hoài nghi từ mọi người. Tuy nhiên, khái niệm về một stablecoin vẫn tồn tại và tiếp tục thu hút các nhà đầu tư, khi các đồng tiền mới xuất hiện. Bài viết này sẽ liệt kê các khoản đầu tư gần đây nhất vào các dự án như vậy, trong khi danh sách chung về các stablecoin còn rất dài, bao gồm các dự án như Havven, DAI, bitCNY – gắn liền với đồng nhân dân tệ và vô số những dự án khác.

Basis: Token không thế chấp được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư lớn

Vào ngày 18 tháng 4, startup stablecoin có trụ sở tại Hoa Kỳ có tên là Basis (trước đây gọi là Basecoin), đã báo cáo huy động được 133 triệu đô la tài trợ từ các nhà đầu tư mạo hiểm lớn – bao gồm Bain Capital Ventures và Andreessen Horowitz, cũng như cựu thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang – Kevin Warsh.

Basis đã được ra mắt vào năm 2017 với mục đích cung cấp một stablecoin thông qua các hoạt động tự động, được thực hiện bởi ngân hàng trung ương thuật toán dựa trên blockchain, có nghĩa là nó không được thế chấp. Nói cách khác, stablecoin nayf không được hỗ trợ bởi bất cứ thứ gì. Về cơ bản, khái niệm của nó xoay quanh ý tưởng rằng các ngân hàng trung ương ổn định giá tiền tệ nhưng vẫn mắc những sai sót vì nhân lực là con người. Trong khi đó, Basis chỉ dựa trên các cơ chế tự động và do đó, được cho là an toàn hơn.

Vẫn chưa biết khi nào token sẽ được giới thiệu ra thị trường vì Giám đốc điều hành của Basis, Nader Al-Naji, đã từ chối tiết lộ bất kỳ chi tiết nào.

TrustToken: Token được Binance niêm yết, được hỗ trợ bởi fiat và khả dụng cho các nhà đầu tư công

TrustToken là nền tảng token đã phát triển TrueUSD, token được thế chấp hóa (được gắn với USD), tương tự như Tether. Tuy nhiên, trong nỗ lực tăng tính minh bạch, dự trữ TrustToken được giữ trong các tài khoản ký quỹ, cung cấp kiểm toán hàng ngày và bảo vệ pháp lý cho chủ sở hữu. Hơn nữa, startup này đã hợp tác với các công ty luật – Cooley và WilmerHale – để phát triển một khung pháp lý cho TrueUSD. Có nghĩa là nó ít có khả năng dính vào một bê bối như của Tether.

Vào hồi tháng 5, TrueUSD đã được niêm yết trên Binance – nền tảng tiền mã hóa lớn nhất thế giới – mặc dù có một nhược điểm nhỏ: Có lúc token này đã được giao dịch với giá $1.40. Đây là một sự thiếu chính xác đáng kể đối với một stablecoin dựa trên fiat.

Tuy nhiên, TrustToken đã tìm cách thu hút thêm vốn từ các nhà đầu tư tên tuổi: Vào hồi tháng 6, công ty đã huy động thêm 20 triệu đô la trong vòng tài trợ chiến lược, bao gồm các nhà đầu tư như BlockTower Capital, Andreessen Horowitz, Danhua Capital, GGV Capital và nhiều các công ty khác nữa. Hơn nữa, token được niêm yết trên Coinlist, có nghĩa là nó đã sẵn sàng để thu thập tài trợ công từ các nhà đầu tư được công nhận và tiếp tục củng cố dự trữ của mình.

Stronghold: IBM tham gia vào cuộc chơi stablecoin

IBM không phải là người mới đối với ngành công nghiệp tiền mã hóa. Gã khổng lồ CNTT này trước đây đã hợp tác với startup Stellar cho việc sử dụng blockchain để cải thiện hiệu quả của chuỗi cung ứng và thanh toán xuyên biên giới. Lần này, IBM đang hỗ trợ stablecoin Strongkeep, cũng được cung cấp bởi mạng blockchain Stellar. Stablecoin này được giao dịch với tỷ lệ giá 1: 1 so với đồng đô la Mỹ và được giao dịch vào ngày 18 tháng 7.

Tương tự như Tether và TrueUSD, Stronghold được thế chấp dựa trên tài sản, có nghĩa là sự ổn định về giá được đảm bảo bởi các quỹ được hỗ trợ bởi fiat. Song, stablecoin được bảo hiểm liên bang bởi công ty ủy thác có tên Prime Trust, công ty có các thỏa thuận với các ngân hàng được bảo hiểm bởi Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC). Điều này cho thấy tính bảo mật và tập trung đã được cải thiện.

Bridget van Kralingen của IBM – phó chủ tịch cấp cao của các ngành công nghiệp, nền tảng và blockchain toàn cầu – giải thích với Fortune rằng dự án mới thể hiện cơ hội đơn giản hóa các nỗ lực thanh toán blockchain xuyên biên giới hiện có của công ty. Cho đến khi Stronghold được phát hành, IBM đã chuyển đổi giữa nhiều loại tiền tệ fiat khác nhau, sử dụng token gốc Stellar- Lumens (XLM) – làm cầu nối giữa chúng. Do đó, hệ thống đã được tiếp xúc với cả tỷ giá hối đoái nội bộ biến đổi và sự biến động khét tiếng của thị trường tiền mã hóa. Stablecoin này – được sử dụng như một proxy kỹ thuật số không ma sát cho fiat – hiện sẽ loại bỏ những trở ngại đó và cải thiện chi phí tổng thể – theo Van Kralingen lập luận.

Ngoài ra, Van Kralingen đã đề cập rằng việc IBM tích hợp blockchain có thể có khả năng được sử dụng cho các dự án stablecoin được gắn với các loại tiền tệ quốc gia khác ngoài đồng đô la Mỹ.

Reserve: đồng coin không thế chấp khiêm tốn nhưng đầy hứa hẹn

Vào tháng 6, tin tức về một stablecoin dựa trên hợp đồng thông minh khác đã xuất hiện. Một dự án mới có tên là Reserve đã nhận được sự ủng hộ từ những người chơi lớn như Peter Thiel, Coinbase, Distribut Global, GSR.IO và 40 người tham gia khác. Mặc dù vòng gọi vốn chỉ thu được tổng cộng 5 triệu đô la nhưng Nevin Freeman, người đồng sáng lập của Cục Dự trữ nói với Cointelegraph rằng vòng tài trợ này đã cố tình giữ ở mức khiếm tốn. Họ tập trung vào xây dựng quan hệ đối tác, thay vì tích lũy vốn.

Reverse hoạt động bằng cách khóa các tài sản tiền mã hóa  khác trong một hợp đồng thông minh để cung cấp sự hỗ trợ cho token Reverse và ổn định giá của nó.Freeman đã giải thích giao thức của Reverse khác với các dự án stablecoin khác như thế nào đồng thời nhấn mạnh vào sự tập trung của nó vào mô hình không được thế chấp:

“Mấu chốt trong cách tiếp cận của Reverse là sử dụng tài sản tiền mã hóa từ bên ngoài hệ sinh thái của chúng ta để duy trì một “chốt giá trị”, đặc biệt là vào lúc bắt đầu. Vấn đề với việc hỗ trợ một “chốt giá trị” thông qua các tài sản tiền mã hóa nằm trong các hợp đồng thông minh của stablecoin là việ mất sự tin tưởng vào stablecoin cụ thể đó có thể vượt khỏi tầm kiểm soát. Chúng tôi đã cố gắng để làm cho điều đó khó xảy ra nhất có thể”.

Đáng chú ý, Reverse dường như nhấn mạnh vào việc tuân thủ, vì họ đã hợp tác với một tư vấn dịch vụ tài chính do cựu Ủy viên Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC) lãnh đạo và bao gồm các cựu quan chức từ các cơ quan quản lý lớn khác của Hoa Kỳ – bao gồm CFTC, Cục Dự trữ Liên bang, OCC và Bộ Tài chính.

Circle: Token dựa trên fiat đặc quyền được hỗ trợ bởi Bitmain

Vào tháng 5, Circle Internet Financial Ltd., một nhà phát triển sản phẩm tiền kỹ thuật số có trụ sở tại Boston, đã khép lại vòng gọi vốn với con số thu được là 110 triệu đô la, dẫn đầu bởi gã khổng lồ ngành khai thác tiền mã hóa Bitmain. Cả hai đã hợp tác trong một dự án có tên Circle USD Coin, hay USDC, với mục đích phát triển stablecoin được hỗ trợ bởi đô la Mỹ. Tuy nhiên, không giống như nhiều dự án tương tự khác đang hoạt động, dự án này ấn định ngày phát hành mặc dù thời gian được đưa ra khá chung chung: mùa hè 2018. Về mặt kỹ thuật, USDC sẽ là token ERC-20 dựa trên mạng Ethereum, trong khi fiat dự phòng sẽ được lưu trữ trong một tài khoản ngân hàng có thể kiểm toán được.

Điều khiến USDC khác biệt với những stablecoin khác là nó có đặc quyền kh có được bước tăng trưởng nhảy vọt: Circle, nền tảng có bảy triệu người dùng, đang tìm cách tích hợp USDC vào ứng dụng thanh toán Circle Pay cũng như trong Circle Trade, một dịch vụ giao dịch OTC tiền mã hóa và là nhà cung cấp thanh khoản. Công ty cũng có kế hoạch cung cấp USDC trên sàn giao dịch tiền mã hóa oloniex. Người đồng sáng lập Sean Neville cho biết Circle vẫn chưa quyết định liệu họ có tính phí cho các trader sử dụng USDC hay không, vì mục đích chính của họ là tăng lưu thông.

Triển vọng thị trường STO trong năm 2019

Làm thế nào để định giá một STO (Security Token)

MỚI CẬP NHẬT

Unichain dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2025

Unichain, một giải pháp Layer 2 tập trung vào DeFi được xây dựng trên OP Stack và phát triển bởi Uniswap, dự kiến sẽ...
OpenAI

Ý phạt OpenAI 15 triệu đô la vì vi phạm quyền riêng tư và...

Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Ý đã phạt OpenAI 15,7 triệu đô la (15 triệu euro) và ra lệnh cho nhà sản...

3 đợt mở khóa token không thể bỏ lỡ trong tuần này

Để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thị trường, các đợt mở khóa token trước đây thường được giới hạn theo các...

Metaplanet vừa mua dip 620 Bitcoin, nâng tổng nắm giữ lên 1.762 BTC

Công ty đầu tư Nhật Bản Metaplanet vừa thực hiện giao dịch mua Bitcoin lớn nhất từ trước đến nay, thu về gần 620...
token BUIDL của BlackRock làm tài sản hỗ trợ stablecoin Frax USD

Frax Finance cân nhắc dùng BUIDL của BlackRock để hỗ trợ stablecoin frxUSD

Frax Finance, một giao thức stablecoin phi tập trung, đang cân nhắc tích hợp token BUIDL của BlackRock làm tài sản dự trữ hỗ...
Thượng nghị sĩ Lummis đề xuất bán vàng của Fed để đầu tư dự trữ Bitcoin

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất trao quyền sở hữu Bitcoin cho Fed

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Cynthia Lummis gần đây đã tái khẳng định kế hoạch mở rộng phạm vi cho phép Cục Dự trữ...
SOL-giam

Việc rút 1,1 tỷ USD đẩy TVL của Solana (SOL) xuống mức thấp hàng...

Tổng giá trị bị khóa (TVL) của Solana đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong tháng này, phản ánh sự suy giảm hoạt...
btt-giam

BitTorrent (BTT) phục hồi, nhưng đà tăng có thể không bền vững

BTT, token gốc vận hành nền tảng chia sẻ tệp ngang hàng (P2P) phi tập trung BitTorrent, đã trở thành tài sản có mức...
Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt qua 1 tỷ đô la nguồn cung

Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt 1...

Trong tháng qua, thị trường stablecoin đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, đạt mức hơn 200 tỷ USD. Đáng chú ý, hai...
btc-phuc-hoi

2,25 tỷ USD Bitcoin rút khỏi sàn giao dịch: Tín hiệu cho đợt phục...

Tính đến thời điểm hiện tại, tiền điện tử hàng đầu đang giao dịch ở mức $93.893, thấp hơn ngưỡng quan trọng $100.000. Điều đáng...

Giá Coin hôm nay 23/12: Bitcoin trượt về dưới $94.000, altcoin đỏ lửa, Phố...

Bitcoin tiếp tục trượt về quanh $94.000, khép lại tuần qua trong sắc đỏ sau đợt phục hồi vào ngày cuối tuần. Chứng khoán Mỹ Hợp...

XRP có nguy cơ giảm xuống 1 đô la tương tự năm 2018

Sau một đợt tăng trưởng đột biến gần 500% trong những tuần qua, giá XRP có vẻ như đang tiếp cận mức trần cục...
4-altcoin-bitcoin-dieu-chinh

4 altcoin tiềm năng vượt mặt thị trường khi Bitcoin điều chỉnh

Bitcoin đã giảm khoảng 8% trong tuần qua, nhưng một dấu hiệu tích cực là phe bò đã mua vào mạnh mẽ ở các...

Trump bổ nhiệm cựu cầu thủ bóng đá Bo Hines làm người đứng đầu...

Vào Chủ nhật trên Truth Social, Donald Trump đã bổ nhiệm hai nhân vật mới làm cố vấn về các vấn đề kinh tế. Đáng...

Liệu Ethereum có cần “Michael Saylor” của riêng mình?

Nhà giáo dục và người ủng hộ Ethereum, Anthony Sassano đã đưa ra lập luận rằng một người nào đó sẽ thay mặt cho...

Stablecoin RLUSD của Ripple Labs là gì?

RLUSD là một loại stablecoin được phát triển bởi Ripple Labs, tổ chức đứng sau XRP. Với mục tiêu tạo ra một loại tiền...