Bitcoin bắt đầu tuần thứ hai của tháng 4 trong tình trạng suy yếu dần khi phe bò đấu tranh duy trì mức hỗ trợ trên 40.000 đô la.
Sau ngày cuối tuần ít biến động, mức đóng tuần mới nhất đã chứng kiến thị trường căng thẳng trở lại và theo phong cách cổ điển, BTC giảm vào những giờ cuối cùng của chủ nhật.
Hiện tại, hodler trung bình có cảm giác bị mắc kẹt giữa hai ngưỡng. Họ là các lực lượng vĩ mô hứa hẹn thay đổi xu hướng lớn nhưng đang diễn ra chậm chạp, trong khi nhu cầu của người mua “nghiêm túc” không cho thấy động tĩnh gì trong các loại tiền điện tử trên diện rộng hơn.
Đồng thời, những người tham gia không có dấu hiệu nghi ngờ về tương lai, bằng chứng là các yếu tố cơ bản về mạng Bitcoin ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại.
Các yếu tố đối lập này có vẻ khiến hành động giá dường như không biết phải đi đâu tiếp theo. Điều gì có thể thay đổi tình hình trong tuần tới?
Hãy xem xét 5 tín hiệu tiềm năng cho giá Bitcoin khi có khả năng chuẩn bị retest mức 40.000 đô la.
Không có “lượng rút tiền lớn” cho Bitcoin?
Thứ 2 bắt đầu với việc Bitcoin lấy lại mức 42.000 đô la sau khi giảm xuống mức đóng tuần trong thời gian ngắn.
Ghi nhận mức giá 41.771 đô la trong quá trình này, Bitcoin do đó đã chứng kiến ngưỡng thấp nhất trong nhiều tuần, khớp với mức từ ngày 23/3.
Biểu đồ nến BTC 1 giờ | Nguồn: TradingView
Theo đó, tiền điện tử lớn nhất cũng từ bỏ tất cả lợi nhuận đạt được trong giai đoạn giữa để quay trở lại mức cao nhất của phạm vi giao dịch từ tháng trước. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến retest mức kháng cự trước đó thành hỗ trợ và thay vì lo sợ điều tồi tệ nhất, nhiều trader hy vọng rằng sẽ sớm đảo chiều.
Perfect confluence with my analysis. Bullish retest of flipped weekly level, finex whale filling bids, I’m buying the dip. If you want to wait for confirmation you can wait for a monthly close to confirm. Either way have a plan here so emotion doesn’t control your decisions. $BTC https://t.co/w4rKkaTr4C
— Credible Crypto (@CredibleCrypto) April 11, 2022
“Retest tăng giá mức hàng tuần đã lật, cá voi finex lấp đầy bid, tôi đang mua dip. Nếu bạn muốn chờ xác nhận, bạn có thể đợi đóng tháng để xác nhận”.
Credible Crypto đã bình luận về cả hoạt động mua từ cá voi của Bitfinex và dữ liệu biểu đồ mới, cho thấy chỉ báo Aroon của Bitcoin đã chuyển sang xu hướng tăng giá trong những ngày gần đây.
Được thiết kế để xác định xu hướng tăng hoặc giảm trong một tài sản, Aroon chỉ thực hiện các “giao cắt” từ giảm sang tăng như vậy 6 lần kể từ năm 2017 – thời điểm xuất hiện mô hình đỉnh suy thoái trước đó của Bitcoin.
Trader và nhà phân tích Rekt Capital cũng đưa ra nhiều lý do để tăng giá cho Bitcoin, nhưng mức đóng tuần tại khoảng 42.150 đô la cuối cùng gây thất vọng so với mục tiêu 43.100 đô la mà anh ấy đặt ra.
“Nến BTC hàng tuần đóng như thế này và retest ~43.100 đô la khi hỗ trợ mới sẽ thành công. Do đó, BTC sẽ được định vị để tăng cao hơn trong phạm vi ~43.100-52.000 đô la, theo vòng tròn màu xanh trước đó”, anh giải thích cùng với biểu đồ vào chủ nhật.
Nguồn: Rekt Capital
Trong khi đó, Michaël van de Poppe cũng lưu ý đợt giảm giá vào chủ nhật đã đóng khoảng trống chênh lệch hợp đồng tương lai CME để đưa ra mục tiêu giá ngắn hạn khi bắt đầu giao dịch ngày thứ 2.
Cổ phiếu bị áp lực trên diện rộng
Hôm nay là một ngày ảm đạm đối với cổ phiếu khi châu Á dẫn đầu với mức thua lỗ trên diện rộng do các lệnh phong tỏa virus Corona mới nhất của Trung Quốc.
Cả chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng của Hồng Kông đều giảm hơn 2% trong giao dịch buổi sáng.
Ở châu Âu, thị trường chưa mở cửa nhưng căng thẳng địa chính trị đang diễn ra tập trung vào Nga không có dấu hiệu thay đổi.
Tia hy vọng cho đồng euro xuất hiện từ sự lấn lướt của Tổng thống Pháp đương nhiệm Emmanuel Macron so với đối thủ cực hữu Jean-Marie Le Pen trong các cuộc thăm dò.
Tuy nhiên, ngoài ngắn hạn, giới nhà phân tích đang chú ý đến các xu hướng: lạm phát tăng nhanh, thị trường trái phiếu thua lỗ và không có khả năng các ngân hàng trung ương sẽ phản ứng cho đến nay.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ họp trong tuần này với trọng tâm chính là kiểm soát lạm phát – chấm dứt việc mua tài sản và tăng lãi suất.
The biggest bond bubble in 800yrs continues to deflate after the start of the Fed’s rate-hike cycle, ahead of next week’s #ECB meeting & as rising #inflation shakes up bond mkts. Value of global bonds has dropped by another $960bn this week, bringing total loss from ATH to $6tn. pic.twitter.com/g78Pu2dyLo
— Holger Zschaepitz (@Schuldensuehner) April 10, 2022
“Bong bóng trái phiếu lớn nhất trong 800 năm tiếp tục xì hơi sau khi bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất của Fed, trước cuộc họp vào tuần tiếp theo của ECB & khi lạm phát gia tăng làm rung chuyển thị trường giao dịch trái phiếu. Giá trị trái phiếu toàn cầu giảm thêm 960 tỷ đô la trong tuần này, nâng tổng số lỗ từ ATH lên 6 nghìn tỷ đô la”.
Tình hình này nhấn mạnh những khó khăn mà cổ phiếu và tài sản rủi ro phải đối mặt trong bối cảnh hiện nay. Khi các nhà bình luận đồng ý môi trường lạm phát và các biện pháp liên quan của ngân hàng trung ương sẽ làm giảm nhu cầu đối với Bitcoin và tiền điện tử, mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng được thể hiện rõ ràng.
Trong một bài đăng trên Twitter trước đó vào tuần trước, Holger Zschaepitz đã tiết lộ ví dụ như đối với tất cả các mức tăng của S&P 500, quyết định mua tài sản của Fed có nghĩa là tiến độ thực tế không thay đổi kể từ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
“Đặt mọi thứ vào bối cảnh: S&P 500 có thể đã đạt ATH mới trong ngày hôm nay, nhưng nếu bạn đặt chỉ số này trong mối quan hệ với bảng cân đối kế toán của Fed, nó đang giao dịch ở mức tương tự như năm 2008, cổ phiếu giao dịch đi ngang kể từ đó. Năm 2008, về cơ bản làm mất tác dụng của việc mở rộng bảng cân đối kế toán”.
Nguồn: Holger Zschaepitz
Giảm cùng nhau?
Đối với Arthur Hayes, cựu CEO của công ty phái sinh khổng lồ BitMEX, trường hợp lạc quan của Bitcoin như một kho lưu trữ giá trị khi đối mặt với thất bại của fiat vẫn còn đó. Vấn đề là kịch bản như vậy vẫn chưa phải là hiện thực.
Trong bài đăng trên blog mới nhất, Hayes đã lặp lại cảnh báo thua lỗ sẽ xảy ra trước lợi nhuận cho nhà đầu tư trung bình có rủi ro tài sản đáng kể.
Tương lai có thể chứng kiến sự thay đổi quyền bá chủ từ đô la Mỹ sang các tài sản khác theo các quốc gia và cá nhân, nhưng trong thời gian chờ đợi, các lực lượng vĩ mô sẽ tiếp tục gây thiệt hại cho tiền điện tử.
Nếu cổ phiếu giảm giá khi các ngân hàng trung ương hành động, theo danh nghĩa là để chống lại lạm phát, mối tương quan ngày càng tăng của tiền điện tử đối với chúng sẽ chỉ dẫn đến một kết quả.
“Tương quan ngắn hạn (10 ngày) là cao và tương quan trung hạn (30 ngày và 90 ngày) đang tăng lên và về bên phải. Đây không phải là những gì chúng tôi muốn”, Hayes lập luận về mối tương quan giữa tiền điện tử với Nasdaq 100 (NDX).
“Đối với tôi để phất cờ ủng hộ bán fiat và mua tiền điện tử trước cuộc khủng hoảng NDX (giảm 30% đến 50%), các mối tương quan trên tất cả các khung thời gian cần phải có xu hướng thấp hơn một cách rõ ràng”.
Liệu cổ phiếu có thực sự giảm một nửa giá trị do Fed và các hành động của họ? Câu trả lời tùy thuộc vào suy đoán của mỗi người, Hayes nói.
“Giảm 30%? … Giảm 50%? … Dự đoán của bạn cũng có giá trị như của tôi. Nhưng nói rõ rằng Fed không có kế hoạch sớm tăng bảng cân đối kế toán, có nghĩa là cổ phiếu sẽ không tăng cao hơn nữa”, anh ấy nói thêm.
Bảng cân đối kế toán của Cục Dự trữ Liên bang tính đến ngày 4/4 | Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang
Tâm lý khác biệt với thị trường truyền thống
Với tình hình ảm đạm về vĩ mô trong thời gian tới, không có gì ngạc nhiên khi tâm lý thị trường đang giảm nhịp.
Sau khi cảm nhận được “lòng tham” trong không gian tiền điện tử vào cuối tháng 3, chỉ số sợ hãi & tham lam tiền điện tử hiện đã trở lại chắc chắn trong lãnh thổ “sợ hãi”.
Tương tự chỉ số sợ hãi & tham lam trên thị trường truyền thống, chỉ số này giảm một nửa số điểm bình thường trong vòng chưa đầy 2 tuần khi các trader trở nên lo lắng.
Vào thứ 2, chỉ số sợ hãi & tham lam đo được 32/100, trong khi thị trường truyền thống cao hơn ở mức 46/100, được định nghĩa là “trung lập”.
Mặt khác, Van de Poppe cũng nhắc nhở độc giả không nên giao dịch dựa trên những tín hiệu thiên về cảm xúc.
“Mọi người đều rất lạc quan trên thị trường, nhưng bây giờ thị trường bắt đầu điều chỉnh và nỗi sợ hãi bao trùm. Tâm lý không phải là một chỉ báo tuyệt vời về cách bạn nên giao dịch thông thường”, anh tóm tắt.
Chỉ số sợ hãi & tham lam tiền điện tử | Nguồn: Alternative.me
Các yếu tố cơ bản giữ vững niềm tin
Một tia hy vọng đến từ nguồn quen thuộc trong tuần này. Bất kể các đợt giảm giá, độ khó mạng của Bitcoin chỉ giảm 0,4% trong vài ngày tới.
Có thể cho rằng khía cạnh quan trọng nhất trong mô hình tự duy trì của mạng Bitcoin là độ khó sẽ điều chỉnh giảm xuống từ mức cao nhất mọi thời đại để phản ánh những thay đổi trong thành phần khai thác.
Quy mô điều chỉnh nhỏ chứng tỏ các thợ mỏ vẫn ổn định về mặt tài chính ở mức hiện tại và không gặp khó khăn mặc dù tuần trước giá BTC giảm 10%.
Biểu đồ độ khó trung bình trong 7 ngày của Bitcoin | Nguồn: Blockchain
Dữ liệu khác hỗ trợ lập luận này, với hashrate ước tính từ nguồn giám sát tài nguyên MiningPoolStats cũng kéo dài ở mức cao kỷ lục.
Ngành khai thác tiếp tục thu hút đầu tư lớn. Đơn cử như Blockstream đã công bố một trang trại chạy bằng năng lượng mặt trời vào tuần trước được thiết lập để tạo ra hashrate 30 petahashes mỗi giây sau khi hoạt động.
Biểu đồ hashrate ước tính của Bitcoin | Nguồn: MiningPoolStats
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- ApeCoin nhấp nháy tín hiệu mua – Tiếp theo là gì?
- Tỷ phú giàu thứ ba Mexico cảnh báo lạm phát đô la Mỹ nghiêm trọng, khuyên mua Bitcoin để tự bảo vệ mình
- Các chỉ báo cho thấy BTC được định vị để bùng nổ trong thời gian tới
Đình Đình
Theo Cointelegraph