Bitcoin (BTC) đã giao dịch trong phạm vi hẹp từ $107.300 đến $110.600 kể từ hôm thứ Tư, thúc đẩy suy đoán về khả năng giá tăng đột ngột.
Những người tham gia thị trường ngày càng tự tin rằng các đợt bơm thanh khoản mới từ ngân hàng trung ương lớn có thể đóng vai trò là chất xúc tác cho đợt tăng trưởng của Bitcoin.

Nhà phân tích thị trường TedPillows chỉ ra rằng Bitcoin đã tụt hậu so với biểu đồ cung tiền toàn cầu. Nếu mối tương quan trong quá khứ giữa hai loại tiền tệ này vẫn còn nguyên vẹn, Bitcoin có thể sẽ bật tăng mạnh. Ngoài ra, nhà phân tích này cũng lập luận rằng việc trì hoãn thời hạn áp thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ “là tín hiệu xanh” để Bitcoin hướng đến $120.000.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ – Scott Bessent cho biết thuế nhập khẩu sẽ tăng vào ngày 11 tháng 8 đối với các quốc gia chưa đạt được thỏa thuận với chính quyền của Tổng thống Donald Trump. Ban đầu, Mỹ đã ấn định thứ Tư là thời hạn đàm phán, vì vậy các nhà đầu tư hoan nghênh việc gia hạn này như dấu hiệu tiến triển trong việc tránh chiến tranh thương mại.

Vào hôm thứ Bảy, nhu cầu về quyền chọn bán (put) trên Deribit tăng vọt, đẩy tỷ lệ put-to-call lên mức cao nhất trong hơn một năm. Mặc dù hoạt động bất thường này có thể phản ánh nhu cầu bảo vệ rủi ro giảm giá tăng cao, nhưng hiệu ứng này dường như đã biến mất. Đến ngày thứ Hai, chỉ báo đã trở lại mức 0,8, thiên về quyền chọn mua (call).
Nếu trader tăng đáng kể các khoản cược giảm giá có đòn bẩy của họ vào Bitcoin, thì mức phí premium trên hợp đồng tương lai BTC có thể sẽ bị ảnh hưởng.
Trong điều kiện trung lập, các hợp đồng hàng tháng thường giao dịch ở mức phí premium từ 5% đến 10% so với giá giao ngay, để đổi lại cho thời gian thanh toán dài hơn. Nhu cầu Short (bán) tăng đột biến có xu hướng đẩy mức phí premium này xuống dưới 5%.

Dữ liệu tương lai hỗ trợ cho quan điểm về tâm lý bi quan gia tăng vào cuối tuần, vì phí bảo hiểm tương lai BTC giảm xuống còn 3,5% vào thứ Bảy, giảm từ mức 4,5% vào thứ Sáu. Tuy nhiên, đến thứ Hai, mức phí bảo hiểm đã tăng lên trên mức trung lập 5%, mặc dù BTC giao dịch dưới $108.000.
Các công cụ phái sinh Bitcoin cho thấy tâm lý cải thiện bất chấp nỗi lo suy thoái rộng hơn
Các số liệu về công cụ phái sinh Bitcoin có thể vẫn chưa báo hiệu động lực tăng giá, nhưng nhu cầu bảo vệ trước rủi ro giảm giá dường như đã qua. Sự thay đổi này cho thấy sự tự tin từ các nhà đầu tư, đặc biệt đáng chú ý khi chỉ số S&P 500 suy yếu 0,9% vào thứ Hai.
Mối lo ngại về suy thoái kinh tế gia tăng sau khi Trump tuyên bố tăng thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Đáp lại, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần, vì các nhà đầu tư yêu cầu lợi nhuận cao hơn khi nắm giữ nợ chính phủ.

Những căng thẳng liên quan đến thương mại đã thúc đẩy sự thay đổi lớn hơn theo hướng tránh rủi ro. Tuy nhiên, khả năng Bitcoin duy trì trên mức $107.000, cùng với các chỉ số phái sinh được cải thiện, củng cố khả năng bật lên $120.000.
Cuối cùng, liệu dự đoán đó có thành sự thật hay không sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi trong nhận thức của các nhà đầu tư, từ việc coi Bitcoin là tài sản rủi ro sang coi nó là một biện pháp phòng ngừa rủi ro và hệ thống tài chính thay thế.
- SEC trì hoãn quyết định ETF Solana của Fidelity trong bối cảnh giám sát chặt chẽ
- Ethereum ngày càng được lòng giới đầu tư: Dòng tiền đổ vào ETH ETP cao gấp đôi Bitcoin
- Cảnh báo cú ‘bước hụt’ xuống $105.000: 5 diễn biến quan trọng với Bitcoin tuần này
Vincent
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Thẻ đính kèm:
- Bitcoin
- BTC
- Scott Bessent