Nhà kinh tế học người Mỹ Paul Krugman đã có một góc nhìn khác về Bitcoin, cho rằng đồng tiền mã hóa nổi bật này, cũng như các đồng tiền cùng loại với nó, đại diện cho một cuộc suy thoái kinh tế trong 300 năm và sẽ “có khả năng” hướng tới “sự sụp đổ hoàn toàn”.
Viết trong cột tin tức trên tờ New York Times của mình, Krugman – người đã từng xuất bản các bài báo mô tả bitcoin là “tà ác” và là “lừa đảo mã hóa dai dẳng” – đưa ra một lý do vì sao sự tiếp tục hoài nghi của ông đối với tiền mã hóa là hợp lý.
Người từng đoạt giải Nobel nói rằng ông có hai vấn đề chính với tiền mã hóa: chi phí giao dịch và “thiếu sự kết nối” (một thuật ngữ mỉa mai, bắt nguồn từ tranh cãi xung quanh token tiền mã hóa cùng tên).
Bitcoin mang kinh tế đi lùi lại ba thế kỷ
Krugman lập luận rằng, trong suốt bề dày lịch sử, tiền tệ đã dần dần phát triển theo hướng giao dịch không ma sát, lên đến đỉnh điểm trong chế độ tiền tệ hiện tại tập trung vào thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các phương thức thanh toán kỹ thuật số khác.
Ông cho biết, Bitcoin đại diện cho một sự tiến hóa ngược 300 năm bởi vì nó đưa ma sát trở lại vào hệ sinh thái tiền tệ dưới dạng các chi phí liên quan đến các giao dịch khai thác và xác nhận lịch sử blockchain:
“Được thiết lập để chống lại lịch sử [tiền tệ] hiện nay, sự nhiệt tình dành cho tiền điện tử có vẻ rất kỳ quặc, bởi vì nó hoàn toàn trái ngược với xu hướng dài hạn… Nói cách khác, những người đam mê tiền điện tử đang ăn mừng việc sử dụng công nghệ tiên tiến để thiết lập hệ thống tiền tệ đi lùi lại 300 năm. Tại sao bạn muốn làm điều đó? Nó sẽ giải quyết được vấn đề gì? Tôi chưa thấy câu trả lời nào rõ ràng cho câu hỏi đó”.
Trong khi thừa nhận rằng các chính phủ có “đôi khi lạm dụng đặc quyền tạo ra tiền tệ fiat”, Krugman nói rằng hệ thống ngân hàng trung ương thông thường đã thực hiện công việc “khá tốt”, cung cấp cho người dùng giao dịch ma sát thấp và sức mua ổn định. Bitcoin – hiển nhiên bạn đã có thể đoán được rằng – nó không hữu ích như một phương tiện trao đổi hoặc một vật tích trữ giá trị.
Tiền mã hóa “thiếu sự kết nối”
Sau đó Krugman đối lập lại vấn đề thực sự của mình với tiền mã hóa nếu nó thực sự là tiền mặt kỹ thuật số và vàng kỹ thuật số. Ông tuyên bố, mọi người thường giữ tiền mặt theo mệnh giá lớn cho một mục đích: các hoạt động phạm pháp bao gồm trốn thuế. Bitcoin, ông nói, bị hạn chế trong cùng một trường hợp sử dụng.
Nhưng trong khi tờ 100 đô la có thể không phải là một phương tiện trao đổi hợp pháp hữu ích – nhiều cửa hàng không chấp nhận chúng – Krugman nói rằng chúng có một lợi thế chính so với bitcoin: giá trị của chúng là “gắn liền và kết nối” với giá trị của các hóa đơn mệnh giá nhỏ hơn, vốn “có giá trị cơ bản bởi vì những người đàn ông mang súng tuyên bố rằng chúng có giá trị, đơn giản là vậy.”
Ông tiếp tục:
“Ngược lại, tiền mã hóa không có điểm dừng, không có sự liên kết với thực tế. Giá trị của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào những kỳ vọng tự hoàn thành – có nghĩa là sự sụp đổ hoàn toàn là một khả năng thực sự. Nếu các nhà đầu cơ có một khoảnh khắc nghi ngờ, hay đột nhiên lo sợ rằng Bitcoin không có giá trị, thì Bitcoins sẽ trở nên vô giá trị.”
Vậy sự sụp đổ đó có xảy ra không? Krugman, về phần mình, nghĩ rằng nó sẽ xảy ra, mặc dù ông nói rằng nó có thể có khả năng chịu đựng để trở thành một tài sản cho thị trường chợ đen.
Nguồn: Tapchibitcoin/ccn
Xem thêm:
- CEO của Nasdaq tuyên bố: Tiền mã hóa vẫn có thể là “loại tiền tệ toàn cầu trong tương lai”.
- Tiền mã hóa là tương lai tất yếu của tiền tệ, thủ tướng Malta cho biết.