Mặc dù Bitcoin có xác suất cao về sự sụt giảm liên tục, nhưng nhiều chỉ số cho thấy giá có cơ hội lên tới 9,800 đô la.
Phân tích kỹ thuật
Bitcoin gần đây đã thoát ra khỏi giai đoạn hợp nhất kéo dài 3 tháng bắt đầu vào ngày 26/6 sau khi đạt đỉnh gần 14,000 đô la. Một đợt sụt giảm 19% đã đưa BTC xuống mức thấp 7,730 đô la vào ngày 30/9.
Dựa trên biểu đồ 1 tuần, đà giảm khiến Bitcoin test MA 100 tuần hiện đang đóng vai trò là mức hỗ trợ chính. Việc di chuyển xuống dưới MA này có thể báo hiệu sự sụt giảm hơn nữa đối với MA 150 hoặc 200 tuần, hiện ở mức tương ứng là 6,000 đô la và 4,650 đô la. Tuy nhiên, có vẻ như MA 100 tuần có thể có tiềm năng tiếp tục giữ giá Bitcoin như đã làm trong các thị trường tăng giá trước đó.
Trong cùng một khung thời gian, các dải Bollinger khẳng định sự điều chỉnh gần đây là cần thiết để BTC test lại dải thấp hơn. Hiện tại, tiền điện tử hàng đầu có thể sớm tăng từ dải Bollinger giữa (MA 21 tuần).
Điều đáng chú ý là các dải Bollinger dường như cũng đã bắt đầu squeeze trên biểu đồ 1 tuần của BTC. Đây là dấu hiệu cho thấy giai đoạn hợp nhất mới giữa dải dưới và dải trên, tương ứng 7,700 đô la và 12,000 đô la. Theo sau squeeze thường là thời gian biến động cao. Càng squeeze lâu thì xác suất breakout càng cao. Do đó, phạm vi giao dịch 4,300 đô la này là vùng không giao dịch hợp lý cho mỗi chỉ số trên biểu đồ hàng tuần.
Việc phá vỡ trên 12,000 đô la có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể, đưa Bitcoin lên mức cao mới hàng năm. Trong khi đó, động thái dưới 7,700 đô la có thể báo hiệu giá giảm nhiều hơn nữa.
BTC/USD | Nguồn: TradingView
Quan sát biểu đồ 3 ngày, sự phục hồi của dải Bollinger giữa có vẻ khá tiềm năng. Trên thực tế, Bitcoin hiện đang cố gắng đạt được mức Fib 50% dưới dạng mức hỗ trợ. Nếu giá vượt lên trên vùng Fib này với khối lượng đủ lớn thì có thể kích hoạt xung lực tăng giá cho phép BTC test mức kháng cự tiếp theo xung quanh mức Fib 38.2%. Đây chính xác là nơi mà dải Bollinger giữa trên biểu đồ hàng tuần đang chiếm lĩnh.
Ngoài ra, chỉ báo tuần tự TD cho thấy tín hiệu mua dưới dạng 13. Tín hiệu tăng ước tính BTC có thể tăng trong 3 đến 12 ngày tới. Tuy nhiên, BTC hiện đang trên 7 nến đỏ và đếm ngược giảm xuống còn 9. Do đó, mức đóng trên Fib 50% và khối lượng tăng đột biến có thể xác nhận BTC thực sự sẽ tăng trở lại.
Khả năng Bitcoin phải tăng lên đến dải Bollinger giữa hoặc mức Fib 38.2% (9,800 đô la) giảm khi các chỉ số kỹ thuật hiển thị trên biểu đồ 1 ngày.
Trong khung thời gian này, BTC dường như đã phá vỡ mức hỗ trợ thấp hơn của tam giác giảm dần đang hình thành kể từ mức đỉnh gần 14,000 đô la vào ngày 26/6. Đây được coi là mô hình dự báo giảm giá 31.5% (được xác định bởi chiều cao của tam giác) có thể đưa Bitcoin xuống 6,500 đô la. Cho đến nay, BTC đã giảm mạnh 19% từ điểm breakdown của tam giác giảm dần 9,500 đô la để về mức thấp 7,730 đô la.
Ở một góc nhìn khác, Bitcoin có thể đang tiếp tục quỹ đạo trong kênh song song giảm dần trên biểu đồ hàng ngày. Hiện tại, giá dường như đang test mức kháng cự được đưa ra bởi đường giữa của kênh. Nếu BTC vượt lên trên khu vực này có thể sẽ đẩy nhanh áp lực mua BTC, đưa nó lên đỉnh kênh, cũng ở mức 9,800 đô la. Đây là nơi có dải Bollinger giữa trên biểu đồ hàng tuần và mức Fib 38.2% trên biểu đồ 3 ngày. Ngược lại, nếu đường giữa của kênh từ chối Bitcoin, có thể gây ra sự điều chỉnh tiếp theo cho đến cuối kênh, khoảng 7,000 đô la hoặc thấp hơn.
Tỷ lệ thống trị thị trường
Mặc dù xu hướng của Bitcoin về mặt kỹ thuật dựa vào khả năng vượt qua hoặc bị từ chối ở mức kháng cự 8,500 đô la, tỷ lệ thống trị thị trường ít mơ hồ hơn.
Trong suốt cả năm, Bitcoin đã tăng lên mức thống trị chưa từng thấy kể từ năm 2017. Động thái là do sự hình thành tam giác tăng dần trên biểu đồ 1 tuần dự báo mức tăng 38.7% (được xác định theo chiều cao của tam giác) có thể đưa BTC đạt đến 80% thị phần. Tuy nhiên, có vẻ như sự thống trị của BTC đã đạt đỉnh 73.4% và bây giờ có thể bước vào giai đoạn điều chỉnh khi gần đây đã di chuyển xuống dưới mức hỗ trợ 71.5%.
Xu hướng breakout khỏi mô hình tam giác tăng dần thường dẫn đến đảo ngược về điểm breakout, nên BTC có thể sớm lấy lại để có 60% thị phần.
Kịch bản tương tự được nhìn thấy từ các đường MA. Vì sự thống trị của BTC đã di chuyển xuống dưới MA 200 tuần nên có thể bị điều chỉnh xuống MA150 tuần, khoảng 60%. Tất cả những điều này trùng khớp với một trong những báo cáo gần đây nhất của Binance, cho thấy sự thống trị của BTC sẽ quay trở lại phạm vi 50 – 60%. Cụ thể:
“Chúng tôi vẫn tin tưởng vào điều này, một phần vì sự thống trị của BTC đã dưới 60% trong thời gian dài từ tháng 5/2017 đến tháng 6/2019. Chỉ trong 3 tháng qua, sự thống trị của BTC đã tăng vọt và thế giới tiền điện tử đã tìm ra cách khiến mọi người cảm thấy như một tù nhân của thời điểm này. Mặc dù vậy, tuy khôn ngoan trong ngắn hạn, nhưng sự thống trị của BTC có thể đang chựng lại”.
Tỷ lệ thống trị của Bitcoin | Nguồn: TradingView
Kết luận
Bitcoin hiện đang ở thời điểm then chốt được đánh dấu tại mức kháng cự 8,500 đô la. Nếu giá có thể đóng trên điểm kháng cự này, nó có thể báo hiệu xung lực tăng giá 15% để đạt 9,800 đô la. Mặt khác, nếu áp lực bán tăng và mức kháng cự 8,500 đô la từ chối BTC, giá có thể sẽ tiếp tục giảm xuống mức tiếp theo hoặc mức kháng cự khoảng 7,000 đô la và 6,500 đô la.
Hiện chưa rõ xu hướng Bitcoin từ những mức giá hiện tại nên sẽ khôn ngoan hơn khi chờ đợi một sự phá vỡ hoặc từ chối rõ ràng trước khi tham gia bất kỳ giao dịch nào.
Giá Bitcoin hôm nay | Nguồn : Coinmarketcap
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Ukraine có kế hoạch hợp pháp hóa Bitcoin để thu thuế Trader
- Đây là lý do tại sao giá Bitcoin có thể sớm phục hồi lên 10.000 đô la
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Cryptoslate