Bất chấp hành động giá giảm trong 2 ngày qua, Bitcoin đã có một đợt tăng đáng chú ý trong 5 tuần.
Như nhà phân tích JofDom lưu ý, tiền điện tử hàng đầu đã hoạt động tốt đến sáng thứ 2 và hình thành 5 nến xanh liên tiếp lần đầu tiên kể từ bull run nhỏ của năm 2019. Những nến này đại diện cho động thái tăng gần 100%.
Looks like it’ll be a 5th green week in a row for $BTC… Unless we drop ~300$ before the close https://t.co/fZ9bdHExX2 pic.twitter.com/5sG6lxS5tJ
— Jo (@JofDom) April 19, 2020
Nó cực kỳ hấp dẫn khiến các nhà phân tích muốn nhiều hơn nữa. Chẳng hạn, một trader đã công bố biểu đồ dưới đây, cho thấy có những điểm tương đồng đáng chú ý giữa đáy đã xảy ra vào tháng 12/2019 đến tháng 1/2020 và bây giờ. Anh đã đi xa đến mức đề nghị rằng lịch sử lặp lại và 9.500 đô la sắp xảy ra.
Vấn đề là còn quá sớm để biết xu hướng này sẽ diễn ra như thế nào.
Trong 2 ngày qua, Bitcoin thấp hơn mức cao cuối tuần và mức đóng tuần, điều này có thể dẫn đến nến hàng tuần màu đỏ đầu tiên trong hơn một tháng. Và thống kê cho thấy nếu gấu tiếp tục khẳng định quyền kiểm soát, BTC sắp giảm xuống thậm chí thấp hơn.
Thống kê: Bitcoin có thể giảm trong những ngày tới
Nhà thống kê JofDom lưu ý rằng mỗi lần Bitcoin kết thúc chuỗi chiến thắng kéo dài 5 tuần, nó đã được đánh dấu bằng động thái giảm thấp hơn mức trung bình -11,69%, với biên độ di chuyển tối thiểu -1,23% và tối đa -27,11% .
Như vậy, gấu có thể lật ngược tình thế và chấm dứt chuỗi tăng giá. Theo thống kê, giá có khả năng giảm xuống còn 6.200 đô la, thấp hơn 12% so với mức mở hàng tuần, phù hợp với dữ liệu của JofDom.
Điều quan trọng cần lưu ý là kịch bản giảm giá chưa được xác nhận. Trong khi Bitcoin đã giảm 4% kể từ khi mở hàng tuần thì nhà thống kê xác nhận chỉ 50% thời gian trong lịch sử BTC không hình thành nến hàng tuần thứ sáu trong hàng nến màu xanh.
50% không phải là tỷ lệ cược lớn, nhưng nó hoàn toàn khả thi đối với bò.
Chứng khoán lao dốc có thể khuyến khích gấu
Tuy nhiên, với việc chứng khoán đảo chiều sau khi tăng 30%, có vẻ như gấu sắp được tiếp thêm sức mạnh.
Sau khi đạt xấp xỉ 2.900 điểm vào cuối tuần trước, S&P 500 đã bắt đầu đảo ngược, với hợp đồng tương lai giảm xuống còn 2.770 do ảnh hưởng của giá dầu âm trên thị trường toàn cầu.
Trong một lưu ý được công bố vào ngày 15/4, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Thành phố Kansas khẳng định Bitcoin chắc chắn không phải là nơi trú ẩn an toàn vì hoạt động giống như tài sản rủi ro hơn vàng kỹ thuật số.
Chi nhánh ngân hàng trung ương đã trích dẫn dữ liệu của Bloomberg cho thấy Bitcoin đang trong giai đoạn “căng thẳng” và hoạt động với mối tương quan tích cực cùng chỉ số S&P 500 ở “mức đáng kể 5%”.
Nghiên cứu này đề xuất rằng nếu thị trường chứng khoán và các thị trường khác bị bán tháo một lần nữa, BTC và phần còn lại sẽ không thể tỏa sáng.
Phân tích kỹ thuật
Bitcoin đã không thể duy trì trên 7.000 đô la sau khi hợp đồng tương lai dầu của Mỹ giảm xuống dưới 0 lần đầu tiên, kích hoạt thiết lập giảm giá truyền thống.
Tiền điện tử chuẩn đã giảm 1,6% và đạt mức thấp mới trong ngày 6.785 đô la trên sàn giao dịch Coinbase. Động thái giảm xuất hiện cùng với tâm trạng phòng thủ rủi ro tại các thị trường truyền thống, cho thấy trader đã thanh lý vị trí Bitcoin có lợi nhuận để bù lỗ ở nơi khác.
Trong mọi trường hợp, Bitcoin giảm giá đã chuyển trọng tâm trở lại thiết lập nêm tăng. Từ ngày 16/3 đến ngày 9/4, Bitcoin đã hình thành cấu trúc đi lên co hẹp chứa nhiều mức cao và thấp, với khối lượng giảm khi giá tăng.
BTC/USD khi xuất hiện bẫy đi ngang | Nguồn: TradingView.com, Coinbase
Vào ngày 10/4, giá đã breakout giảm, xác nhận đó là nêm tăng. Tuy nhiên, chỉ là xác nhận một phần, vì breakout diễn ra mà không có khối lượng mở rộng. Do đó, động thái giảm giá thiếu một xác nhận giảm giá.
Bitcoin hiện đang ở bên trong kênh đi ngang kể từ khi breakout nói trên. Nhưng động thái giảm vào thứ ba đã đẩy nó xuống dưới 2 mức hỗ trợ hội tụ quan trọng: MA 50 kỳ và mức sàn 7.000 đô la. Mặt khác, sự biến động của Bitcoin đang giảm dần, theo chiều rộng của dải bollinger (BB).
BB của BTC/USD có độ rộng 0,09 | Nguồn: TradingView.com, Coinbase
Chỉ số dưới 0,1 tức là Bitcoin sẽ breakout. Nhưng cuộc khủng hoảng toàn cầu đang diễn ra cảnh báo về động thái giảm. Hành động như vậy có thể xác nhận breakout nêm tăng nói chung.
Do đó, rủi ro Bitcoin sẽ giảm sâu hơn – bằng với chiều cao của nêm tương đương khoảng 1.800 đô la. Điều đó đặt mục tiêu giảm giá trung hạn gần 5.300 đô la.
Mặt khác, breakout tăng sẽ thấy giá test mức kháng cự được tô đỏ như trong biểu đồ BTC/USD ở trên. Khu vực này trước đó đã giới hạn Bitcoin tối đa hóa các động thái tăng giá, điều đó có nghĩa là khả năng giá xác nhận mô hình nêm tăng vẫn còn.
Trong khi đó, các trader có thể muốn giữ mức sàn chính, đặc biệt là trước sự kiện halving Bitcoin vào tháng tới. Như vậy, nếu giá duy trì trên mức hỗ trợ của kênh đi ngang bôi đen, thì nó có thể lấy lại MA 50 kỳ và 7.000 đô la dưới dạng hỗ trợ, cho phép các trader tìm kiếm cơ hội đột phá trên thanh màu đỏ.
Bullish case for #Bitcoin
- Crude oil collapse = cheap energy.
– Fear of hyperinflation rising.
– Taditional markets proven a joke.
– Commodities in turmoil.
– Consumers turning to savers.
– Hashrate + difficulty all time high.
– S2F model value < 1.
– Halving in 20 days.🚀
— A v B (@ArminVanBitcoin) April 21, 2020
“Trường hợp tăng giá cho Bitcoin
Giá dầu lao dốc = năng lượng rẻ.
– Nỗi sợ siêu lạm phát gia tăng.
– Thị trường truyền thống như một trò đùa.
– Hàng hóa hỗn loạn.
– Người tiêu dùng chuyển sang tiết kiệm.
– Hashrate + độ khó đạt ATH.
– Giá trị mô hình S2F <1.
– Halving sau 20 ngày nữa”.
Bứt phá trên đó sẽ giúp Bitcoin test 9.000 đô la làm mục tiêu tăng giá chính.
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Một tương lai phi tiền mặt báo trước việc chấp nhận hàng loạt Bitcoin và tiền điện tử
- Các nhà đầu tư tổ chức đang bắt kịp cơn sốt Bitcoin trước halving