Cùng với thị trường tiền điện tử nói chung, đợt giảm giá gần đây của Bitcoin khiến nhiều người nhớ lại vụ sụp đổ ngày 19/5. Với việc BTC giảm 25% giá trị trong vài giờ, thị trường dường như quay lại mức cuối tháng 9. Trong khi BTC đang giao dịch quanh mốc 49.000 đô la vào thời điểm viết bài, nó đã chạm mức 42.000 đô la trong một khoảnh khắc ngắn.
Đợt giảm giá nói trên đã xóa sổ hàng loạt địa chỉ, gây thanh lý hàng tỷ đô la trên toàn thị trường. Vì vậy, câu hỏi bây giờ là liệu triển vọng tăng giá vĩ mô của Bitcoin có còn nguyên vẹn không?
Một số nhà đầu tư lớn chốt lời ồ ạt?
Sự khác biệt chính giữa tất cả những lần điều chỉnh trước với ngày 3/12 là lần này giảm đến 22%. Đây là đợt điều chỉnh lớn nhất kể từ ngày 19/5.
Điều quan trọng cần hiểu là lần này không phải thao túng như những lần điều chỉnh trước đó, mà có thể các nhà đầu tư lớn đang chốt lời. Động thái giảm diễn ra vào ngày cuối tuần, khi thị trường truyền thống đóng cửa.
Xu hướng thay đổi quyết liệt và điều kiện thanh khoản thấp đã dẫn đến khối lượng bán cao hơn.
Tuy nhiên, tại sao nó lại xảy ra đột ngột như vậy?
Tâm lý giảm giá có thể bắt nguồn từ các cổ phiếu truyền thống. Trong tuần qua, thị trường truyền thống đã bước vào giai đoạn điều chỉnh. Sự xuất hiện của biến thể Omicron đang làm lung lay khả năng phục hồi kinh tế về lâu dài sau Covid-19, dẫn đến tình trạng risk-off nghiêm trọng.
Thị trường risk-off (rủi ro cao) xảy ra khi các nhà đầu tư rút vốn khỏi một tài sản dễ biến động và chuyển vào lựa chọn an toàn hơn như vàng để tránh biến động trong ngắn hạn.
Nguồn: Glassnode
Theo đó, nó cũng góp phần xóa đòn bẩy trên thị trường hợp đồng tương lai Bitcoin. Hợp đồng mở đã giảm 5,4 tỷ đô la từ 22 tỷ đô la xuống 16,6 tỷ đô la – giảm 24,5%.
Vậy, lý do chính dẫn đến câu chuyện risk-off là gì?
Trong một thông báo gần đây, Ủy ban Thị Trường mở liên Bang (FOMC) chỉ ra rằng các nhà hoạch định chính sách đang đặt ra kế hoạch thu hẹp chương trình mua tài sản nghiêm ngặt hơn. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm mạnh vào tháng trước và Chủ tịch Cục dự trữ liên bang (Fed) Jerome Powell yêu cầu các nhà hoạch định chính sách xem xét giảm mua trái phiếu tại cuộc họp sắp tới vào ngày 14-15/12.
Ngoài ra, việc cắt giảm mua trái phiếu sẽ cho phép FOMC tăng lãi suất để giảm lo ngại về lạm phát.
Thomas Costerg, một nhà kinh tế học tại Picter Wealth Management, cho biết:
“Xác suất thu hẹp đang tăng lên. Fed không thể phớt lờ trước tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2%”.
Dip quá hạn
Trên biểu đồ hàng ngày, giá Bitcoin hoạt động trong cấu trúc nêm giảm kể từ vụ sụp đổ ngày 16/11. Quan sát cấu trúc lớn hơn trong tháng qua, có thể lập luận rằng lần giảm gần đây nhất xuống mức 42.000 đô la đã bị quá hạn.
Xem xét biểu đồ hàng tuần, có thể thấy rõ giá đã phá vỡ đường xu hướng MA50 sau sự cố ngày 4/12.
Nguồn: TradingShot
Trong các đợt điều chỉnh lớn trước đó, giá đã phá vỡ dưới mức này vào tháng 5 và sau đó một lần nữa vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, BTC luôn cố gắng giữ được mức này.
Trên thực tế, mức này đóng vai trò hỗ trợ cho đợt tăng +100% từ tháng 7 đến tháng 11. Do vậy, miễn là tuần đóng trên hoặc ít nhất quanh MA50 trên biểu đồ hàng tuần, Bitcoin có khả năng thiết lập hỗ trợ ở đó và bắt đầu đợt tăng mới.
Thật thú vị, một fractal (mô hình đã xảy ra nay lặp lại) RSI dường như cũng đang hoạt động ở đây. Quan sát biểu đồ ở trên, cấu trúc RSI xảy ra từ giữa năm 2019 đến đầu năm 2020 tương tự như đầu năm 2021 đến thời điểm viết bài. Chất xúc tác quan trọng trong cả hai trường hợp là bán tháo do lo ngại COVID.
Tuy nhiên, vụ sụp đổ này là do kết hợp nhiều yếu tố như tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tư bán lẻ, thị trường công nghệ lao dốc, thị trường tiền điện tử bị đòn bẩy quá mức, hợp đồng mở cao, funding rate dương,…
Vậy tiếp theo là gì?
Hiện tại, mặc dù giá đã phục hồi phần nào nhưng không thể loại bỏ khả năng giảm một lần nữa xuống 40.000 đô la hoặc thấp hơn.
Tuy nhiên, hai chỉ số tiện ích chính của BTC tiếp tục tăng – Một tín hiệu tốt. Lượng BTC lưu hành và số lượng địa chỉ hoạt động hàng ngày vào thời điểm viết bài đạt mức cao nhất trong 6 tháng. Trên thực tế, chúng vẫn đang tiếp tục xu hướng tăng.
Nguồn: Sanbase
Hơn nữa, tỷ lệ đòn bẩy ước tính đã giảm 22% chỉ trong một ngày, xảy ra lần cuối vào tháng 9 khi giá giảm 24% và chạm mức 40.000 đô la.
Trong trường hợp diễn ra cuộc biểu tình tương tự sau đó và giá của BTC có cấu trúc tương tự, có thể mong đợi mục tiêu tối thiểu tiếp theo là 75.000 đô la vào cuối tháng 1/2022.
Nguồn: CryptoQuant
Tại thời điểm viết bài, điều đáng mừng nhất là giá BTC đang phục hồi từ các mức thấp với động lực thị trường trông rất khác so với chu kỳ trước đó.
Mặc dù độ biến động vẫn cao, nhưng thị trường dường như đã chuyển từ đỉnh và bán tháo do FOMO gây ra sang tăng trưởng bền vững và trưởng thành hơn trong khi xả đòn bẩy. Tuy nhiên, với cấu trúc giá vẫn nghiêng về xu hướng giảm, tốt nhất bạn nên thận trọng cho dù có các động thái phục hồi.
Ngoài ra, người mua giao ngay vẫn đang tiếp tục nắm giữ. Do đó, Bitcoin có thể đảo ngược và tiếp tục tăng sau cuộc họp FOMC chính thức đưa ra xem xét thu hẹp chương trình mua tài sản.
Tuy nhiên, đây vẫn là thời điểm không chắc chắn đối với Bitcoin và thị trường tiền điện tử. Còn hơn một tuần nữa là diễn ra cuộc họp FOMC, cho thấy BTC vẫn cần phải giữ vững vị thế của mình trên thị trường.
Nếu thị trường truyền thống tiếp tục giảm, có khả năng Bitcoin sẽ đi theo con đường tương tự trong tương lai.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Số lượng node Bitcoin Lightning Network tăng 23% trong vòng 3 tháng, việc áp dụng BTC cho thanh toán tăng trưởng mạnh mẽ
- Hashrate Bitcoin tăng bất chấp giá giảm, Hashpower bí ẩn trở lại
- Top 5 token Metaverse đầy hứa hẹn có thể tăng lên $5 triệu
Đình Đình
Theo AZCoin News