Bitfinex đã phải tắt hệ thống trong vài giờ để bảo trì đột xuất, khiến cho rất nhiều nhà đầu tư hoang mang. Tin tức này tuy không ảnh hưởng tới giá của các đồng tiền mã hóa (thực tế thì giá còn tăng lên, điển hình là Bitcoin đã lên tới 7k7).
Khả năng duy nhất cho sự cố này là số lượng lệnh đặt quá lớn, tương đương với một cuộc tấn công DDOS. Nhưng Bitfinex thông báo rằng tất cả các quỹ đều an toàn.
Sau đó, Bitfinex đã công bố nguyên nhân của việc ngắt hệ thống trong 2 giờ qua:
“Nguyên nhân của việc ngắt hệ thống đã được xác định. Ngay khi chúng tôi khởi động lại thì chúng tôi bị DDOS tiếp. Trước đó chúng tôi ngừng hoạt động vì các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng bị quá tải. Cuộc tấn công đã khiến các máy chủ không đáp ứng nổi băng thông”.
Trước đó, Bitfinex đã bị mất một số tiền khá lớn vào năm 2016, lên tới 120.000 Bitcoin.
Một nguyên nhân khác khiến cho nhiều nhà đầu tư hoang mang là các giao dịch với đồng Tether (USDT) trên Bitfinex. Trong nhiều tháng nay, đã có những lo ngại rằng Bitfinex sẽ đóng cửa, khiến Tether trở nên vô giá trị. Đã có những bằng chứng cho thấy sự liên quan giữa Bitfinex và công ty phát hành Tether vào hồi tháng Giêng. Sàn giao dịch này đã nhận được trát hầu tòa của Ủy ban Giao dịch Hàng hoá Tương lai (CFTC). Tuy nhiên, Bitfinex vẫn hoạt động và dẹp bỏ mối hoài nghi từ phía khách hàng.
Nhưng ngay cả bây giờ, Binance có ví USDT lớn nhất, và Bitfinex cũng đã giảm các token niêm yết trên sàn giao dịch thì các giao dịch với USDT vẫn chiếm hơn 17% khối lượng Bitcoin, còn Bitfiex thì vẫn tập trung hơn 28% tất cả giao dịch Bitcoin.
Sàn giao dịch vẫn là một trong những yếu tố rủi ro nhất trong hệ sinh thái tiền mã hóa. Ngoài các cuộc tất công hoàn toàn như trường hợp Coincheck, các sàn giao dịch hiện tại phải hợp tác để kiềm chế các cuộc tấn công 51%. Các sàn giao dịch có thể nhận được tiền gửi, sau đó rút ra và bỏ lại một cái ví trống không.
Nguồn: TapchiBitcoin.vn/investing.com