Blockchain 3.0 là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.
Blockchain 3.0 là gì?
Để dễ dàng hình dung, chúng ta hãy phân nhóm các đồng tiền điện tử lại:
Blockchain 1.0
Bitcoin được coi là tiên phong trong hệ thống trao đổi tài sản số (tiền số, tiền ảo) qua internet. Theo thời gian hệ thống mạng lưới bitcoin vẫn làm tốt công việc của mình tuy nhiên cộng đồng cần có thêm điều khác biệt. Bitcoin là đại diện cho blockchain thế hệ đầu.
Bitcoin chỉ là ứng dụng quen thuộc nhất của công nghệ blockchain. Công nghệ này có thể được sử dụng trong mọi lĩnh vực, từ y tế, giáo dục, sản xuất, năng lượng đến chuỗi cung ứng, theo báo cáo được Gartner công bố năm 2017. Báo cáo này cũng nhận định “đến năm 2030, giá trị kinh doanh mà công nghệ blockchain mang lại sẽ tăng lên mức 3.100 tỷ USD”.
Là một hệ thống hỗ trợ duy nhất 1 việc: cho phép trao đổi tài sản số qua lại an toàn, bảo mật và ẩn danh.
Blockchain 2.0
Ethereum ra đời và tạo ra sự khác biệt hơn so với bitcoin đó là vẫn giữ đầy đủ tính chất của hệ thống trao đổi tài sản số nhưng thêm 1 tính năng mới đó là tự phân sử online.
Với tư tưởng cho phép trao đổi tiền ảo và loại bỏ vai trò của nhân viên thống kê, kế toán và bảo mật mà bitcoin là đại diện cho blockchain thế hệ thứ nhất ra đời.
Ethereum lại làm được hơn thế đó là cho người dùng tự định nghĩa những hợp đồng thông minh Ethereum gọi đó là Smart-contract và hợp đồng này sẽ được phân sử online nó giúp cho loại bỏ sự tham dự của bên phân sử/phán xét trong khái niệm của phần mềm được gọi là bên thứ 3 (bên thứ 1 và thứ 2 là người gửi và người nhận).
Blockchain 3.0
Như vậy hệ thống mang lưới blockchain thứ 2 mang đến cho cộng đồng ngoài khả năng trao đổi tiền số online thì còn cung cấp nền tảng cho người dùng tự định nghĩa các trường hợp phán sử/phán xét và quyết định khi có các yếu tố sảy ra (Smart-contract).
Blockchain thế hệ thứ 3 kế thừa khái niệm của 2 thế hệ trước và đưa thêm một khả năng mới đó là ứng dụng phân tán (Dapp viết tắt của decentralized application).
Blockchain 3.0 – Bước đột phá trong công nghệ mới
Chúng ta đã biết Blockchain 2 thế hệ trước phân tán các blockchain trên các máy tính nhằm lưu giữ những giao dịch thì blockchain 3.0 phân tán cả các ứng dụng và các ứng dụng này sẽ được kích hoạt để thực hiện 1 nhiệm vụ cụ thể do chính người dùng định nghĩa ra.
Blockchain 3.0 cần phải làm gì để khẳng định vị thế của nó.
Cái quạn trọng nhất của công nghệ chính là trải nghiệm của người dùng, dù công nghệ này có tốt đến đâu đi chẳng nữa, nó sẽ trở nên vô nghĩa nếu chỉ có các kỹ thuật viên có thể sử dụng nó.
Thú vị khi sử dụng Ví
Công nghệ sổ cái phân tán cần phải dễ sử dụng và thú vị với người dùng. Nếu blockchain 3.0 là xu hướng chủ đạo, nó cần mang mọi người đi cùng nó.
Phí giao dịch
Người tiêu dùng thực hiện mua hàng bằng tiền điện tử phải hiểu sự cần thiết của các nút trả tiền hoặc người khai thác để lưu trữ và bảo mật mạng. Vì thế, các nhà phát triền cần phải đơn giản hóa các yếu tố trên, và giảm thiểu tối đa chi phí của người dùng khi thanh toán hàng bằng tiền điện tử.
Bảo mật dễ dàng hơn
Ghi nhớ các cụm mật khẩu khác nhau cần thiết cho ví tiền điện tử là điều rất tuyệt vời – nếu bạn muốn giả vờ bạn đang tham gia một bộ phim “Nhiệm vụ bất khả thi”. Người tiêu dùng hàng ngày không thể nhớ các mật khẩu mã hóa đó, vì nó quá dài và khó nhớ. Vì thế, nhà phát triển nên thiết kế các khóa riêng đơn giản hơn hoặc triển khai sinh trắc học đi kèm với công nghệ blockchain 3.0.
Những đồng tiền điện tử đại diện cho Blockchain 3.0.
Có ba đồng tiền nổi bật đang được xem là công nghệ Blockchain 3.0. Tuy nhiên những lời hứa trong sách trắng của họ vẫn chủ yếu là lý thuyết, và chưa có gì áp dụng vào đời sống một cách rỏ ràng cả. Nên bạn phải nghiên cứu, theo dõi tốc độ phát triển của dự án đó, để có quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
1. Cardano
Cardano sử dụng PoS làm nền tảng, PoS cơ bản của nó sử dụng thuật toán Ouroboros để chọn ngẫu nhiên nút tiếp theo bổ sung vào blockchain. Tính ngẫu nhiên này có tiềm năng được sử dụng như một giao thức cơ bản cho cờ bạc phi tập trung.
Mạng lưới cardano được xây dựng trên 2 lớp.
CSL (Cardano Settlement Layer) là lớp đầu tiên lớp này tương tự như Bitcoin nhưng sử dụng bằng chứng cổ phần, được phát triển bởi IOHK và trường đại học Edinburgh, Connecticut, Athens .
CLL đây là lớp thứ 2 của hệ thống cho phép chạy các chương trình ứng dụng và hợp đồng thông minh hoàn toàn độc lập với CSL. Các ứng dụng này đều có khả năng thay đổi để đáp ứng với các yêu cầu của nhà quản lý.
2. Zilliqa
Zilliqa là đồng tiền điện tử đầu tiên chứng minh shending, hệ thống PoS của ZIL có khả năng mở rộng cao, cho phép mỗi nút chỉ được lưu trữ một phần dữ liệu tổng thể của mạng blockchain Zilliqa. Để giữ cho giao thức mạnh mẽ, Ziliqa sử dụng giao thức đồng thuận lai. ZIlliqa có các hợp đồng thông minh với tốc độ giao dịch gần như không giới hạn, có thế nói đây là một ví dụ điển hình về blockchain 3.0.
3. Ethereum
Hiện tại, Ethereum sử dụng PoW nhưng nó đang nhanh chóng phát triển hệ thống PoS để trở thành blockchain 3.0 ( Ethereum 2.0). Nhóm phát triển đang đối phó với các nút thắt cổ chai trong hệ thống hiện tại, làm việc để giữ Ethereum có liên quan tốt trong tương lai.
Một phát triển thú vị khác là mục tiêu để triển khai WebAssugging nhằm bỏ máy ảo độc quyền của EThereum, và việc phát triển dAPP sẽ được mở cho hầu hết các nhà phát triển, đẩy nhanh việc áp dụng hệ thống một cách đại trà.
Chuyên gia đã nói gì về Blockchain.
Trong thời kỳ internet và các dữ liệu mã nguồn mở rất sẵn có như hiện nay, trang bị cho bản thân kiến thức về blockchain là điều nên làm.
Polemitis và Andreas Antonopoulos đã nói:
“Nếu nghiên cứu kỹ về blockchain ngay từ thời điểm này, bạn sẽ có triển vọng nghề nghiệp rất tươi sáng. Trên thế giới không có nhiều người thực sự hiểu rỏ công nghệ blockchain hoạt động như thế nào”.
Theo giáo sư Harvey, blockchain cho phép xóa bỏ vai trò của những người trung gian. Vì thế những bộ phận hỗ trợ – back office, đặc biệt là tại các công ty tài chính – sẽ bị đe dọa trước tiên. 4 năm qua, ông đã giảng dạy cho các sinh viên học MBA về công nghệ blockchain và khuyến khích họ xây dựng những ứng dụng thực tế.
Xem thêm: Công nghệ Blockchain và Toàn cầu hóa (Phần cuối)
Tạp Chí Bitcoin