Công nghệ blockchain gồm 2 đặc tính cơ bản là lưu trữ thông tin (blockchain 1.0) và chạy các hợp đồng thông minh (blockchain 2.0). Chỉ là lưu trữ thông tin thôi, tại sao lại được coi mà cuộc cách mạng? Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:
Hai người A và B chơi một trò cá cược, họ rút ngẫu nhiên một quân bài từ 1 đến 10 và niêm phong vào một cái phong bì (không ai biết quân bài đó là gì). Ai đoán đúng con số trên quân bài đó thì người đó sẽ chiến thắng. Trong khi chờ đợi kết quả thì vấn đề là giờ cái phong bì kia ai sẽ giữ, nếu ông A giữ thì ông B lo ngại ông A sửa lại quân bài để có lợi cho ông A, ông B giữ thì ông A cũng lo ngại điều tương tự. Giờ lưu trữ quân bài này ở đâu để đảm bảo quân bài đó được nguyên vẹn, không bị sửa đổi? Cách thông thường chúng ta vẫn làm là nhờ 1 ông C nào đó mà cả A và B đều quen biết và tin tưởng giữ giúp họ quân bài này. Và từ đây bên thứ 3 xuất hiện, phần lớn trong các trường hợp ông C sẽ không làm không công, sẽ đòi hỏi chi phí của cả A và B, và quan trọng nhất là ông A và ông B phải tin vào ông C. Nếu ông C muốn ông ta có toàn quyền quyết định ai là người thắng cuộc, bằng cách sửa đổi quân bài. Tất nhiên A và B biết điều này, nhưng họ chẳng còn giải pháp nào khác cả, chỉ cố gắng tìm 1 ông C nào đó mà họ tin tưởng nhất mà thôi.
Công nghệ blockchain sẽ giải quyết điều này, bạn sẽ lưu trữ quân bài đó trên blockchain, thay vì gửi cho người C. Dữ liệu lưu trên blockchain là bất biến, không thể ai có thể thay đổi được nó. Vậy là các rủi ro của A và B đã được giải quyết, không những vậy mà chi phí thực hiện còn rẻ hơn rất nhiều.
Còn 1 vấn đề nữa, đó là người thua phải trả người thắng 1 khoản tiền cược đã giao kèo từ trước. Làm sao để đảm bảo giao kèo này được thực thi, cách thông thường chúng ta làm là ký 1 hợp đồng và nhờ bên thứ 3 có đủ quyền lực thi hành. Bên thứ 3 lại xuất hiện, và blockchain 2.0 ra đời để loại bỏ nó. Blockchain 2.0 cung cấp tính năng smart contract (hợp đồng thông minh), 2 người A và B chỉ cần đưa hợp đồng đó lên blockchain, hợp đồng đó sẽ tự thực hiện khi có kết quả cá cược.
Loại bỏ trung gian và phi tập trung trong Blockchain
Satoshi Nakamoto là người phát minh ra blockchain, và ông cũng chính là người triển khai ứng dụng đầu tiên của blockchain. Đó là bitcoin, đồng tiền mã hóa dựa trên công nghệ blockchain.
Cách truyền thống khi chúng ta chuyển tiền cho nhau, chúng ta cần nhờ 1 bên thứ 3 ghi chép giúp chúng ta các giao dịch, đó chính là các ngân hàng. Sở dĩ chúng ta phải nhờ họ vì chúng ta không tin nhau, lo sợ cuốn số cái ghi chép các giao dịch đó bị sửa chữa gây thiệt hại. Sử dụng blockchain, các ghi chép về giao dịch đó sẽ lưu lại và không thể sữa đổi, không cần ngân hàng làm trung gian nữa, ngay cả quá trình phát hành tiền cũng do blockchain đảm nhận (thông qua sự đồng thuận của tất cả chúng ta).
Kết hợp cùng các hợp đồng thông minh, người dùng/doanh nghiệp có thể tạo nên vô vàn các ứng dụng khác nhau, các ứng dụng dùng công nghệ blockchain như vậy được gọi là các dApp (decentralized application- ứng dụng phi tập trung):
• Ứng dụng trong lĩnh vực kế toán: Hàng năm doanh nghiệp chi 1 khoản tiền lớn cho việc kiểm toán nội bộ các dữ liệu của bộ phận kế toán để ngăn chặn việc số sách kế toán bị sửa đổi trái phép. Hãy đưa các dữ liệu đó lên blockchain, vấn đề đó sẽ được giải quyết.
• Ứng dụng trong ngành logistic để theo dõi nguồn gốc xuất xứ hàng hóa: Một kiện hàng được vận chuyển từ Amsterdam về Hà Nội, khi hàng xuất cảng, thông tin đó được đưa lên blockchain và hợp đồng thông minh tự trả một phần tiền cho bên logistic theo thỏa thuận trước. Khi hàng về đến cảng Hải Phòng, hợp đồng thông minh tiếp tục tự trả 1 phần tiền tiếp theo, khi hàng về tới Hà Nội khoản tiền cuối cùng được trả. Lịch trình vận chuyển của kiện hàng này được lưu trữ vĩnh viễn trên blockchain, khách hàng có thể tự tra cứu để xác minh nguồn gốc suất xứ của kiện hàng mà không cần thông qua bên thứ 3.
• Một đơn vị tổ chức sự kiện tổ chức một game show trên truyền hình, kết quả của cuộc thi dựa theo sự bình chọn của khán giả. Kết quả bình chọn liệu có bị đơn vị này sửa đổi, giả mạo, để chứng minh sự minh bạch, đơn vị đó chỉ cần đưa cuộc bầu chọn ấy lên blockchain. Từng phiếu bầu được ghi lên blockchain, không ai có thể thay đổi được các phiểu bầu ấy, và đặc biệt là khi bầu chọn kết thức, hợp đồng thông minh tự trả tiền cho người thắng cuộc.
• Trong tương lai, một đơn vị cung cấp dịch vụ game online có thể đưa toàn bộ các dữ liệu “cốt lõi” của game đó lên blockchain từ các đặc tính của nhân vật đến các tài sản khác trong game. Những thứ ấy trở nên vô cùng giá trị vì được lưu vĩnh viễn trên blockchain, không ai có thể gian lận sửa đổi, nó là duy nhất. Không còn những gian lận của người chơi, không còn những nghi ngờ của người chơi đối với đơn vị phát hành game (nghi ngờ họ thao túng các dữ liệu trên) và đặc biệt không còn lo sợ hacker tấn công server để sửa đổi dữ liệu.
• Hiện nay phần lớn các ứng dụng ví dụ ở trên đều đã khả thi trong việc triển khai trên các blockchain 2.0. Tuy nhiên các blockchain 2.0 này đều đang bộc lộ nhiều khuyết điểm cần khắc phục như:
• Không có dịch vụ tạo blockchain (side chain): thử hình dung tất cả các dApp được phát triển và chạy trên 1 blockchain duy nhất sẽ sớm khiến blockchain đó quá tải và thực sự vấn đề đó đã xảy ra với blockchain Ethereum vào cuối năm 2017 (Ethereum bị quá tải dẫn đến tắc nghẽn giao dịch do có quá nhiều dApp cùng hoạt động và đặc biệt là game Cryptokities). Nếu Ethereum có tính năng tạo được blockchain, các dApp có thể tùy chọn trong việc chạy trên chuỗi phụ (side chain) hoặc chạy trên chuỗi chính (mainchain, chính là blockchain của Ethereum) thì vấn đề trên sẽ không xảy ra. Tiếp nữa, như ví dụ về ứng dụng trong lĩnh vực kế toán nói ở phần trên, doanh nghiệp chắc chắn không muốn đưa thông tin kế toán của họ lên 1 blockchain công cộng như Ethereum, ai cũng có thể truy cập được. Họ có mong muốn chính đáng là được bảo mật các thông tin đó. Giải pháp là họ tạo 1 chuỗi phụ, và tùy biến các thông số của chuỗi phụ đó theo mục đích của họ, trong đó có việc chuyển nó thành blockchain riêng tư. Và tin vui là đã có nhưng dự án blockchain tiên tiến cung cấp tính năng này.
• Các công cụ lập trình của các dự án blockchain hiện tại rất hạn chế, gây khó khăn trong việc hiện thực hóa các ý tưởng ứng dụng blockchain. Các dự án blockchain tiên tiến cần giải quyết vấn đề này, cần có những công cụ lập trình hoàn chỉnh để hỗ trợ các nhà phát triển ứng dụng.
Với các tiêu chí như trên chúng tôi tìm ra được một dự án blockchain 3.0 rất phù hợp trong việc phát triển các ứng dụng blockchain. Đó chính là dự án Achain. Do vậy chúng tôi tổ chức 1 hội nghị thảo luận về chủ đề “phát triển ứng dụng blockchain” và mời đến chương trình là giám đốc công nghệ của dưn án trên. Kính mời các nhà phát triển, các nhà đầu tư và các cá nhân/tổ chức quan tâm đến lĩnh vực blockchain đến tham dự buổi hội thảo.
Thời gian hội thảo diễn ra vào lúc 08h30 ngày 20/5/2018 tại
Khách sạn Jw Mariott Hà Nội, số 8 Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Đinh Thế Phùng
Theo Tapchibitcoin.vn/Crypto Việt