Trang chủ Blockchain Blockchain có thể đặt dấu chấm hết cho các khoáng sản xung...

Blockchain có thể đặt dấu chấm hết cho các khoáng sản xung đột như thế nào?

Khoáng sản xung đột nghĩa là gì ?

Người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ được sản phẩm của họ đến từ đâu. Nguyên liệu có nguồn gốc đảm bảo đã trở thành một lợi thế bán hàng cho các công ty trên toàn thế giới. Ngày càng có nhiều công ty đang cố gắng để loại bỏ khoáng sản xung đột (conflict minerals) và đảm bảo rằng các sản phẩm của họ không liên quan đến vi phạm nhân quyền. Khoáng sản xung đột nghĩa là các khoáng sản được sản xuất tại những nơi có xung đột và lao động cưỡng bức, lao động trẻ em như Phi Châu.

Khoáng sản xung đột vẫn là một vấn đề gây nhức nhối ngày nay. Hãy lấy Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) làm ví dụ. Đây là quốc gia lớn thứ hai ở châu Phi, một vùng đất chứa đầy tài nguyên thiên nhiên như vàng, kim cương và dầu mỏ. Hơn 64% dân số Congo cực kỳ nghèo – với mức sống dưới 2.00 đô la/ ngày.

Các loại khoáng sản xung đột ở Congo

Đất nước đã bị xâu xé bởi xung đột chính trị và tham nhũng. Tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này, chỉ riêng trong năm 2017 và 2018, hơn 2 triệu người đã phải di cư. Hơn 5 triệu người đã chết trong khoảng từ năm 1998 đến năm 2007, tức là hơn nửa triệu người mỗi năm.

Điều tồi tệ hơn là các nhóm vũ trang có mặt ở nước này đang khai thác tài nguyên thiên nhiên của Congo để tài trợ cho những xung đột này. Năm 2008, họ có thể kiếm được hơn 180 triệu đô la từ việc khai thác tại đây. Nhiều mỏ ở Congo hoạt động thông qua việc sử dụng sự uy hiếp, nô lệ và lao động trẻ em.

Những đứa trẻ này bị buộc phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt tại tất cả các điểm của chuỗi cung ứng, từ khai thác và chế biến khoáng sản cho đến giao dịch và vận chuyển. Thay vì đến trường hoặc chơi với bạn bè, những đứa trẻ này bị buộc phải dành nhiều ngày để tìm khoáng chất quý giá. Các hầm mỏ chính là sân chơi, và đất là đồ chơi của chúng.

Tuy nhiên, không giống như các sân chơi thông thường, những sân chơi này không hề an toàn. Mỏ là nơi nguy hiểm và không phải chỗ cho một đứa trẻ. Trẻ em trong các mỏ thường bị thương hoặc chết vì tai nạn khai thác. Cái chết và sự đau khổ vì ngộ độc do tiếp xúc quá nhiều với thủy ngân được sử dụng để chế biến vàng rất phổ biến tại đây.

Bạn hãy xem một tập của loạt phim “House” năm 2008 và hãy xem một diễn viên cố gắng miêu tả cảm giác ngộ độc kim loại như thế nào. Bây giờ hãy hình dung những đứa trẻ nhỏ phải chịu đựng màn tra tấn này. Cả người lớn và trẻ em đều mắc các bệnh về đường hô hấp do tiếp xúc với bụi và các chất có hại khác có trong mỏ.

Các mỏ bất hợp pháp gây thiệt hại cho thế giới động vật hoang dã, việc phá hủy môi trường sống ở các khu vực xung quanh đã giết chết các loài chim, động vật và các sinh vật khác sống ở đó. Săn bắn và buôn bán thịt rừng thương mại cũng có tác động tàn phá đối với động vật hoang dã.

Vàng, thiếc, Tantalum và Tungsten: nhóm 3TG

Có bốn khoáng sản xung đột được xác định bởi các quy định trên toàn cầu, bao gồm cả Mỹ và châu Âu. Các tài nguyên này được gọi tắt là 3TG: tin (thiếc), tantalum (đôi khi còn được gọi là vàng xanh), tungsten (hay vonfram) và vàng (gold).

Cả ba tài nguyên “T” kể trên phần lớn được khai thác tại Cộng hòa Dân chủ Congo, và chúng đều được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử. Các tài nguyên này cũng được khai thác ở những nơi khác, như Úc và Nam Phi – thường là do các tập đoàn công nghiệp lớn thực hiện mà không có nhiều quan tâm đến phúc lợi cho công nhân. Hoạt động khai thác ở châu Phi đóng góp tỷ trọng lớn vào nguồn cung toàn cầu cho 3TG và với giá rất rẻ. Các tài nguyên đó được sử dụng rất nhiều trong đồ điện tử và được tìm thấy trên khắp các smartphone:

– Tantalum là nguyên liệu chính cho việc sản xuất các tụ tantalum, có điện dung tương đối cao so với thể tích và khối lượng thấp của nó.

– Thiếc được sử dụng để hàn trên hầu hết các bản mạch điện trên hành tinh này, và trong các màn hình, bao gồm cả LCD và OLED.

– Tungsten được sử dụng nhờ độ cứng của nó trong dây điện và các điện cực. Bộ rung của smartphone hoạt động mỗi khi có thông báo hoặc các thao tác phản hồi xúc giác bằng cách sử dụng một motor lệch tâm được làm từ các bộ phận bằng tungsten.

– Vàng, vốn dĩ đã quá nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử, cả trên các tiếp điểm điện tử, các đầu nối và các dây dẫn, cũng như trong các hợp chất hóa học sử dụng trong các quá trình sản xuất chất bán dẫn. Vàng thường được bán một cách bất hợp pháp.

Các bước để giảm nạn cưỡng bức lao động và lạm dụng quyền con người

Các quốc gia trên toàn cầu cuối cùng đã bắt đầu nhận ra rằng cần phải làm điều gì đó. Nhiều vật liệu mà các mỏ khai thác bất hợp pháp này sản xuất đang hiện diện trong các vật dụng chúng ta sử dụng hàng ngày.

Bốn khoáng sản xung đột được khai thác phổ biến nhất là vàng, coltan, wolframite được sử dụng sản xuất vonfram, và cassiterit được sử dụng để làm ra thiếc. Những nguyên liệu này được tìm thấy trên khắp các đồ vật mà nhiều người trong chúng ta sử dụng hàng ngày – bao gồm TV, điện thoại di động, xe hơi, máy tính và nhiều thiết bị điện tử khác.

Ngoài ra, các khoáng sản này cũng được tìm thấy tại các máy bay và các thiết bị lớn hơn có chức năng chủ yếu là sử dụng điện tử. Xem xét việc nhiều vật dụng trong số chúng được phát triển ở Hoa Kỳ, vào năm 2010, một bộ quy định mới đã được đưa ra để giúp hỗ trợ giảm lao động cưỡng bức, lạm dụng nhân quyền và phá hủy thế giới động vật hoang dã.

Đạo luật Dodd – Frank năm 2010 và các quy định khác

Mục 1502 của Đạo luật Dodd-Frank yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động tại Hoa Kỳ đảm bảo rằng các tài nguyên mà họ đang sử dụng trong các sản phẩm không được lấy từ các mỏ xung đột, cụ thể hơn là trong khai thác vàng, coltan, wolframite được sử dụng để tạo ra vonfram và cassiterit được sử dụng làm thiếc.

Đạo luật Dodd-Frank được thực hiện vào năm 2010, trong kỷ nguyên của trách nhiệm – khi tất cả mọi người đang kêu gọi các sáng kiến toàn cầu nhằm mục đích bảo vệ cho những người không có tiếng nói. Họ kêu gọi các công ty yêu cầu các nguồn lực này thực hiện thẩm định khi tìm nguồn cung ứng vật liệu.

Đạo luật năm 2010 và các quy định khác yêu cầu các doanh nghiệp theo dõi tốt hơn chuỗi cung ứng của họ, điều này có nghĩa là tăng tính minh bạch và thông tin nguyên liệu của công ty họ đến từ đâu sẽ được công khai. Luật này cũng yêu cầu một tầm nhìn về các loại lao động đang làm việc ở các khu vực đó.

Các quy định tương tự hiện đang được thiết lập trong EU. Quy định về khoáng sản xung đột của EU sẽ có hiệu lực vào tháng 1 năm 2021. Giống như Đạo luật Dodd-Frank, nó yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động tại EU phải có trách nhiệm khi tìm nguồn cung ứng nguyên liệu cho các sản phẩm của họ.

Các công ty sau đó sẽ phải cung cấp báo cáo về khoáng sản xung đột. Báo cáo này cần được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập, với chi phí thường bắt đầu từ 25,000 đô la mỗi báo cáo cho một công ty nhỏ và từ 100,000 đô la cho một công ty lớn hơn.

Tất cả điều này nói lên rằng có rất nhiều chi phí mà các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn sẽ phải tính đến. Đã có ước tính rằng những quy định mới này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 600 đến 1,000 doanh nghiệp tại EU.

Một nghiên cứu năm 2016 của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho thấy cobalt được sử dụng bởi các công ty như Apple, Microsoft và Samsung có thể được thu thập từ các mỏ sử dụng lao động trẻ em. Điều đó có nghĩa là nhiều iPhone và các máy tính Microsoft chúng ta đang sử dụng hàng ngày hiện đang hoạt động dựa trên việc bóc lột lao động trẻ em.

Vì vậy, mặc dù Đạo luật Dodd-Frank đã có hiệu lực vào năm 2010, các vấn đề này vẫn còn và đang lan rộng trên quy mô lớn. Sự ra đời của thế hệ millennial sẽ giúp tất cả chúng ta. Thế hệ millennial luôn để tâm đến việc cứu hành tinh này – và giành quyền công dân cho tất cả mọi người trên toàn cầu. Các công ty sẽ buộc phải thể hiện trách nhiệm tại một số điểm.

Sức ảnh hưởng của của quy định mới

Đạo luật Dodd-Frank và các quy định về khoáng sản của EU đã đưa ra các hệ thống kiểm toán mạnh mẽ đòi hỏi các công ty phải bỏ ra số tiền đáng kể để đảm bảo sản phẩm của họ đang được phát triển một cách đúng với đạo đức. Mặc dù các cuộc kiểm toán này đắt đỏ như thế nào, chúng vẫn không thực sự hiệu quả – nhưng sau này chúng sẽ đổi khác.

Kiểm toán hiện đại chủ yếu được thực hiện thông qua lấy mẫu ngẫu nhiên, có nghĩa là việc xác minh chỉ được thực hiện từ thông tin ngẫu nhiên. Điều này có nghĩa là một doanh nghiệp nào đó có thể gặp may trong một thời gian – nhưng sẽ không kéo dài mãi mãi.

Blockchain có thể theo dõi mọi thứ, thực hiện kiểm toán lấy mẫu ngẫu nhiên bằng một phương pháp có thể nhìn vào quá khứ. Các công ty này sẽ làm tốt hơn trong các cuộc kiểm toán sắp tới trong tương lai – nếu họ sẽ sửa chữa những sai sót trong phán đoán (và khai thác) của họ ngay từ bây giờ.

Blockchain có thể giải quyết vấn nạn về khoáng sản xung đột

Công nghệ blockchain có khả năng đảm bảo tuân thủ, giảm chi phí kiểm toán và bảo vệ quyền con người, loại bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ em trong khai thác khoáng sản. Mặc dù công nghệ này chủ yếu được sử dụng để tăng hiệu quả chuỗi cung ứng, nhưng nó có thể được điều chỉnh để làm cho nguồn cung đạt chuẩn mực đạo đức hơn.

Nếu tất cả các điểm trong chuỗi cung ứng được liên kết với blockchain, tất cả các khía cạnh của các mỏ có thể được tải lên chuỗi, chẳng hạn như chi tiết về lực lượng lao động, sản xuất, chất lượng khoáng sản, sự phổ biến của khoáng sản và nhiều điều khác. Với blockchain, mọi khía cạnh của các sản phẩm khoáng sản đều có thể được ghi lại và tìm lại khi cần thiết.

Blockchain yêu cầu biểu quyết đa số để thay đổi các thông tin trước kia (hay còn gọi là các khối), điều này đảm bảo sẽ không có cơ hội chơi xấu. Mỗi thành viên của chuỗi sẽ có khả năng xem những gì đã được thêm và chính xác khi nào nó được thêm vào.

Blockchain đồng nghĩa với sự kết thúc của kiểm toán?

Các tổ chức kiểm toán có thể học cách áp dụng công nghệ để cung cấp dịch vụ kiểm toán hiệu quả hơn. Hiện tại, kiểm toán phụ thuộc vào các phương pháp mà đôi khi mang lại kết quả bất hợp pháp và kiểm toán được thực hiện thông qua lấy mẫu ngẫu nhiên khó có thể được coi là kiểm toán, mà giống như một “trò chơi cơ hội” hơn.

Tuy nhiên, các công ty kiểm toán có thể phát triển dịch vụ blockchain của riêng họ. Ngoài ra, cùng với blockchain, các kiểm toán viên có thể cung cấp thử nghiệm phù hợp hơn. Không chỉ kiểm toán viên, mà bản thân các tập đoàn cũng có thể quả quyết rằng họ không sử dụng các hành vi lao động trẻ em hoặc bất hợp pháp.

Kết quả hình ảnh cho conflict minerals blockchain

Các trường hợp sử dụng Blockchain hiện tại trong việc loại bỏ các khoáng sản xung đột

Loại bỏ các tài nguyên xung đột chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Ngay cả các công ty toàn cầu vẫn không có cách nào để họ biết hoặc tìm hiểu xem các khoáng sản xung đột có được đưa vào chuỗi cung ứng hay không vì vẫn còn các bên trung gian trong ngành khai thác truyền thống.

Đến tận bây giờ, ngành công nghiệp khoáng sản trị giá 600 tỷ đô la không có bất kỳ phương tiện thực sự nào để theo dõi và quản lý. Tất cả chỉ mới thay đổi gần đây với sự trợ giúp của blockchain.

Công ty Minespider của Đức đã giới thiệu một giải pháp dựa trên blockchain theo dõi toàn bộ chu trình khoáng sản, từ khai thác đến vận chuyển và thanh toán. Hệ thống của họ hoạt động theo ba giai đoạn: chứng nhận, chuyển nhượng và báo cáo.

Trong giai đoạn chứng nhận đầu tiên, Minespider nhận được các chứng nhận về nguồn khoáng sản từ công ty đối tác của họ, BetterChain. Các mỏ được chứng nhận sau đó nhận được token chứng nhận điện tử, token này dựa trên trọng tải sản xuất của chúng. Những chứng nhận này phải được kiểm toán và đánh giá hàng năm.

Trong giai đoạn chuyển nhượng, người mua sẽ nhận được một số token tương đương với trọng tải đã đặt, được chuyển đến tài khoản của họ thông qua blockchain. Trong giai đoạn báo cáo cuối cùng, báo cáo được tạo, cho thấy tỷ lệ phần trăm của tài liệu được di chuyển qua chuỗi cung ứng. Điều này làm cho toàn bộ quá trình trở nên minh bạch và đơn giản nhất có thể, cho phép các công ty khai thác khoáng sản đảm bảo tuân thủ và tiết kiệm chi phí kiểm toán.

Xã hội an toàn hơn với blockchain

Tại sao khoáng sản xung đột tiếp tục tồn tại? Tại sao công nhân tiếp tục bị thương hoặc chết trong các mỏ? Câu trả lời rất đơn giản: chuỗi cung ứng hiện tại đang thiếu tính minh bạch cần thiết. Công nghệ blockchain có thể duy trì chuỗi cung ứng minh bạch hơn.

Khả năng hoạt động như một sổ cái kỹ thuật số bất biến đang cải thiện các ngành công nghiệp trên toàn cầu. Blockchain đang làm cho ngành y tế hiệu quả hơn, giảm thời gian vận chuyển với sự kết nối tốt hơn và nhanh hơn, thay đổi cách chúng ta gửi tiền vào ngân hàng, và tăng niềm tin và trách nhiệm trong suốt các giao dịch kinh doanh.

Bằng cách sử dụng blockchain để tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng, chúng ta đang thực hiện các bước đầu tiên để dần loại bỏ hoàn toàn khoáng sản xung đột.

MỚI CẬP NHẬT

CEO của BlackRock cho biết việc áp dụng Bitcoin một cách tích cực có thể đẩy giá lên 700.000 đô la

CEO của BlackRock dự đoán giá Bitcoin có thể tăng lên 700.000 đô la

Chủ tịch kiêm CEO của BlackRock, Larry Fink, nhận định rằng giá Bitcoin có thể tăng lên đến 700.000 USD tại Diễn đàn Kinh...

Nguồn cung USDC vượt 50 tỷ đô la khi người dùng ngày càng ưa...

USD Coin (USDC) của Circle đã đạt được một cột mốc quan trọng khi nguồn cung lưu hành vượt qua 50 tỷ USD lần...
VIRTUAL

Giá VIRTUAL tăng 15% nhưng các chỉ báo phản ánh sự bất ổn của...

Virtuals Protocol (VIRTUAL) tăng vọt 15% trong 24 giờ sau khoản đầu tư 500 tỷ đô la của Donald Trump vào cơ sở hạ...

Tài khoản X chính thức của Nasdaq dường như đã bị hack để quảng...

Tài khoản X chính thức của Nasdaq đã bị hack để quảng bá một loại memecoin gian lận. Hacker đã tạo ra một tài khoản...
sol-gia-ath-moi

Giá Solana gặp thách thức lớn trên hành trình chinh phục đỉnh cao mới...

Solana (SOL) đã tăng 34% tính từ đầu năm 2025, trong khi thị trường altcoin rộng lớn chỉ ghi nhận mức tăng 10%. Sự...

Justin Sun kêu gọi Ethereum đánh thuế layer 2, bắt đầu staking để đưa...

Justin Sun, nhà sáng lập mạng lưới Tron, đã công bố một chiến lược đầy tham vọng nhằm tái cấu trúc hệ sinh thái...

Bitwise nộp hồ sơ đăng ký Dogecoin ETF

Công ty quản lý quỹ chỉ số tiền điện tử Bitwise mới đây đã nộp hồ sơ đăng ký tại Delaware cho một quỹ...

Giá Coin hôm nay 23/01: Bitcoin quay đầu về sát $102.000, altcoin đỏ lửa...

Bitcoin mất đà, quay trở về sát khu vực $102.000 sau hai ngày tăng điểm liên tiếp. Chứng khoán Mỹ Hợp đồng futures trên thị trường...

Giao dịch hợp đồng tương lai XRP và SOL có thể ra mắt trên...

Theo thông tin từ tên miền phụ của trang web chính thức CME Group, giao dịch hợp đồng tương lai cho XRP và Solana...

Phân tích kỹ thuật ngày 23 tháng 1: BTC, ETH, XRP, BNB, SOL, DOGE,...

Bitcoin đang đối mặt với mức kháng cự mạnh gần mức đỉnh lịch sử $109.588, nhưng một tín hiệu tích cực là phe bò...

Các ứng dụng tiền điện tử bùng nổ nhờ memecoin TRUMP

Sau khi memecoin chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được ra mắt, các ứng dụng liên quan đến tiền điện tử...

Đây là cách memecoin TRUMP và MELANIA thúc đẩy mạnh mẽ việc chấp nhận...

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy nhiều người mua memecoin Official Trump (TRUMP) và Official Melania (MELANIA) là những nhà đầu tư tiền...

Đã đến lúc thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ cho Avalanche tại Hoa Kỳ:...

Vào ngày 21 tháng 1, Emin Gün Sirer, nhà sáng lập Ava Labs, đã bày tỏ sự lạc quan về động lực đổi mới...
Coinbase

Nhà điều hành Coinbase xác định được 430 Bitcoin liên quan đến Ross Ulbricht

Giám đốc chiến lược sản phẩm và hoạt động kinh doanh của Coinbase, Conor Grogan, tuyên bố đã xác định được khoảng 430 Bitcoin...
Solana

Solana giảm 13% từ ATH nhưng đà tăng vẫn bền vững

Tính đến thời điểm viết bài, Solana (SOL) giảm 13% so với mức cao nhất mọi thời đại (ATH) là 294,33 đô la đạt...

Dogecoin (DOGE) hướng đến mức cao nhất trong nhiều năm khi thời gian nắm...

Dogecoin (DOGE), memecoin hàng đầu, đang nhấp nháy tín hiệu breakout tiềm năng khỏi phạm vi giao dịch hẹp của mình. Nếu động lực này...