Blockchain: Đỉnh cao của Công nghệ – Giải pháp thay thế toàn bộ sự quản lý thị trường yếu kém của Chính phủ

Updated: 28/02/2018 at 11:36

Blockchain và sự thất bại của thị trường

Nếu như được quay lại một lần nữa trong tiết học của lớp kinh tế vi mô, bạn chắc hẳn sẽ nhớ tới bài học: các sự thất bại của thị trường. Nhìn chung, các thị trường đều dẫn đến sự hiệu quả.Tuy nhiên, sự thất bại của thị trường xảy ra khi mà thị trường không thể cho ra những kết quả có giá trị. Mọi người đưa ra những quyết định dựa theo lợi ích cá nhân của mình, hoặc căn cứ theo tình hình riêng của bản thân họ. Từ đó, dẫn đến những quyết định có thể làm tình hình chung tệ đi.

Nhuoc-diem-cua-Blockchain1

Sự thất bại của thị trường là gì và phản ứng của chính phủ ra sao luôn là một vấn đề vô cùng nan giải trong các cuộc tranh luận về kinh tế và chính trị. Thông thường, người đề xuất của các nước lớn sẽ xác định, và tranh luận nhằm khiến chính phủ can thiệp nhiều hơn trong việc khắc phục các sự thất bại của thị trường. Giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bất bình đẳng trong xã hội, và các vấn đề về nhà ở là những gì mà các buổi thảo luận về sự thất bại của thị trường tập trung hướng đến. Những người theo chủ nghĩa tự do và những người đề xuất của các nước nhỏ hơn, trong khi đó, lại cho rằng sự can thiệp của chính phủ chỉ làm tình hình tệ đi. Do đó, họ quy chụp trách nhiệm của những sự yếu kém kia cho chính phủ. Sai lầm của Chính phủ bắt nguồn từ đầu tư vốn sai, các kế hoạch tập trung hóa, nhiều sự bất tiện và thiếu hiệu quả khác; từ đó dẫn đến một thị trường rộng mở dành cho các nhà vận động hành lang và những kẻ trục lợi. Theo lịch sử ghi lại, các quyết định kinh tế được đưa ra bởi các nhà kế hoạch tập trung thường rất nghèo nàn và yếu kém. Tình trạng bao cấp, kinh tế tập trung, hợp tác xã tại Việt Nam trước 1986 là một minh chứng rõ rệt cho sự thất bại của mô hình này.

Các sự thất bại của thị trường

Ngay cả những người theo chủ nghĩa tự do và những người đề xuất trong các nhà nước nhỏ cũng phải thừa nhận rằng các thị trường thực sự suy yếu và một chút can thiệp của chính phủ là cần thiết trong việc giải quyết một vài điểm suy yếu của thị trường. Các nhà kinh tế đã xác định một vài sự thất bại điển hình của thị trường, bao gồm: tư bản độc quyền, các tác động bên ngoài, thông tin bất đối xứng ( thông tin không đầy đủ), và hàng hóa công. Dựa vào những sự thất bại này,người ta có thể hiểu được một vài động thái can thiệp từ chính phủ. (1)

Độc quyền kinh doanh– một nhà độc quyền kinh doanh là một nhà sản xuất cung cấp sản phẩm duy nhất tồn tại trong thị trường và không có sản phẩm thay thế gần gũi. Người độc quyền kinh doanh có khả năng nâng giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng khi có sự cạnh tranh xảy ra. Từ đó, họ có thể giảm lượng cung cấp hàng hóa và khiến chúng trở nên khan hiếm. Những nhà độc quyền phải bị kiểm soát bởi một vài rào chắn khi tham gia vào thị trường.

Phi đối xứng thông tin– Tình huống này xảy ra khi trong giao dịch, bên này nắm nhiều thông tin hơn bên kia. Trong thực tế, phi đối xứng thông tin thường xảy ra khi bên bán có nhiều thông tin hơn bên mua. Loại thuốc đó thực sự chứa gì? Có gì trong món ăn đó? Luật dán nhãn thực phẩm, kiểm tra nhà hàng, giấy chứng nhận FDA, và SEC là những ví dụ cho thấy chính phủ có thể tạo ra các luật lệ nhằm ngăn chặn loại thất bại thị trường này.

Các tác động tiêu cực từ bên ngoài– Các tác động tiêu cực từ bên ngoài là các tình huống nảy sinh ra từ các hoạt động kinh tế và sau đó ảnh hưởng tới các bên không liên quan. Ô nhiễm môi trường là một ví dụ điển hình cho vấn đề này. Nhà sản xuất và người tiêu dùng, khi hoạt động chỉ dựa theo lợi ích riêng của bản thân mình, sẽ gây ra ô nhiễm môi trường- nguy hại và ảnh hưởng xấu đến tất cả mọi người.

Hàng hóa công cộng không có tính loại trừ– thị trường tự do đã tạo ra một điều kinh khủng, đó là: cung cấp những hàng hóa công cộng không có tính loại trừ và cạnh tranh. Không có tính loại trừ có nghĩa là không thể từ chối việc sử dụng một mặt hàng hay dịch vụ nào đó. Cụ thể hơn, việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hoá A tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. Do vậy, nhiều người sẽ từ chối trả tiền cho mặt hàng A và trở thành những kẻ ăn theo. Và khi có quá nhiều những kẻ ăn theo xuất hiện, những hàng hóa công cộng có giá trị sẽ không thể tồn tại. An ninh, quốc phòng, đập ngăn nước, hay đèn hải đăng là những ví dụ cho hàng hóa công cộng. Chính phủ cần tiền để xây dựng những thứ như vậy, và theo lý thuyết thì khi chúng được xây dựng nên, mọi người đều hưởng lợi.

Blockchain, độc quyền kinh doanh và phi đối xứng thông tin

Dưới đây sẽ là một sự động não “nhẹ” về việc blockchain có thể cứu vớt những sự thất bại lâu năm của thị trường như thế nào. Những điều được đề cập bên dưới có thể giúp dẫn tới một thị trường tự do hơn, hiệu quả hơn, ít khan hiếm hàng hóa hơn, và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực hơn. Một số kiến thức hàn lâm có thể được đề cập đến; nhưng dù có thế nào thì một lần nữa, điều này cũng cần phải được nhấn mạnh: blockchain là một cuốn sổ cái phi tập trung, và không thể bị làm giả.

Độc quyền kinh doanh: Nhìn chung, độc quyền kinh doanh được tao ra từ luật lệ. Độc quyền tự nhiên là rất hiếm, và một vài nhà kinh tế thậm chí còn cho rằng chúng không tồn tại. Về cơ bản, độc quyền kinh doanh cần một cái hào bao quanh, hoặc những rào chắn để bảo vệ chúng khỏi sự cạnh tranh. Các công ty cáp, viên thông, đường sắt, các nhóm công ty taxi là những ví dụ về việc chính phủ tạo ra độc quyền kinh doanh. Do blockchain có khả năng phá vỡ luật lệ, chính phủ-những người tạo ra độc quyền kinh doanh sẽ cảm thấy áp lực với loại công nghệ mới này. Hãy nghĩ đến Uber- đó là một cơn ác mộng của mọi chính phủ muốn tạo ra độc quyền kinh doanh.

Phi đối xứng thông tin: Khi bên bán có nhiều thông tin hơn bên mua, họ có thể lợi dụng người mua. Blockchain có thể xác minh để làm sáng tỏ. Miếng thịt này bắt nguồn từ đầu, xuất hiện lúc nào? Quy trình y tế này tốn bao nhiêu? Tại sao nó lại tốn nhiều như thế? Doanh thu thực sự của công ty này là gì và chiếc xe đã qua sử dụng này có lịch sử như thế nào? Loại thuốc này chứa những gì, hiệu quả của nó ra sao? Blockchain thậm chí còn có thể giúp ghi nợ giữa người mua và người bán, một cách rõ ràng và minh bạch. Thị trường từ đó có thể hoạt động có hiệu quả hơn. Người ta cần ít giấy phép hơn, những hàng rào gia nhập cũng sẽ bị loại bỏ bớt. Nhiều người thuộc mọi tầng lớp kinh tế xã hội cũng có thể bắt đầu làm kinh doanh, một cách dễ dàng hơn. Giá cả cũng trở nên rõ ràng. Những loại thuốc sẽ được phê duyệt nhanh chóng hơn. Các quỹ vốn bảo hiểm cũng sẽ trở nên minh bạch hơn và các nhà cung cấp sẽ phải có trách nhiệm hơn trước mọi việc làm của mình.

Blockchain, các tác động tiêu cực từ bên ngoài

Nhiều nhà kinh tế học cảm thấy các tác động tiêu cực từ bên ngoài xuất hiện bắt nguồn từ việc không tồn tại thị trường. Các tác động này cũng có thể xuất hiện khi mà các quyền sở hữu tài sản quá yếu. Không khí và đại dương là hai ví dụ tiêu biểu. Không quá khó để xả chất thải vào không khí, bởi quyền sở hữu tài sản đối với không khí không được thắt chặt. Blockchain, trong khi đó, lại giúp tạo ra các thị trường ở những nơi quyền sở hữu tài sản lỏng lẻo như thế. Hãy nghĩ đến hệ thống Cap and Trade. Mức ô nhiễm tối ưu đối với không khí là gì? Những nhà hoạt động môi trường có thể mua không khí sạch và những kẻ gây ô nhiễm sẽ phải trả giá cho việc gây ra những tác động tiêu cực tới những nguồn tài nguyên cơ bản.Từ đó, hãy nghĩ tới những tấn bi kịch mà những người bình thường phải gánh chịu, hãy liên tưởng tới từng con bò,bãi cỏ sẽ bị ghi chép lại và định giá bởi các hợp đồng blockchain.

Hàng hóa công cộng không có tính loại trừ- Dịch vụ Groupon du nhập tới Hoover. Sự phân bổ quan liêu, mà chẳng tới đâu, của những hàng hóa công cộng, những cây cầu sẽ bị giảm thiểu. Các hợp đồng blockchain sẽ tạo ra những dự án cộng đồng với nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng. Càng có nhiều người tham gia vào quá trình mua bán hàng hóa công cộng, giá thành đầu người càng rẻ. Những dự án không cần thiết, hay bị thổi phồng, và đầy tham nhũng cũng sẽ không còn cơ hội tiếp diễn. Sẽ có nhiều bước đột phá căn bản xảy ra, từ đó dẫn tới một thị trường hiệu quả hơn, với sự gia tăng của số lượng khách hàng cũng như nhà sản xuất.

Kết luận

Nhìn chung, thị trường sẽ cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo cách hiệu quả nhất có thể. Còn blockchain thì lại từ từ đưa đến những hướng đi tuyệt vời thay thế cho những giải pháp kém hiệu quả của chính phủ đối với sự thất bại của thị trường. Các nhà kinh tế và các nhà phân tích chính sách công cộng, trong khi đó, lại ít khi để tâm tới việc blockchain có thể đưa ra các giải pháp có lợi như thế nào cho sự thất bại của thị trường truyền thống. Blockchain có tiềm năng để làm gia tăng các sự lựa chọn; từ đó, khách hàng có thể đưa ra các quyết định phù hợp với mong muốn của mình hơn. Điều này có thể đẩy đường khả năng sản xuất lên, cho phép chúng ta làm được nhiều thứ hơn, nhưng với ít gánh nặng về sự khan hiếm hàng hóa, và ít phải đấu tranh để chống lại những kẻ trục lợi. Thêm vào đó, blockchain còn có thể giảm thiểu các kế hoạch tập trung và những sự phân bổ sai nguồn lực đi kèm. Cách hối lộ truyền thống và những giải pháp tốn kém, ít hiệu quả của chính phủ giờ đây đã có đối thủ cạnh tranh. Trong xã hội tự do như bây giờ, sự logic, hiệu quả và năng suất hiển nhiên sẽ thắng. Và cá nhân tôi sẽ đặt cược cho blockchain.

Dịch giả: Hà Phương
Nguồn: CCN

(1) Đọc thêm về Kinh tế học Keynes

Xem thêm:

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Ngày 12/5, Bitcoin ghi nhận mức giá cao nhất trong hơn ba tháng, đạt 105.720 USD. Tuy nhiên, đà tăng không duy trì được lâu khi giá nhanh chóng điều chỉnh về mức 102.000 USD – một diễn biến gây bất ngờ cho giới đầu tư, đặc biệt trong bối... ...

Thị trường crypto đang sôi động với làn sóng lạc quan khi Tổng thống Trump liên tục đưa ra những cập nhật tích cực. Chỉ trong hai ngày, ông đã công bố lệnh ngừng bắn giữa Ấn Độ và Pakistan, khả năng diễn ra cuộc gặp giữa Zelensky và Putin,... ...

Trong ngày hôm nay, Pi (PI) là đồng altcoin ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng nhất khi tăng gần 50% lên mốc 1,57 USD trước khi giảm nhẹ về mốc 1,2 USD ở thời điểm viết bài. Đà nhảy vọt này đã nối tiếp chuỗi tăng gần 120% trong... ...

Hoạt động giao dịch crypto hôm nay đang gia tăng, sau một thông báo đột phá về quan hệ thương mại toàn cầu. Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý tạm thời giảm thuế đối với hàng hóa của nhau trong vòng 90 ngày. Trong bối cảnh nhu cầu... ...

Tron (TRX) đang có hiệu suất kém hơn trong top 10 đồng tiền điện tử hàng đầu, tụt lại phía sau Dogecoin và Ethereum. Liệu cặp TRX/USDT có thể phá vỡ mức đỉnh mọi thời đại trong quý 2 năm 2025? Liệu Justin Sun có đến Mỹ để gặp Donald... ...

Ethereum (ETH), đồng altcoin hàng đầu thị trường crypto, đã chứng kiến mức tăng ấn tượng hơn 41% trong tuần qua – một trong những đợt tăng mạnh nhất trong nhiều tháng gần đây. Đà tăng này không chỉ phản ánh niềm tin ngày càng mạnh mẽ từ nhà đầu... ...

Bitcoin mở đầu tuần giao dịch mới bằng một dấu ấn tích cực, đạt mức cao nhất trong nhiều tháng khi thị trường bước vào giai đoạn nhạy cảm với dữ liệu lạm phát – cụ thể là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ. Trong... ...

Theo hồ sơ 8-K nộp lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) vào thứ 2, công ty kho bạc Bitcoin Strategy (trước đây là MicroStrategy) vừa mua thêm 13.390 BTC với tổng giá trị khoảng 1,34 tỷ đô la, tương đương mức giá trung bình 99.856... ...

Thị trường crypto không thiếu những cuộc cạnh tranh nổi bật, và thời điểm hiện tại, Solana (SOL) và SUI đang là hai cái tên thu hút nhiều sự chú ý nhất. Với những bước tiến ấn tượng và tiềm năng công nghệ độc đáo, cả hai dự án đều... ...

Thị trường crypto toàn cầu vừa trải qua một tuần đầy sôi động, với dòng tiền đầu tư đổ vào các sản phẩm tài sản kỹ thuật số đạt mức cao ấn tượng. Theo dữ liệu từ CoinShares, các quỹ đầu tư do các ông lớn trong ngành như BlackRock,... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode