Cuối cùng, sự kiện halving Bitcoin đã xảy ra vào rạng sáng ngày hôm qua, số lượng Bitcoin được tạo ra trong mỗi khối giảm đi 50%, tương đương với việc giảm tỷ lệ lạm phát của BTC xuống gần 1,6% – theo tỷ lệ lạm phát mục tiêu của các loại tiền fiat và sự tăng trưởng nguồn cung vàng trên thế giới.
Cùng khoảng thời gian này, Chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang Chicago phát hành một đề cương phác thảo tiềm năng thực hiện chính sách lạm phát tiền tệ của Hoa Kỳ.
Nhiều người trong không gian tiền điện tử nói rằng, “Bitcoin khắc phục được điều này.”
Chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang đang bắt tay vào nghiên cứu chính sách tiền tệ lạm phát
Mặc dù thế giới đã thịnh vượng hơn trước đây, nhưng nó đang có phần ảo tưởng.
Mọi nơi trên thế giới đều phải gánh những khoản nợ khổng lồ để trả cho những thứ mà họ không có khả năng trả ở hiện tại. Nợ toàn cầu đã đạt gần 250 nghìn tỷ đô la – hơn 200% GDP hàng năm của thế giới.
Đặc biệt là nhiều chính phủ đang phải gánh những khoản nợ rất lớn. Chính phủ Nhật Bản có khoản nợ công cao gấp hai lần GDP hàng năm trong khi Hoa Kỳ đã tích lũy được gần $ 25 nghìn tỷ nợ quốc gia.
Đây là một xu hướng mà nhiều nhà phê bình nói rằng không thể tồn tại mãi mãi vì cuối cùng, mọi người sẽ nhận ra rằng tiền là vô giá trị. Một câu hỏi lớn được đặt ra là: làm thế nào để xóa được các khoản nợ này?
Chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang Chicago gần đây đã trả lời câu hỏi này bằng một bài viết có tiêu đề “Chính sách tiền tệ và tài khóa trong thời điểm nợ lớn: Thống nhất là sức mạnh.”
Theo phân tích bài báo của chuyên gia kinh tế Alex Krüger, các nhà nghiên cứu tại ngân hàng trung ương đang lập luận rằng sự phối hợp chiến lược tiền tệ và tài khóa với ngân sách khẩn cấp, có thể tăng lạm phát ở mức bền vững trong khi vẫn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để xóa sổ một phần nợ của chính phủ.
Điều này rất tốt cho Bitcoin
Nếu thế giới hoạt động theo những gì mà bài viết đưa ra, thì việc in thêm tiền sẽ được bình thường hóa. Điều này sẽ làm tiền fiat ngày càng trở nên lạm phát hơn và Bitcoin sẽ được hưởng lợi vì điều này.
Như Tạp chí Bitcoin đã báo cáo gần đây, tỷ phú Paul Tudor Jones, người tiên phong của ngành công nghiệp quỹ phòng hộ hiện đại đã đầu tư gần 2% tài sản của mình vào Bitcoin, vì ông cho rằng Bitcoin là một hàng rào chống lại lạm phát sắp xảy ra do việc bơm tiền của các ngân hàng trung ương.
Ngoài ra, Bitcoin còn làm ông nhớ đến vàng trong những năm 1970. Đó là lần đầu tiên vàng được giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai. Trong giai đoạn này, vàng đã ghi nhận một cuộc biểu tình hơn 300% nhưng đã điều chỉnh hơn 50% sau hai năm ra mắt hợp đồng tương lai.
Bitcoin cũng đã làm điều tương tự khi tăng mạnh theo cấp số nhân trước khi ra mắt hợp đồng tương lai đầu tiên vào tháng 1 năm 2018. Nhưng nó đã điều chỉnh hơn 80% sau đó.
Nguồn: Bloomberg
Giảm phát
Lạm phát là một vấn đề lớn, nhưng giảm phát sẽ mang đến nhưng điều nhức nhối hơn.
Raoul Pal, cựu giám đốc điều hành của Goldman Sachs nói rằng, có khả năng chúng ta sẽ có một giai đoạn giảm phát trong những tháng tới do nhu cầu đối với hàng hóa bị sụp đổ trên toàn cầu. Một minh chứng rõ ràng cho việc này đó là giá dầu giảm xuống mức âm và sự chậm lại của tốc độ lưu thông tiền tệ trên thế giới.
With one of the largest deflationary waves in modern history underway, the chances of negative CPI is very high. That might mean the Fed will do the unthinkable in the coming months and go to negative rates or if not, monetary conditions will be tightening into a crisis 1/
— Raoul Pal (@RaoulGMI) April 3, 2020
“Một trong những làn sóng giảm phát lớn nhất trong lịch sử hiện đại đang diễn ra, khả năng CPI (chỉ số tiêu dùng) giảm xuống mức âm là rất cao. Điều đó có thể có nghĩa là Fed sẽ làm điều không tưởng trong những tháng tới và dẫn đến tỷ lệ âm hoặc nếu không, tình hình tiền tệ sẽ bị gắn chặt với khủng hoảng.”
Trong khi lạm phát sẽ giúp Bitcoin tăng trưởng trong dài hạn, thì giảm phát cũng có thể mang lại lợi ích cho thị trường tiền điện tử, mặc dù ngành công nghiệp này cũng bị lạm phát hàng ngày.
Theo Pal, giảm phát sẽ gây ra việc mất khả năng thanh toán lớn nhất thế giới, nơi các công ty và chính phủ có thể sẽ vỡ nợ với số tiền khổng lồ.
Điều này sẽ gây ra tình trạng bất ổn xã hội, làm nhu cầu về Bitcoin tăng vọt. Hơn nữa, khi tình trạng giảm phát lan rộng trên toàn cầu, thì các ngân hàng trung ương sẽ được khuyến khích thực hiện các chính sách tiền tệ điên rồ hơn, như lãi suất âm cực độ. Điều này sẽ làm Bitcoin mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Bitcoin lao dốc khi FOMO halving kết thúc, chuyện gì tiếp theo cho tiền điện tử?
- Những yếu tố đơn giản này cho thấy Bitcoin có thể phục hồi nhanh chóng