Trang chủ Blockchain Các Blockchain không nên Dân chủ, Tại sao?

Các Blockchain không nên Dân chủ, Tại sao?

Làm thế nào để bạn quản lý một blockchain?

Điều đó nghe có vẻ giống như một câu hỏi lạ. Về lý thuyết, các blockchain hề bị chi phối – chúng được cho là “những sổ cái phân quyền”.

Nhưng một blockchain không chỉ là sổ cái. Nó cũng là một hệ sinh thái của phần mềm, nền kinh tế của các thương nhân, các công ty và sàn giao dịch và là một cộng đồng các nhà phát triển, thợ mỏ và người dùng.

Suy cho cùng, các blockchain phải sống trong thế giới lộn xộn của con người và những cuộc tranh cãi của họ. Các blockchain cần phải được quản lý. Những người quản lý chúng thì chắc chắn là con người. Câu hỏi duy nhất là: con người, và những quyết định của họ sẽ được thi hành như thế nào?

Phương pháp tiếp cận để quản lý blockchain

Có hai cách tiếp cận để quản lý một blockchain.

Cách tiếp cận đầu tiên là quản trị off-chain. Về cơ bản, đây là cách mà hầu hết các tổ chức tư nhân được quản lý – những cá nhân được cộng đồng tin tưởng tập hợp lại và thành lập một nhóm, chịu trách nhiệm quản trị và an toàn của blockchain. Nhóm đó được giao nhiệm vụ sửa lỗi và lỗ hổng bảo mật, bổ sung thêm tính năng và cải thiện khả năng mở rộng, đại diện cho blockchain trong các cuộc thảo luận công khai và duy trì sự cân bằng quyền lực giữa người dùng, công ty và thợ mỏ.

Thoạt nhìn thì điều này trông khá tập trung. Nhưng thực tế thì luôn luôn có khả năng biến đổi. Nếu có đủ người dùng không đồng ý với việc quản trị giao thức, họ có thể bắt đầu một hard fork và tạo ra một blockchain song song. Đó là chính xác những gì đã xảy ra với Bitcoin Cash và Ethereum Classic.

Hầu hết các các blockchain lớn được điều chỉnh bởi một quá trình quản trị mềm như thế này. Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Monero và ZCash đều theo mô hình này. 

Nhưng có một loại mô hình quản trị thứ hai đang đạt được sự chú ý được gọi là quản trị on-chain. Quản trị on-chain loại bỏ sự tập trung vốn có trong mô hình off-chain. Trong các mô hình quản trị on-chain, người dùng trong blockchain trực tiếp bỏ phiếu cho các quyết định được đưa ra. Tùy thuộc vào cách bỏ phiếu, blockchain sẽ tự động thực thi kết quả của cuộc bỏ phiếu đó. Điều này tất cả xảy ra trong giao thức.

Quản trị on-chain là cốt lõi của nhiều dự án “blockchain 3.0”, như Tezos, DFINITY, và Cosmos. Những dự án khác, chẳng hạn như 0x và Maker, đang có kế hoạch cuối cùng sẽ thực hiện quản trị on-chain thông qua một sự chuyển đổi dần dần.

Quản trị on-chain là một đề xuất cấp tiến. Nó cố gắng để loại bỏ sự lộn xộn của các tổ chức truyền thống. Thay vào đó, nó muốn biến một blockchain thành một nền dân chủ tự quản.

Cũng như Bitcoin cho phép người dùng có chủ quyền đối với tiền của họ, quản trị on-chain sẽ cho phép người dùng điều chỉnh toàn bộ hệ thống tài chính của họ. Nhưng quản trị on-chain tồn tại sự nguy hiểm, và tôi lo lắng nó sẽ dẫn đến hậu quả tai hại. Các blockchain không nên là nền dân chủ, và lý do cho điều này rất tinh tế và phản trực giác.

Trên blockchain, không ai biết bạn là ai

Các nền dân chủ hoạt động theo nguyên tắc “mỗi người, một phiếu bầu”. Tuy nhiên, các blockchain có tính ẩn danh – bạn chỉ được biết đến bằng các khóa mật mã của mình. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tạo ra một nhận dạng mới bằng cách tạo ra một bộ khóa mới.

Điều này đặt ra một vấn đề: để tạo ra một nền dân chủ trên blockchain, bạn cần phải giải quyết vấn đề mạo danh, có nghĩa là bạn cần phải biết danh tính thực tế của mọi người. Điều này sẽ yêu cầu một nhà môi giới nhận dạng tin cậy toàn cầu. Cho đến nay không có nhà môi giới nào tồn tại, và thật khó để hình dung ra một thứ như vậy sẽ sớm được tạo ra.

Vì vậy, do chúng ta không có hệ thống nhận diện toàn cầu nên các chương trình quản trị on-chain trên thực tế không thực sự cố gắng thực thi quy tắc một phiếu bầu một người. Thay vào đó, chúng thực hiện một quy tắc “mỗi coin một phiếu”, thông qua proof-of-stake.

Phương pháp này có vẻ ổn.Các coinholder lớn nên có nhiều tiếng nói hơn trong quản trị giao thức vì họ có nhiều thứ hơn để mất.

Mặt khác, bạn có thể đưa ra lập luận tương tự rằng các tập đoàn lớn nên có ảnh hưởng nhiều hơn đến luật pháp của chính phủ vì họ có nhiều rủi ro về mặt tài chính hơn so với những công dân thông thường.

Đừng nhầm lẫn các blockchain với các quốc gia

Chúng ta hãy bỏ qua câu hỏi về chế độ dân chủ và giả vờ rằng “một coin một phiếu bầu” là một phương thức hiệu quả cho sự dân chủ.

Tôi sẽ cho rằng nền dân chủ là một hệ thống tuyệt vời để quản lý một quốc gia. Nhưng các blockchain không phải là quốc gia, và hầu hết việc quản trị không phải là dân chủ.

Các doanh nghiệp không phải là nền dân chủ, quân đội không phải là nền dân chủ, các tổ chức phi lợi nhuận không phải là nền dân chủ, và các dự án phần mềm nguồn mở cũng không phải là nền dân chủ. Có nhiều lý do cho việc này. Hãy nhớ rằng, các blockchain là phần mềm thử nghiệm đầu tiên và quan trọng nhất. Chúng đang phát triển nhanh chóng và có nhiều thách thức kỹ thuật chưa được giải quyết. Ví dụ, lộ trình của Ethereum liên quan đến việc chuyển giao giao thức đồng thuận của mình thành proof-of-stake và hàng tá các công việc khác cần giải quyết.

Một quy trình quản trị công nghệ tốt nên được xây dựng bởi chuyên môn của các nhà công nghệ có khả năng có thể cân bằng sự vững chắc về mặt kỹ thuật trước các mối quan tâm thực tế. Họ nên lập kế hoạch và phân phối trên lộ trình kỹ thuật. Các nền dân chủ làm ngược lại. Họ lập chiến dịch, họ tuyên truyền, họ làm phim, họ chia thành các đảng và tránh xa những rủi ro. Trong hệ thống này, bất cứ điều gì mà không có sự đồng thuận sẽ bị loại bỏ.

Dân chủ là loại quá trình để quản lý một quốc gia, một nhà nước! Nhưng đó là một mô hình chưa chính xác nếu muốn quản lý một công nghệ thử nghiệm.

Thành thực mà nói thì mọi thứ vẫn còn rất sớm. Tôi không muốn bà tôi sử dụng blockchain ngay bây giờ, và tôi chắc chắn không muốn bà bỏ phiếu về việc nâng cấp giao thức.

Nhưng có một lý do thứ hai tại sao sự tương tự giữa các các blockchain và các quốc gia bị phá vỡ: bạn luôn có thể thoát khỏi một blockchain.

Sự tự do, các fork và sự trốn thoát

Trốn ra khỏi một đất nước là khó khăn. Ngay cả khi bạn không thích cách quốc gia của bạn bị quản lý, bạn cũng không nhất thiết phải bỏ đi. Ngay cả khi bạn làm điều đó thì chính phủ có thể không cho phép bạn rời đi và các nước láng giềng có thể cũng chẳng hiếu khách mà tiếp nhận bạn.

Các blockchain thì khác. Nếu bạn không thích sự lựa chọn của blockchain này, bạn có thể bán coin của mình và chuyển sang một blockchain khác. Thậm chí, bạn có thể kêu gọi một fork nếu bạn đủ sức, đồng thời quản lý một fork mới mình, giống như một số nhóm đã làm cho Bitcoin trong năm qua.

Sự khắc nghiệt của nền dân chủ

Hơn nữa, nền dân chủ rất phức tạp để thực thi đúng. Ví dụ như DFINITY chẳng hạn. DFINITY có mục đích cho phép viết lại chuỗi thông qua “Blockchain Nervous System” của họ. Hãy tưởng tượng một người nào đó lấy lại tiền của họ bị đánh cắp trên blockchain DFINITY. Bên bị thiệt hại có thể đề xuất với mạng rằng giao dịch bị vô hiệu hóa. Nếu đủ người đồng ý sau khi xem xét bằng chứng, giao dịch sẽ được hoàn nguyên và tiền của họ sẽ được trả lại. Sổ cái có thể được viết lại hiệu quả bởi một số lượng quy định các cử tri.

Thoạt nhìn, điều này nghe có vẻ giống như một giải pháp thông minh cho các cuộc tấn công tiền mã hóa. Nhưng nếu bạn nhìn kĩ hơn, bạn sẽ nhận ra vấn đề của DFINITY: quy tắc đám đông.

James Madison và Thomas Jefferson hiểu rõ những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong nền dân chủ. Trong tờ Federalist Papers, họ nói rõ rằng họ nghĩ Hoa Kỳ không nên thực hiện một nền dân chủ trực tiếp, và họ ủng hộ một mô hình cộng hòa với một mạng lưới kiểm tra và cân bằng cẩn thận. Lịch sử đã chỉ ra rằng dân chủ trực tiếp thường đi liền với sự khủng khiếp.

Có một câu nói cũ rằng: “Dân chủ là hai con sói và một con cừu bỏ phiếu xem sẽ ăn con nào cho bữa ăn trưa”. Nói chung, bất kỳ 51% nào luôn có thể tước quyền sử dụng 49% còn lại (một sự tương tự cho các cuộc tấn công 51%). Vấn đề này được gọi là chế độ độc tài của đa số, và đó là một chế độ thất bại nổi tiếng trong nền dân chủ. Điều gì sẽ ngăn chặn điều này xảy ra trên một blockchain?

Nhưng DFINITY không phải là mô hình được đề xuất duy nhất. Nhiều trong số các mô hình quản trị on-chain này sẽ sử dụng “nền dân chủ lỏng” thay vào đó, trong đó các cử tri có thể ủy thác phiếu bầu của họ cho một đại biểu có thể bỏ phiếu thay cho họ. Các đại biểu này sau đó được bồi thường cho hoạt động bỏ phiếu của họ.

Tất cả các nền dân chủ đấu tranh với vấn đề cử tri đi bầu cử thấp (thậm chí DAO Carbonvote của Ethereum chỉ có tỷ lệ bỏ phiếu 4,5%). Nền dân chủ lỏng thông minh giải quyết vấn đề này bằng cách cho phép những coinholder trao quyền đại diện cho những người bầu cử.

Điều này gần gũi hơn với hầu hết các nền dân chủ đại diện hiện đại. Nhưng bất kỳ chương trình bỏ phiếu được ủy quyền nào đều có những vấn đề của riêng nó.

Hầu hết các mạng này chưa hoạt động. Nhưng trong số những mạng đã hoạt động, khi mà hiện tại có sự cạnh tranh giữa các đại biểu thì bạn mong đợi sẽ thấy điều gì?

Bạn có thể đã đoán được: các chiến dịch vận động, hối lộ, tuyên truyền, và các chiêu trò chính trị khác.

Dân chủ dành cho kẻ thua cuộc

Mục đích của nền dân chủ không phải là về việc ra quyết định tốt hơn. Có lẽ dân chủ là có giá trị nhất trong cách nó duy trì hòa bình khi đối mặt với sự phân chia gây tranh cãi. Nói cách khác, bằng cách tôn trọng các thể chế dân chủ, chúng ta có thể giải quyết một tranh chấp có thể biến thành cuộc nội chiến.

Hãy để tôi đưa ra một giả thuyết.

Hãy tưởng tượng có hai phe phái không đồng ý với một số luật pháp – ví dụ một đạo luật tôn giáo. Trong một quốc gia tự trị Hobbes, hai phe phái tôn giáo đối lập sẽ tuyên chiến và giết chóc lẫn nhau cho đến có một bên chiến thắng. Nhóm chiến thắng sau đó sẽ áp đặt ý chí của mình vào thiểu số còn sống sót.

Nhưng dân chủ đã hoàn toàn biến đổi điều này. Trong một nền dân chủ, hai bên đi đến một phòng bỏ phiếu và kiểm tra xem có bao nhiêu người xuất hiện ở cả hai bên tranh chấp. Phía với số phiếu ít hơn có thể tưởng tượng họ đã cố gắng một cuộc nổi dậy, nhưng là bên thiểu số và sẽ phải gánh chịu thất bại nếu họ nổi dậy. Vì vậy, họ đơn giản là thừa nhận thất bại và không nổi loạn. Điều này giúp tiết kiệm tài nguyên quý giá (ví dụ: mạng sống của chính họ).

Điều này, theo một cách nào đó, làm cho dân chủ trở thành một tổ chức có hiệu quả. Bỏ phiếu cung cấp tính hợp pháp cho phía thắng và đảm bảo rằng bên thiểu số thua sẽ không phải đổ máu và mất mát. Bằng cách này, dân chủ giúp bảo vệ một quốc gia khỏi bạo lực.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra trong một blockchain khi có một cuộc bỏ phiếu 55:45 trong giao thức nội dung? Tại sao phía 45% sẽ chấp nhận thua lỗ và tiếp tục dưới  sự trị vì của đa số? Chúng ta có thể mong đợi một fork giao thức nếu sự thay đổi có ý nghĩa và có đủ số cử tri muốn đi theo một hướng khác.

Nếu quản trị on-chain thất bại ở đây thì giá trị chính của một tổ chức dân chủ là gì. Chính xác thì nó sẽ làm gì cho chúng ta?

Suy nghĩ cuối cùng

Tôi không thể quá khó khăn với việc quản trị on-chain. Đó là một ý tưởng hấp dẫn và động lực đằng sau nó là đúng đắn. Nhưng rõ ràng là có nhiều vấn đề đằng sau nó.

Có lẽ một ngày nào đó các blockchain sẽ mạnh mẽ và đủ ổn định để không còn cần bàn tay hướng dẫn của các chuyên gia công nghệ nữa. Nhưng tôi không thấy rằng điều đó sẽ xảy ra sớm. Công nghệ này đang chuyển động với tốc độ quá nhanh, và bất kỳ blockchain nào bị sa lầy trong cuộc chiến của việc quản lý thì chỉ đơn giản là sẽ bị bỏ lại phía sau.

Đối với tất cả những gì đã nói, tôi không thực sự phản đối những hệ thống quản trị đang được thử nghiệm này. Tôi rất có thể là đã nhận định sai. Hãy chờ xem điều gì xảy ra. Tôi sẽ theo dõi sát sao và hy vọng sự thành công.

Theo: TapchiBitcoin.vn/Hackernoon

Xem thêm:

MỚI CẬP NHẬT

Tin vắn Crypto 11/01: Bitcoin vẫn có khả năng tăng trưởng theo cấp số...

Từ nhận định Bitcoin vẫn có khả năng tăng trưởng theo cấp số nhân trong thời gian tới đến Usual Protocol giới thiệu một...

World Network (WLD) vượt mốc 10 triệu lượt xác minh danh tính con người

World Network, dự án xác minh danh tính con người trên nền tảng blockchain, trước đây được biết đến với tên Worldcoin, vừa công...

Quan chức FDIC Hoa Kỳ chỉ trích các hạn chế về tiền điện tử,...

Phó chủ tịch Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang (FDIC) Travis Hill đã lên tiếng chỉ trích những hành động trước đây...
Đồng sáng lập Wolf Capital nhận tội lừa đảo 9,4 triệu đô la tiền điện tử

Đồng sáng lập Wolf Capital nhận tội lừa đảo 9,4 triệu đô la tiền...

Travis Ford, đồng sáng lập và trưởng nhóm trader của công ty đầu tư tiền điện tử Wolf Capital vừa thừa nhận tội danh...

Liệu Hedera (HBAR) có thể tăng 40% lên 0,39 đô la không?

Hedera (HBAR) hiện đang gặp khó khăn trong việc đạt được đà tăng trưởng, điều này phản ánh sự thiếu định hướng trong bối...

Trader cảnh báo rủi ro Bitcoin “đang đạt đỉnh” trong chu kỳ, cẩn thận...

Một nhà phân tích Bitcoin nổi tiếng vừa cảnh báo các nhà đầu tư tiền mã hóa nên hành động thận trọng trong những tháng...

Đức khám phá việc áp dụng Bitcoin thông qua trái phiếu blockchain, dự trữ...

Các nhà hoạch định chính sách ở Đức hiện đang tích cực xem xét các chiến lược để tích hợp Bitcoin (BTC) vào hệ...

Microsoft sẽ siết chặt việc lạm dụng AI tạo sinh bởi tội phạm

Microsoft vừa đệ một đơn kiện nhằm ngăn chặn các hoạt động tội phạm mạng lợi dụng công nghệ AI tạo sinh, theo thông...

Biden nhắm vào các nhà phát triển ví crypto như MetaMask, Phantom ngày cuối...

Một động thái bất ngờ từ một quan chức được Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm đang tìm cách yêu cầu các nhà phát...

Mùa altcoin bị kìm hãm do thiếu dòng tiền mới đổ vào lĩnh vực...

Vốn hóa thị trường altcoin hiện tại vẫn thấp hơn so với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 11 năm 2021, khi...
Bitcoin

“Đỉnh thị trường” Bitcoin vẫn chưa xuất hiện

Giá Bitcoin đã giảm xuống mức thấp mới là 91.055 đô la vào ngày 9/1, đánh dấu mức thấp nhất kể từ ngày 1/12....
Bitcoin

Thêm 2 tiểu bang Hoa Kỳ xem xét dự trữ Bitcoin

North Dakota vừa trở thành tiểu bang mới nhất của Hoa Kỳ cân nhắc đưa Bitcoin vào bảng cân đối kế toán. Vào ngày...

Hoa Kỳ buộc tội các nhà điều hành máy trộn tiền điện tử Blender.io...

Một bồi thẩm đoàn liên bang tại Quận phía Bắc Georgia, Hoa Kỳ đã buộc tội ba công dân Nga liên quan đến việc...

Kỷ niệm một năm ra mắt Bitcoin ETF tại Hoa Kỳ: Tăng trưởng vượt...

Các quỹ Bitcoin ETF tại Hoa Kỳ đã trải qua một năm đầu tiên vượt kỳ vọng, đánh dấu một sự kiện mang tính...

Memecoin DOGS công bố lộ trình cho nửa đầu năm 2025

DOGS, một memecoin được xây dựng trên nền tảng The Open Network (TON), đã công bố lộ trình phát triển cho nửa đầu năm...
ca-voi-mua-coin

Cá voi âm thầm gom các altcoin tiềm năng trong tuần đầu năm 2025

Sự hưng phấn hậu bầu cử do chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5 tháng 11 đã...