Nhằm khuyến khích người dùng cung cấp dịch vụ trong thế giới thực đồng thời nắm quyền sở hữu dữ liệu, các dự án đã sử dụng cơ sở hạ tầng và hệ thống vật lý, được biết đến là Cơ sở hạ tầng vật lý phi tập trung (DePIN) trong không gian tiền điện tử. Và một dự án DePIN nổi bật nhất hiện nay là Helium – một mạng Internet of Things (IoT) không dây.
CEO Helium Foundation cho biết bất kỳ ai cũng có thể mua một cổng tương thích với Helium – tương tự như điểm truy cập WiFi truyền thống trong các gia đình hàng ngày – và lắp đặt nó xung quanh khu vực sinh sống hoặc trong các không gian thương mại.
Sau khi được lắp đặt, các điểm truy cập không dây (hotspot) này sẽ cho phép các thành viên cộng đồng truy cập vùng phủ sóng không dây trong khu dân cư hoặc vùng lân cận. Những người tự cung cấp hotspot sẽ được thưởng các token có thể đổi thành tiền mặt.
“Tính kinh tế của việc xây dựng mạng IoT trước đây rất khó khăn và rất nhiều nhà cung cấp tập trung đã phá sản trong quá trình này”.
Sigel giải thích rằng Helium đã bắt đầu hoạt động cách đây 10 năm và nhanh chóng nhận ra việc duy trì chi phí bất động sản và lắp đặt mạng lưới trong khi xây dựng mạng IoT là cực kỳ tốn kém.
“Đây là cốt lõi của DePIN, đó là cách điều phối công việc trong thế giới vật chất và tận dụng cộng đồng để tạo ra cơ sở hạ tầng vật chất”.
Năm 2019, Helium ra mắt mạng di động phi tập trung và nhanh chóng mở rộng phạm vi phủ sóng trên toàn thế giớ, với 391.872 hotspot vào thời điểm viết bài.
Nguồn: explorer.helium
Sigel lưu ý rằng người dùng di động, bất kể họ sử dụng mạng nào, đều phụ thuộc vào các công ty viễn thông lớn, những người quyết định vùng phủ sóng sẽ được triển khai. Với Helium, các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ có thể giải quyết vấn đề.
Helium hiện đang chạy trên blockchain Solana do tính chất hiệu quả của mạng, có thể xử lý thông lượng cao và hệ sinh thái nhà phát triển lớn.
“Hiệu suất tốc độ của Solana, cùng với các nguyên tắc xung quanh giao diện người dùng trực quan thực sự phù hợp với chúng tôi và đã được cộng đồng bỏ phiếu thông qua”.
Ngoài Helium, một dự án DePIN khác đang được xây dựng trên Solana và đang thu hút được sự quan tâm là Hivemapper, dự án muốn định hình lại hoàn toàn ngành lập bản đồ.
Nhà sáng lập và giám đốc điều hành Hivemapper, Ariel Seidman, đã làm việc trong ngành bản đồ hơn 20 năm. Trong thời gian này, một vấn đề lớn mà Seidman hy vọng giải quyết được là tìm cách lập bản đồ có thể mở rộng và tiết kiệm chi phí.
Hivemapper hiện có hơn 130.000 người đóng góp trên 3.246 khu vực với khoảng 11,24 triệu km đã được lập bản đồ, chiếm khoảng 19% tổng diện tích toàn cầu cho đến nay.
Nguồn: hivemapper
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- DePIN là nỗi ám ảnh về tiền điện tử mới nhất của các nhà đầu tư mạo hiểm – Liệu có quá cường điệu?
- Các dự án DePIN đáng chú ý vào năm 2024
Itadori
Theo Blockworks