Các giải pháp thanh toán đã và đang phát triển nhanh chóng trong vài năm gần đây. Ví kỹ thuật số và công nghệ blockchain nâng tầm cho những người mới tham gia vào hệ sinh thái tài chính mới mẻ này.
Tuy nhiên, trong suốt những năm qua, chúng ta đã phụ thuộc vào các tổ chức truyền thống, chủ yếu là ngân hàng, để xử lý và thanh toán xuyên biên giới. Mặt khác, hệ thống này có một số nhược điểm. Ví dụ, sự hiện diện của các bên trung gian, hệ thống không minh bạch, thời gian kéo dài và khả năng xảy ra gian lận.
Mọi người bắt đầu nhận ra điều đó và may mắn thay, họ có nhiều lựa chọn từ bây giờ. Ripple Labs, công ty blockchain có trụ sở tại San-Francisco, tìm thấy được “cơ hội lớn” trong mảng thanh toán cho doanh nghiệp nhỏ. Lý do cuối cùng khiến Ripple nhắm mục tiêu vào phần này của thị trường là các khoản thanh toán xuyên biên giới ngày càng có nhu cầu cao hơn.
“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng phụ thuộc vào thanh toán xuyên biên giới, tuy nhiên 71% nói rằng các khoản thanh toán có vấn đề”.
“Ripple cung cấp trải nghiệm không ma sát để gửi tiền trên toàn cầu bằng cách sử dụng sức mạnh của công nghệ blockchain”.
Sự xuất hiện của các công nghệ thanh toán mới giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể tìm được nguồn nhân tài và nguồn cung ứng từ nước ngoài, do đó mở rộng dịch vụ của họ ở đó. Vì vậy, họ cần thanh toán xuyên biến giới và đó là lúc Ripple xuất hiện. Sự phát triển của hình thức doanh nghiệp-doanh nghiệp (B2B) trong các khoản thanh toán xuyên biên giới tăng đáng kể trong vài tháng qua. Như vậy, cả SME và Ripple đều đôi bên cùng có lợi.
Doanh thu thanh toán toàn cầu năm 2011-2022 (nghìn tỷ đô la) | Nguồn: SME Whitepaper
Ngoài ra, công ty tư vấn McKinsey dự đoán rằng doanh thu dự kiến từ thị trường này sẽ tăng 9% và đạt mốc 3 nghìn tỷ đô la vào năm 2022. Như đã biết, phần lớn doanh thu của Ripple đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Đông Âu. Hiện tại, công ty blockchain tập trung vào việc phục vụ các dòng tiền xuyên biên giới có giá trị thấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu bao gồm các khoản thanh toán hóa đơn, tiền lương và thương mại điện tử.
“Nhu cầu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được hệ thống truyền thống đáp ứng nhiều, trong khi nhu cầu ngày càng tăng theo thời gian thực”.
“Các ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán có thể sử dụng tài sản kỹ thuật số XRP để giảm thêm chi phí và tiếp cận các thị trường mới”.
Doanh thu thanh toán xuyên biên giới từ SME theo khu vực | Nguồn: SME Whitepaper
Ripple cũng đang tích cực hình thành hành lang ODL mới cho khách hàng mới ở Anh và Brazil. Các công ty như InstaReM ở Anh và BeeTech ở Brazil đã xây dựng thành công cầu nối qua Đại Tây Dương bằng cách sử dụng RippleNet. Điều đó cho phép họ thiết lập các hành lang mới cho thanh toán B2B và chuyển tiền của người tiêu dùng từ nhiều quốc gia khác bao gồm Tây Ban Nha, Ý, Đức, Pháp và Bồ Đào Nha.
Ngoài ra, cả hai tổ chức nói trên có thể tạo cơ hội kinh doanh mới cho khách hàng của họ và mở rộng kết nối trên khắp thế giới.
“Công nghệ của Ripple truyền thông điệp nhiều dữ liệu giữa tất cả các bên giao dịch và sử dụng bộ quy tắc chuẩn hóa để gửi thanh toán theo thời gian thực, theo yêu cầu, chi phí thấp và có thể theo dõi trên khắp thế giới. RippleNet cũng kết nối các hệ thống thanh toán riêng biệt thông qua một giao thức mở, trung lập – Interledger Protocol (ILP)”.
Khi các tổ chức mới bắt tay với Ripple, giá XRP có thể ảnh hưởng theo một cách tích cực. Vào thời điểm viết bài, tiền điện tử lớn thứ 7 đang giao dịch ở mức 0,86 đô la.
XRP/USD | Nguồn: Tradingview
- SEC cảnh báo SEC sẽ có những hậu quả xa vời nếu họ thua kiện Ripple
- Arrington Capital ra mắt Quỹ hệ sinh thái Algorand trị giá $ 100 triệu nhưng vẫn giữ lòng tin tuyệt đối với XRP
- Giá Bitcoin tiến gần 40.000 đô la khi yếu tố kỹ thuật và on-chain đều ủng hộ phe bò
Minh Anh
Theo AMBCrypto