Những cuộc trò chuyện xoay quanh chu kỳ 4 năm của Bitcoin đang ngày càng xôn xao hơn trong những năm gần đây, trở thành chủ đề được thảo luận sôi nổi của những người đam mê tiền điện tử và các nhà phân tích thị trường. Chu kỳ được đánh dấu bằng các sự kiện và xu hướng quan trọng trong thị trường tiền điện tử, đã khơi dậy sự tò mò ở cả những người tham gia dày dạn kinh nghiệm và những người mới tham gia.
Tuy nhiên, nguyên nhân và ý nghĩa của chu kỳ 4 năm của Bitcoin thường bị hiểu sai hoặc đơn giản hóa quá mức. Do đó, xem xét các yếu tố hình thành chu kỳ như halving, ảnh hưởng kinh tế vĩ mô và hành vi của con người có thể mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư.
Halving Bitcoin: Chất xúc tác quyết định hay lời tiên tri tự ứng nghiệm?
Một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất trong hành vi của Bitcoin là “halving”. Đây là sự kiện được xác định trước, trong đó số lượng BTC mới được tạo và phân phối bị giảm một nửa.
Hiện tại, khoảng 900 Bitcoin được sản xuất hàng ngày. Trong đợt halving sắp tới, dự kiến vào cuối quý 1 hoặc đầu quý 2 năm sau, con số này sẽ còn 450. Các đợt halving trước đó vào năm 2012, 2016 và 2020 đã đánh dấu những bước ngoặt quan trọng của vua tiền điện tử.
Halving tác động đến giá của Bitcoin do nguyên tắc cung-cầu đơn giản.
Lượng phát hành Bitcoin | Nguồn: MacroMicro
Khi halving xảy ra, ngay cả nhu cầu Bitcoin vẫn ổn định, giảm nguồn cung có thể dẫn đến mất cân bằng, đẩy giá lên cao. Đà tăng này có thể kích hoạt thị trường bò kéo dài nhiều năm của Bitcoin.
Khi chu kỳ diễn ra, động lực ban đầu từ halving giảm dần, nhưng vẫn tiếp tục, đẩy thị trường về phía bắc.
Hiệu ứng gợn sóng: Phân tán thanh khoản trong thị trường tiền điện tử
Khi thị trường bò trưởng thành, thanh khoản lan rộng từ Bitcoin sang các loại tiền điện tử khác, chẳng hạn như ETH và cuối cùng là các tài sản rủi ro hơn.
Sự phân tán này tiếp tục cho đến khi dòng tiền mới vào thị trường tiền điện tử không thể duy trì số lượng tài sản ngày càng tăng do mối tương quan với các coin chính và các dự án mới được tạo ra.
Hiệu ứng halving Bitcoin | Nguồn: Glassnode
Khi đạt đến điểm không bền vững này, thị trường sụp đổ, đảo ngược sự phân tán của thanh khoản. Tiền chảy từ các tài sản đuôi dài trở lại Bitcoin và Ethereum, cung cấp một điểm đặt lại cho chu kỳ thanh khoản.
Mô hình dòng thanh khoản này không chỉ xảy ra với thị trường tiền điện tử mà là đặc trưng của thị trường tài chính truyền thống.
Yếu tố con người: Động lực hành vi và tâm lý thị trường
Ngoài chu kỳ halving và thanh khoản, một yếu tố quan trọng khác định hình hành vi thị trường của Bitcoin là động lực tâm lý của những người tham gia thị trường. Để hiểu rõ hơn về điều này, phải nghiên cứu kỹ dữ liệu on-chain của Bitcoin.
Giá Bitcoin và lợi nhuận của những người tham gia mạng đang hoạt động ảnh hưởng đáng kể đến động lực thị trường. Thật vậy, những người tham gia thị trường đã tích lũy được những khoản lợi nhuận chưa thực hiện đáng kể nhiều khả năng sẽ bán ra trong thời kỳ thị trường suy thoái, vì sợ mất những khoản lãi này.
NUPL Bitcoin | Nguồn: LookIntoBitcoin
Hơn nữa, những cá nhân tham gia thị trường sau khi giá tăng đáng kể thường ít kinh nghiệm hơn hoặc ít bị thuyết phục hơn về giá trị lâu dài của tài sản. Những yếu tố này dẫn đến cơ sở người nắm giữ biến động hơn so với cơ sở ổn định được thấy trong thời gian thị trường gấu.
Khả năng sinh lời và cơ sở holder: Động lực chính đằng sau
Khi thảo luận về lợi nhuận, người ta thường đề cập đến một loạt các số liệu được phân loại theo cơ sở chi phí. Bao gồm giá trị hợp lý, đại diện cho tổng cơ sở chi phí của mạng và giá trị hợp lý của chủ sở hữu ngắn hạn và dài hạn.
Các số liệu này giúp hiểu được trạng thái của thị trường – cho dù đó là lỗ hay lời chưa thực hiện.
MVRV Bitcoin | Nguồn: Santiment
Có thể đo lường thay đổi giữa giá thị trường và cơ sở chi phí tổng hợp bằng cách sử dụng tỷ lệ Giá trị thị trường trên Giá trị hợp lý (MVRV).
Chỉ số MVRV cao, cho thấy số lượng lớn lợi nhuận chưa thực hiện. Theo lịch sử, điều này đánh dấu đỉnh của chu kỳ Bitcoin 4 năm.
Ảnh hưởng của thợ đào: Lực lượng giảm dần trong chu kỳ 4 năm của Bitcoin
Trong lịch sử, thợ đào Bitcoin đã tác động đáng kể đến thị trường, đóng vai trò là lực lượng ủng hộ chu kỳ.
Họ tích lũy Bitcoin khi có lời trong các thị trường bò và buộc phải bán trong các thị trường gấu.
Tỷ lệ phí trên phần thưởng của Bitcoin | Nguồn: CryptoQuant
Tuy nhiên, số liệu vốn hóa cho thấy tầm ảnh hưởng của họ đối với thị trường đã giảm.
Bức tranh vĩ mô toàn cầu: Gia tăng ảnh hưởng
Trong lịch sử, Bitcoin duy trì một số sự cô lập khỏi các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu. Tuy nhiên, nó trở nên nhạy cảm hơn với những ảnh hưởng này khi tích hợp nhiều hơn với hệ thống tài chính truyền thống và thu hút được nhiều nhà đầu tư tổ chức chấp nhận hơn.
Chẳng hạn, những biến động về sức mạnh của đô la Mỹ, thay đổi chính sách tiền tệ và căng thẳng địa chính trị hiện có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi thị trường của Bitcoin.
Bitcoin và DXY | Nguồn: TradingView
Mọi người thường coi Bitcoin giống như vàng, là tài sản trú ẩn an toàn trong các cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc thị trường tài chính bất ổn.
Do đó, trong thời kỳ rủi ro tăng cao hoặc bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu, có thể thấy nhu cầu BTC tăng cao, đẩy giá tăng lên.
Quy định: Chưa rõ ràng
Vai trò của các yếu tố quy định trong việc định hình hành vi thị trường của Bitcoin là rất lớn và thường không thể đoán trước được. Trong khi một số quốc gia chấp nhận Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, những quốc gia khác đã áp đặt quy định nghiêm ngặt hoặc cấm hoàn toàn.
Tin tức quy định tích cực có thể đẩy giá Bitcoin tăng lên, trong khi tin tức tiêu cực gây giảm mạnh.
Quy định về tiền điện tử trên toàn thế giới | Nguồn: Statista
Chẳng hạn, khi các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc công nhận Bitcoin là phương thức thanh toán hợp pháp, giá của nó đã có tác động tích cực đáng kể.
Ngược lại, khi Trung Quốc tuyên bố đàn áp khai thác và giao dịch Bitcoin, thị trường suy thoái nghiêm trọng.
Chuẩn bị cho chu kỳ 4 năm tiếp theo của Bitcoin
Các yếu tố trên tương tác hình thành hành vi thị trường của Bitcoin. Bao gồm cơ chế halving có sẵn, chu kỳ thanh khoản, tâm lý và hành vi của những người tham gia thị trường, ảnh hưởng của thợ đào, các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu và sự phát triển của quy định.
Hiểu được những yếu tố này có thể cung cấp cho các nhà đầu tư và những người tham gia thị trường hiểu biết có giá trị về biến động giá tiềm năng của Bitcoin.
Mặc dù vậy, không nên coi những yếu tố này là dự báo chính xác do tính chất rất biến động và khó đoán của thị trường tiền điện tử. Thay vào đó, nên sử dụng chúng như công cụ để đánh giá xác suất và quản lý rủi ro.
Khi Bitcoin tiếp tục phát triển và trưởng thành, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thị trường cũng có thể thay đổi. Do đó, cập nhật những phát triển mới nhất về Bitcoin và thị trường tiền kỹ thuật số rộng lớn hơn là rất quan trọng.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Coinbase xin lỗi vì bản tin gây tranh cãi về PEPE – Giá memecoin tiếp tục lao dốc
- Hoạt động Bitcoin tăng mạnh nhờ Taproot và token BRC-20
- Tàu lượn siêu tốc Bitcoin vào thứ 4 cho thấy điều gì?
Đình Đình
Theo Beincrypto