Các nhà nghiên cứu đến từ Digital Asset Research (DAR) đã phát hiện hàng loạt dòng code bị trong mã nguồn bị TRON lấy cắp từ các dự án khác.
Có vẻ như đội ngũ phát triển TRON đã đạo nhái code từ các dự án khách trên nền tảng Ethereum xong đổi tên tệp tin để che giấu nguồn gốc thật sự của đoạn mã. DAR sau đó đã đăng tải một bài viết trên Medium nhằm vạch mặt TRON, cảnh báo hành động sao chép bất chính này có thể gây nên các vấn đề kỹ thuật lẫn trục trặc pháp lý mà sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển mainnet của dự án này trong tương lai.
Báo cáo của DAR viết:
“Vào ngày 31/12/2017, TRON ban đầu bị cáo buộc vi phạm Giấy phép Công cộng GNU Hạn chế v3.0 (LGPL) vì nó không đề cập đến việc client của mình là Java-Tron đã được sao chép từ EthereumJ, một trong những thư viện Ethereum đầu tiên”.
Báo cáo này cũng bổ sung rằng:
“Mặc dù sau này nó đã thêm giấy phép LGPL có liên quan cho 14 tập tin, nhưng chúng tôi vẫn phát hiện hàng loạt các trường hợp code bị copy nguyên văn hoặc chỉ bị sửa đổi chút ít từ EthereumJ, mà vẫn không có một dòng chú thích dẫn nguồn nào cả”.
Trang tin tức CCN đã liên lạc với Lucas Nuzzi đến từ DAR, người mà đã cung cấp những hình ảnh bằng chứng cho cáo buộc đạo nhái, cho thấy rằng đội ngũ đằng sau đồng tiền thuật toán lớn thứ 10 thế giới vẫn chưa chịu rút ra bài học nào từ scandal sao chép trắng trợn whitepaper cách đây không lâu.
Nuzzi chia sẻ:
“Trong bảng lệnh phía trên, các lập trình viên đã phải mất công thay đổi tên của vài hàm để che giấu việc đạo văn. Như có thể thấy, chẳng có lí do thuyết phục nào cho sự thay đổi tên ‘name’ dùng bởi EthereumJ sang ‘dataBaseName’, ngoại trừ để làm khó việc so sánh những điểm tương đồng giữa hai bộ mã”.
Nuzzi sau đó giải thích là bên cạnh những khía cạnh pháp lý và đạo đức xoay quanh hành động sao chép mã, codebase giờ còn đối mặt với các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng.
Vấn đề chắc chắn sẽ nổi lên khi bạn tái sử dụng code được phát triển cho một hệ kiến trúc hoàn toàn khác, và không có đủ thời gian để rà soát toàn bộ. Những lỗi mà không thể nào đe doạ hệ thống cũ thì giờ sẽ quay sang ảnh hưởng đến hệ thống mới. Đạo nhái là điều xấu, nhưng đáng lo ngại hơn cả chính là rủi ro xuất hiện các lỗ hổng mà không thể nào bị phát hiện một khi kết nối các bộ phận lại với nhau một cách chắp vá. Việc thử nghiệm thì không có gì sai cả, thế nhưng cộng đồng có lẽ nên hạ thấp xuống kỳ vọng của mình.
Các nhà nghiên cứu của DAR không được trả công chỉ để “bắt lỗi” TRON – mà đây chỉ là một dự án phụ mà giúp họ thực hiện bổn phận của mình là phân tích các tài sản kỹ thuật số theo yêu cầu của các tổ chức đầu tư, và kiếm tiền từ việc bán thông tin cho những ai muốn có thêm tài liệu hỗ trợ đầu tư vào các dự án tiền mã hóa như là TRON.
Nuzza tiết lộ:
“Công việc của tôi là thực hiện các phân tích chuyên sâu cho khách hàng, bao gồm cả đánh giá toàn bộ mã cơ sở của dự án đảm nhận, và đó là những gì tôi đã làm với TRON. Hầu hết các phát hiện của chúng tôi là thông tin được giữ độc quyền cho khách hàng, nhưng mỗi khi tìm được một thứ gì đó mà chúng tôi nghĩ sẽ có ích cho cả cộng đồng, chúng tôi sẽ công bố nó”.
Đội ngũ của TRON đã không đưa ra bất kì bình luận gì khi được yêu cầu.
Trong khi đó, Nuzzi lại đưa ra một gợi ý khác cho TRON, và anh cho phép họ thoải mái copy mà không cần ghi nguồn.
PSA: If you think the #EOS launch was chaotic, wait until #TRON launches in a couple of days… I also happened to have reviewed the entire $TRX codebase.
My eyes hurt.They should rebrand to “TRON: the Frankenstein of crypto.” Learn more 👇
— Lucas “salty fudster” Nuzzi (@LucasNuzzi) 19 tháng 6, 2018
(Nếu bạn nghĩ lần ra mắt EOS vừa qua là một mớ hỗn độn, hãy đợi mà xem TRON trong vài ngày nữa. Tôi đã có cơ hội được xem qua bộ mã cơ sở của TRON. Đau thương thay cho đôi mắt của tôi.
Họ nên đổi tên thành “TRON: Frankenstein của tiền số” thì hơn).
Theo: TapchiBitcoin.vn/ccn.com
Xem thêm:
- TRON: Cộng đồng mạng lùm xùm số tiền thưởng 1 triệu đô cuộc thi xây dựng Dapp không minh bạch.
- 7 đồng tiền mã hóa có hiệu suất đáng kinh ngạc trong tháng 1, vượt trội hơn cả Bitcoin.