Các token liên quan đến Metaverse đã bắt đầu một năm sôi động, vượt trội so với bitcoin, loại tiền điện tử lớn nhất thế giới tính theo vốn hoá thị trường, với tỷ suất lợi nhuận lớn.
MANA của Decentraland , token gốc của dự án metaverse, đã tăng khoảng 145% trong tháng Giêng. Việc tăng giá của Decentraland phần lớn diễn ra sau thông báo về một số tính năng mới vào giữa tháng, mặc dù số lượng người dùng của nền tảng này không tăng đáng kể.
Sự gia tăng thị trường trong tháng 1 đã chứng kiến một số token vốn hoá nhỏ hơn vượt trội so với các loại tiền điện tử lớn nhất theo vốn hóa thị trường. Bitcoin đã tăng 40% trong tháng, Ether tăng 32% và BNB tăng 32%. Vốn hóa thị trường của Decentraland ở mức 1,3 tỷ đô la trong khi bitcoin là 446 tỷ đô la.
YGG của Yield Guild Games đã tăng 92%. YGG là một bang hội chơi game đầu tư vào thế giới play-to-earn và cung cấp on-ramp cho người dùng. Nó có vốn hóa thị trường là 57 triệu đô la.
Sheraz Ahmed, đối tác quản lý tại công ty tư vấn blockchain STORM Partners, cho biết sự gia tăng của các token metaverse một phần là do “tiềm năng kinh doanh của các token đó hiện rõ ràng hơn nhiều so với một năm trước, điều này trái ngược với một số altcoin nhất định.”
Như Tạp chí Bitcoin đã báo cáo, SAND của Sandbox đã tăng 91% trước khi mở khóa token vào giữa tháng Hai. AXS của game P2E Axie Infinity cũng tăng khoảng 75% trong tháng và mở khóa token vào tháng Tư.
“Rõ ràng là các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến thế giới ảo Web3. Một báo cáo mới từ McKinsey & Co. cho biết chi tiêu trong metaverse có thể đạt tổng cộng 5 nghìn tỷ đô la vào năm 2030, cho thấy mọi người đều muốn tham gia.”
Tổng vốn hóa thị trường của token liên quan đến metaverse hiện ở mức khoảng 8,5 tỷ đô la, chưa đến 1% tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử, hiện là gần 1,1 nghìn tỷ đô la. “Do đó, có rất nhiều cơ hội để phát triển”, Ahmed nhấn mạnh.
Mảng Metaverse của Meta lỗ 14 tỷ đô la trong năm 2022
Trước thềm công bố báo cáo tài chính quý 4/2022, giới chuyên gia đã ước tính khoản lỗ từ Reality Labs sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg đã không ngần ngại chia sẻ về tham vọng metaverse “tốn kém” của mình với giới phân tích.
“Chúng tôi hy vọng chi phí của Reality Labs sẽ tăng đáng kể trở lại vào năm 2023. Trong quý 3/2022, đơn vị này ghi nhận khoản lỗ 3,7 tỷ USD vì metaverse. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 4,4 tỷ USD trong báo cáo tài chính quý 4/2022.”
Theo đó, bộ phận chuyên phát triển và kinh doanh metaverse Reality Labs có thể sẽ tiếp tục gánh lỗ 3,7 tỷ USD trong quý cuối của năm tài chính. Con số này tương tự với mức lỗ mà bộ phận này đối mặt trong quý trước đó.
Tuy nhiên, Zuckerberg vẫn phớt lờ dư luận và chưa thôi “ước mơ” trở thành một tay chơi quan trọng trong thế giới kỹ thuật số nhập vai – như một sự kết hợp giữa thực tế ảo, tăng cường và thực tế hỗn hợp. Cũng chính kế hoạch lâu dài này có thể dẫn đến khoản lỗ cả năm 13,8 tỷ USD, FactSet dự báo.
Mặc dù tỷ phú Zuckerberg vẫn luôn thẳng thắn và minh bạch về khoản chi phí metaverse khổng lồ này, tuy nhiên báo cáo thu nhập mới nhất lại một lần nữa gây hoang mang cho các cổ đông. Meta đã mất hơn 600 tỷ USD giá trị kể từ khi vốn hóa của công ty bắt đầu giảm vào cuối năm 2021.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Metaverse không phải là endgame, mà là “chuyển đổi số liên tục”
- Đặt cược vào Metaverse? Decentraland (MANA) nên có trong danh sách của bạn
Annie
Tạp chí Bitcoin