Gần đây, công ty giao dịch tiền điện tử Cumberland đã có một số bình luận liên quan đến xu hướng hiện tại của các công ty tài sản kỹ thuật số tập trung đang sụp đổ trong bối cảnh khủng hoảng thanh khoản sâu sắc bao trùm toàn ngành. Họ gợi ý rằng đà phục hồi ngay lập tức của thị trường nói chung phụ thuộc một phần vào việc liệu các tài sản gặp khó khăn có thể được chuyển từ công ty mất khả năng thanh toán sang công ty có khả năng thanh toán hay không.
Khủng hoảng vẫn chưa kết thúc
Khi thị trường gấu kéo dài ảnh hưởng đến ngành công nghiệp crypto, các công ty sử dụng đòn bẩy quá mức thường gặp rắc rối sâu sắc do tài sản thế chấp của họ giảm giá trị, sớm dẫn đến thanh lý. Kết quả là hiệu ứng gợn sóng lan rộng trong toàn ngành, lật đổ công ty này đến công ty khác. Khi tất cả người dùng đổ xô rút tiền, làm tăng vấn đề về thanh khoản, một số công ty phải tiến hành các biện pháp khắc nghiệt như tạm ngừng rút tiền và giao dịch.
Trong bối cảnh hàng loạt công ty đã ngừng dịch vụ rút tiền, cắt giảm nhân sự và tìm cách tái cơ cấu, Cumberland cho rằng tình trạng thị trường xấu đi đang ở trạng thái không chắc chắn vì các công ty gặp khó khăn hơn có thể sớm sụp đổ do quy mô nợ khổng lồ. Theo báo cáo, những doanh nghiệp quản lý kém cần phải thanh lý tài sản để “bù đắp một phần nợ tồn đọng”.
Khi hàng loạt tiền điện tử tiếp tục bị thanh lý, giá sẽ tiếp tục lao dốc, có nghĩa là ngành công nghiệp sẽ gặp nhiều đau đớn hơn. Cumberland xem cuộc khủng hoảng hiện tại khá giống với những gì đã xảy ra trên các thị trường truyền thống vì “kinh tế học cơ bản không khác gì các ví dụ điển hình”.
Ngoài ra, công ty tin rằng thị trường tiền điện tử phục hồi phụ thuộc vào cách các công ty vỡ nợ quản lý “tài sản đang gặp khó khăn” của họ.
“Đây hầu như không phải là một hiện tượng mới lạ. Các công ty tài chính cho vay quá đòn bẩy bị trừng phạt trong thị trường gấu hàng trăm năm nay. Trong khi chu kỳ hiện tại khiến mọi người phải kinh ngạc vì tài sản là kỹ thuật số, kinh tế học cơ bản không khác gì các ví dụ điển hình”, Cumberland tweet.
Ví dụ, FTX đã gửi hạn mức tín dụng quay vòng 250 triệu đô la cho BlockFi vào tuần trước để hỗ trợ hoạt động của công ty và hoàn trả các khoản vay hiện có. Sau đó, gã khổng lồ sàn giao dịch đã tăng số tiền lên 400 triệu đô la, với đặc quyền mua lại công ty cho vay thất bại với mức chiết khấu 240 triệu đô la trong tương lai.
DeFi so với CeFi
Khi các nhà đầu tư do dự trong việc rót vốn vào không gian tiền điện tử, thể hiện qua dòng vào off-chain suy giảm, biến động có xu hướng tăng lên do thanh khoản của tài sản giảm. Không giống như CeFi đòi hỏi các quy trình phức tạp do con người kiểm soát để triển khai vốn, DeFi có được sức mạnh tương đối khi nói đến sự minh bạch về mức thanh lý cũng như khoảng cách với thị trường giao ngay.
Được biết đến với cơ chế dựa trên thuật toán thực thi hợp đồng thông minh bắt buộc bất chấp điều kiện thị trường, giao thức DeFi sẽ tự động thanh lý tài sản thế chấp bất cứ khi nào chạm đến ngưỡng. Điều này giải thích một phần lý do tại sao họ đã làm tốt hơn các công ty tập trung cung cấp dịch vụ off-chain tương tự trong thời kỳ thị trường sụp đổ thảm khốc.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Phân tích on-chain Bitcoin: Số lượng địa chỉ mới đạt ATH mới
- FTX sẵn sàng chi 2 tỷ đô la tiền mặt để cứu ngành công nghiệp tiền điện tử
- Quỹ bồi thường tiền điện tử của EU được yêu cầu thành lập sau bê bối của Celsius Network
Minh Anh
Theo Cryptopotato