Các công cụ phái sinh đang dần trở thành yếu tố quan trọng của thị trường tiền điện tử. Ngày càng có nhiều sàn giao dịch giới thiệu sản phẩm như hợp đồng tương lai, hoán đổi vĩnh viễn hoặc hợp đồng tùy chọn, do đó ảnh hưởng của công cụ phái sinh trong thị trường tiền điện tử đang gia tăng tuyến tính. Chính sự gia tăng giao dịch phái sinh tạo ra nhiều dữ liệu hơn và với nhiều dữ liệu hơn, có cơ hội phân tích phong phú hơn để đánh giá các sản phẩm phái sinh và ngoại suy những hiểu biết về hành vi của tài sản tiền điện tử.
Từ quan điểm phân tích, các công cụ phái sinh là nguồn thông tin đáng kinh ngạc về thị trường vốn và tiền điện tử không phải là một ngoại lệ. Đối với ai chưa biết, công cụ phái sinh là chỉ số rõ ràng về tâm lý thị trường cũng như mô tả chính xác các hành vi như phòng ngừa rủi ro và đầu cơ.
Ngoài ra, công cụ phái sinh là một trong những yếu tố có thể đóng góp vào tính hợp lý cuối cùng của thị trường tiền điện tử và trở thành một chỉ số quan trọng cho các khía cạnh trọng yếu như giám sát rủi ro và quản lý danh mục đầu tư. Trong hiện tại, mặc dù thị trường crypto vẫn chưa thực sự trưởng thành, nhưng các công cụ phái sinh có thể có tác động bất tương xứng đối với biến động giá khiến nó trở thành một khía cạnh thậm chí thú vị hơn để xem xét khi nghiên cứu tài sản tiền điện tử. Nếu chúng ta quan sát chuyển động của giá Bitcoin tuần này thông qua lăng kính hợp đồng phái sinh, chúng ta có thể ngoại suy một số hiểu biết rất thú vị.
Trong 7 ngày qua, Bitcoin đã trải qua đợt giảm giá mạnh dưới 9.000 đô la. Hành vi của thị trường được quy cho các yếu tố vĩ mô như tác động của virus Corona và tác động tiêu cực của nó đối với thị trường vốn toàn cầu. Tuy nhiên, các hợp đồng phái sinh như hợp đồng tương lai và hoán đổi vĩnh viễn giúp vẽ nên một câu chuyện đầy đủ hơn về tình trạng hỗn loạn thị trường hiện tại. Cụ thể, các chỉ số về khối lượng, vị thế mở, tỷ lệ doanh thu, chỉ số cơ bản là những công cụ cực kỳ hữu ích để hiểu tại sao Bitcoin giảm giá gần đây và những gì có thể xảy ra tiếp theo.
Các giao dịch hoán đổi vĩnh viễn về cơ bản hoạt động như các hợp đồng tương lai nhưng không có ngày hết hạn, đã nhanh chóng được chấp nhận là hợp đồng phái sinh có tác động đến không gian tiền điện tử. Trong đợt giảm giá gần đây, khối lượng hoán đổi Bitcoin liên tục đạt mức cao hàng năm vào ngày 26/2, vượt qua 14 tỷ đô la giao dịch trong vòng 24 giờ. Mặc dù đây là một con số rất lớn nhưng điều quan trọng là phải tính đến việc khối lượng có chức năng đòn bẩy. Với tùy chọn đòn bẩy 100 lần (và đôi khi cao hơn) tại các sàn giao dịch phái sinh phổ biến, khối lượng hoán đổi vĩnh viễn đã nhanh chóng vượt qua khối lượng giao ngay ở một số sàn giao dịch như Binance và Huobi.
Khối lượng Bitcoin | Nguồn: IntoTheBlock
Trong khi giá và khối lượng là hai thước đo chính trong đó các chỉ số được lấy từ phân tích kỹ thuật truyền thống thì giao dịch phái sinh giới thiệu một yếu tố thứ ba: vị thế mở (OI). OI là tổng số vị trí nhà đầu tư đang hoạt động, thường được tính bằng số tiền của các hợp đồng mở sử dụng công cụ phái sinh tiền điện tử. Nói cách khác, OI phản ánh số tiền tích lũy của các vị trí mở, bất kể xu hướng giao dịch (bao gồm cả dữ liệu long và short).
Ví dụ: giả sử một hợp đồng long 100 triệu đô la được mở ở mức giá 10.000 đô la với giá thanh lý là 9.000 đô la – tại thời điểm này cả khối lượng và OI sẽ tăng đến 100 triệu đô la. (Giá thanh lý là mức đóng của một vị thế đòn bẩy do các khoản lỗ chưa thực hiện đạt đến mức vốn ban đầu sử dụng để tài trợ cho vị thế này). Sau đó, giá đạt 9.000 đô la khiến vị trí bị đóng, làm giảm OI 100 triệu đô la, trong khi khối lượng vẫn tăng lên tới tổng cộng 200 triệu đô la.
OI cho các giao dịch hoán đổi vĩnh viễn từ đầu năm đến nay đạt đỉnh vào ngày 18/2 tại 2,26 tỷ đô la, ngay khi Bitcoin tạo đỉnh thấp hơn. Trong tuần trước, OI đã giảm xuống mức thấp 1,9 tỷ đô la vào ngày 27/2 khi giá giảm, cho thấy một số vị trí long đã bị đóng hoặc có lẽ nhiều khả năng đã bị thanh lý. Ngoài ra, OI gia tăng trong ngày 24 và 25/2 trước khi giảm giá lớn vào ngày 26/2 cho thấy số lượng giao dịch short của nhà đầu tư tại thời điểm đó tăng.
Tuy nhiên, sau đó, OI giảm 12% chỉ ra một số vị trí bị đóng, là dấu hiệu cho thấy đà giảm giá suy yếu.
OI Bitcoin | Source: IntoTheBlock
Một số liệu hữu ích khác được giới thiệu trong giao dịch phái sinh là tỷ lệ doanh thu, là khối lượng 24 giờ của một hợp đồng so với OI của nó. Tóm lại, điều này thể hiện tỷ lệ đầu cơ ngắn hạn và phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng so với OI dài hạn của nó. Như mong đợi, tỷ lệ doanh thu có xu hướng tăng trong những ngày đầy biến động vì trader có ý định thu lợi từ biến động giá nhanh. Trong khi biến động thu hút khối lượng giao dịch thì nó cũng thường dẫn đến giảm OI vì rất nhiều vị trí bị thanh lý. Do các mối quan hệ này, tỷ lệ doanh thu cung cấp những hiểu biết lý thú về kỳ vọng và phản ứng của trader phái sinh trong bối cảnh biến động.
Mô hình này có thể được nhìn thấy vào 2 trong những ngày biến động nhất của đợt thoái lui Bitcoin gần đây, ngày 19/2 và \26/2. Khi Bitcoin giảm hơn 700 đô la vào ngày 26/2 từ mức cao xuống mức thấp, doanh thu nhanh chóng tăng vọt lên mức cao hàng tháng. Mặc dù tỷ lệ doanh thu thay đổi trên các sàn giao dịch nhưng có xu hướng di chuyển song song, trung bình gấp khoảng 5 lần cho các sàn giao dịch hàng đầu so với trung bình hàng tuần 3,51. Sau lần giảm này, tỷ lệ doanh thu ổn định nhưng trên mức trung bình một chút, cho thấy biến động tương đối gần đây của Bitcoin có thể tiếp tục.
Tỷ lệ lợi nhuận của Bitcoin | Nguồn: IntoTheBlock
Bổ sung cho tỷ lệ doanh thu là chỉ số cơ bản. Trong khi tỷ lệ doanh thu có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về biến động thì chỉ số cơ bản mang lại hiểu biết tốt hơn. Chỉ số cơ bản là phần chênh lệch (hoặc chiết khấu) giữa giá giao ngay và giá hợp đồng tương lai.
Theo thời gian, giá chênh lệch hoặc chiết khấu này giảm khi giá hợp đồng tương lai hội tụ về giá giao ngay sắp đến ngày hết hạn. Trong các thị trường truyền thống, khái niệm này thường được gắn với các khái niệm bù hoãn mua (contango) và bù hoãn bán (backwardation). Về bản chất, hợp đồng tương lai được coi là bù hoãn mua khi có giá cao hơn so với giá hiện tại và bù hoãn bán khi chiết khấu. Vì chỉ số cơ bản là giá index trừ đi giá hợp đồng tương lai nên phần chênh lệch được hiển thị dưới dạng giá trị âm cho chỉ số cơ bản và dương cho chiết khấu.
Quay trở lại lần giảm của Bitcoin gần đây, chỉ số cơ bản tăng đáng kể có nghĩa là giá chênh lệch giảm. Tuy nhiên, các hợp đồng tương lai thanh toán vào ngày 27/3 vẫn đang bù hoãn mua, như được thấy trong biểu đồ dưới đây. Đó là dấu hiệu cho thấy kỳ vọng vẫn tích cực giữa các nhà giao dịch phái sinh.
Chỉ số cơ bản bù hoãn mua/bù hoãn bán | Nguồn: IntoTheBlock
Mặc dù không có gì ngạc nhiên khi quá trình giảm giá gần đây được phản ánh dựa trên việc giảm chênh lệch hợp đồng nhưng điều đáng chú ý là chỉ số cơ bản này dường như cũng có mối tương quan mạnh mẽ với biến động giá vào ngày hôm sau. Trong suốt tháng 2, chỉ số cơ bản đã có 0,7 r bình phương so với biến động giá vào ngày hôm sau, cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa hoạt động thị trường tương lai và thay đổi giá giao ngay.
Giá giao ngay Bitcoin | Nguồn: IntoTheBlock
Nhìn chung, các chỉ số này chứng minh những điểm nổi bật mà thị trường phái sinh có trong không gian tiền điện tử. Phân tích khối lượng và OI trong thời điểm giảm giá Bitcoin gần đây chỉ ra thực tế là một số vị trí long đã bị thanh lý trong vài ngày qua, nhưng cũng cho thấy hạn chế đà giảm giá. Tỷ lệ doanh thu tăng đột biến khẳng định các trader phái sinh tìm kiếm giải pháp phòng ngừa ngắn hạn và đầu cơ các cơ hội để tận dụng sự biến động gần đây.
Cuối cùng, những thay đổi về giá chênh lệch của hơp đồng tương lai thông qua các chỉ số cơ bản chỉ ra cách thức trader định vị phản ánh trong giá giao ngay. Cuối cùng, các ví dụ này xác nhận tầm quan trọng của các chỉ số phái sinh là phần bổ sung hiệu quả cho phân tích kỹ thuật truyền thống và các số liệu cụ thể về blockchain.
- Ví Bitcoin có thể gặp nguy hiểm khi mã độc Trojan mới Cerberus có thể phá vỡ Google 2FA
- Coronavirus: Fed đã chuẩn bị cắt giảm lãi suất, điều gì xảy ra với Bitcoin?
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | Cryptoslate