Blockchain là câu trả lời tiềm năng cho một loạt vấn đề mà nhiều ngành công nghiệp đang phải đối mặt. Công nghệ này hiện trở nên phổ biến với tất cả các ngành dưới đa dạng hình thức khác nhau.
Tuy nhiên, blockchain vẫn chưa hoàn hảo vì nó gặp phải rất nhiều thách thức – có lẽ nổi bật nhất là mở rộng quy mô. Hầu hết blockchain không thể mở rộng đến mức cần thiết để hỗ trợ hàng triệu người dùng đang hoạt động.
Celer Network cung cấp giải pháp cho thách thức này thông qua bộ công cụ mở rộng quy mô layer 2 được sử dụng để cải thiện hiệu quả của các mạng blockchain thế hệ hiện tại.
Celer Network (CELR) là gì?
Celer được thiết kế để khắc phục những hạn chế về mở rộng quy mô mà một số blockchain phổ biến nhất gặp phải trên nhiều sản phẩm và giao thức mới. Nó kết hợp nhiều công nghệ mở rộng, như các kênh trạng thái (state channel) tổng quát và rollups, cho phép blockchain tương thích tăng đáng kể thông lượng và tương tác tốt hơn.
Ngoài ra, nó còn giúp quá trình khởi chạy ứng dụng trên blockchain có khả năng mở rộng cao trở nên đơn giản hơn, bằng cách cung cấp nền tảng layer 2 tốc độ cao và giải pháp sidechain dễ xây dựng.
Một trong những giải pháp chính đầu tiên được team Celer giới thiệu là kênh trạng thái Celer. Kênh trạng thái Celer là giải pháp sidechain có thể được sử dụng để kết nối các tài sản đa chuỗi và nhiều layer. Nó bao gồm nhiều thành phần khác nhau (CelerPay, CelerApps và CelerNodes) với mục đích tạo ra nền tảng hiệu quả cao cho ứng dụng phi tập trung (DApp), giúp mở rộng blockchain layer 1.
Ngoài ra, team Celer đã tung ra nhiều sản phẩm khác, bao gồm layer2.finance, một nền tảng sử dụng công nghệ rollup layer 2 của Celer để cải thiện hiệu quả của DeFi, cũng như cBridge, bản nâng cấp mạng kênh trạng thái Celer cho phép chuyển giao giá trị với chi phí thấp qua nhiều chuỗi layer 1 và layer 2.
Celer được thành lập khi nào?
Celer lần đầu tiên ra mắt vào quý 3/2018, do một team kỹ sư chủ yếu làm việc tại Khu vực Vịnh San Francisco thành lập. Cả 4 đồng sáng lập của nền tảng là Mo Dong, Junda Liu, Xiaozhou Li và Qingkai Liang đều có nhiều kinh nghiệm phát triển sâu rộng và được các công ty công nghệ nổi tiếng như Google, Microsoft và Intel.
Celer hoạt động như thế nào?
Celer Network sử dụng một loại giải pháp layer 2 được gọi là các kênh trạng thái để theo dõi trạng thái của mọi tương tác tùy ý giữa hai bên, chẳng hạn như thanh toán hoặc thỏa thuận qua blockchain. Nền tảng hoạt động theo hướng cho phép hai hoặc nhiều bên mở một kênh thanh toán tốc độ cao, phí thấp, qua đó họ có thể gán giá trị cho nhau bằng hợp đồng thông minh trước khi hoàn tất các sự kiện trên chuỗi layer 1 cơ bản (chẳng hạn như Ethereum).
Giải pháp kênh trạng thái tổng quát của Celer cho phép blockchain layer 1 cải thiện tốc độ và công suất bằng cách chuyển phần lớn gánh nặng xử lý giao dịch ra khỏi chuỗi. Tức là các hợp đồng thông minh, thanh toán và giao tiếp được thực hiện off-chain. Nền tảng sử dụng ngăn xếp công nghệ cStack (cOS, cRoute và cChannel) để giúp các nhà phát triển dễ dàng tạo ứng dụng hỗ trợ off-chain. Những ứng dụng này có thể sử dụng kênh trạng thái của Celer để giải quyết off-chain các khoản thanh toán và giao dịch khác.
Ngoài ra, Celer còn có một số sản phẩm như CelerX, layer2.finance và cBridge, sử dụng nhiều giải pháp khác nhau để thực hiện chức năng của chúng.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2018, Celer nhanh chóng xây dựng và phát hành nhiều giải pháp dựa trên layer 2. Từ tháng 7/2021, team Celer đã khởi chạy v1.0 của sản phẩm mở rộng DeFi layer2.finance cũng như v1.0 của cBridge. Từ nay cho đến cuối năm 2021, dự án sẽ tiếp tục bổ sung hỗ trợ ZK Rollup cho layer2.finance cũng như tính năng tổng hợp DeFi để cung cấp một điểm vào duy nhất cho hệ sinh thái DeFi chứa nhiều chuỗi.
Điều gì làm cho Celer trở nên độc đáo?
Là một trong những nền tảng mở rộng quy mô layer 2 hàng đầu, Celer kết hợp rất nhiều tính năng độc đáo giúp phân biệt nó với các đối thủ cạnh tranh, bao gồm hỗ trợ nhiều giải pháp mở rộng khác nhau như Optimistic Rollups và các kênh trạng thái tổng quát. Chưa dừng lại ở đó, có khả năng dự án sẽ hỗ trợ những giải pháp tiềm năng khác trong tương lai, chẳng hạn Plasma, Validum và ZK-rollups.
Nhưng có lẽ đặc điểm phân biệt chính của Celer là sự đa dạng của nhiều sản phẩm khác nhau trong hệ sinh thái Celer. Thay vì xây dựng duy nhất một giải pháp phù hợp cho tất cả, team Celer tạo ra các sản phẩm khác nhau để giải quyết từng vấn đề cụ thể trong ngành. Bao gồm:
cBridge
cBridge là mạng đa chuỗi tạo điều kiện chuyển token với chi phí thấp giữa nhiều blockchain và các giải pháp layer 2 trong khi không cần sử dụng Ethereum (hoặc bất kỳ chuỗi layer 1 nào khác) làm layer cơ sở. Công nghệ này có thể được sử dụng để kết nối mạng kênh trạng thái của Celer với bất kỳ mạng nào, cho phép chuyển giá trị không giới hạn.
layer2.finance
Ứng dụng hàng đầu mới của Celer là layer2.finance, sử dụng Optimistic Rollups để cho phép người dùng truy cập hiệu quả vào lĩnh vực DeFi của Ethereum. Thông qua layer2.finance, người dùng có thể di chuyển tiền của họ từ, đến và giữa nhiều giao thức DeFi phổ biến như Compound và Aave, để tối đa hóa lợi nhuận trong khi phí giao dịch thấp. Nền tảng này tổng hợp an toàn tiền của người dùng trên chuỗi layer 2 của Celer để bỏ qua phí giao dịch cao trên Ethereum khi tương tác với các ứng dụng DeFi được hỗ trợ.
CelerX
Một trong những sản phẩm đầu tiên của Celer là CelerX. CelerX là nền tảng e-sports (thể thao điện tử) di động và ứng dụng game thưởng tiền điện tử cho người chơi, cạnh tranh với các trò chơi dựa trên kỹ năng. Nền tảng được thiết kế nhằm tích hợp game dễ dàng hơn, mang đến cho nhà phát triển phương thức mới để kiếm tiền từ “đứa con tinh thần” của họ.
Mời các bạn tham gia Telegram của chúng tôi để cập nhật tin tức nhanh hơn: https://t.me/tapchibitcoinvn
Đình Đình
Theo Coinmarketcap