Sau một trong những đợt airdrop được mong đợi nhất trong lịch sử tiền điện tử, XRP đang chịu sự giám sát của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Với mức giá giảm mạnh và sự cố hủy niêm yết trên sàn giao dịch, XRP phải đối mặt với nhiều thách thức hơn bao giờ hết.
Vào ngày 22/12/2020, Ripple thông báo dự kiến bị chính phủ Hoa Kỳ kiện. Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC) lập luận XRP – token của Ripple là chứng khoán. Vì Ripple bán token mà không thông qua các kênh chính thức nên điều này có nghĩa là XRP được bán bất hợp pháp. Chỉ 1 ngày sau, SEC chính thức buộc tội Ripple huy động 1.3 tỷ đô la bất hợp pháp.
Nhưng việc vụ kiện có hợp lệ hay không không phụ thuộc vào định nghĩa của XRP. Theo hồ sơ vụ kiện, gây quỹ XRP là bán bất hợp pháp chứng khoán. Nếu XRP có thể được chứng minh là một loại tiền tệ – như Ripple tuyên bố – chứ không phải là chứng khoán, thì Ripple có thể được miễn tội.
Mặc dù thông báo bất ngờ khiến giá trị của XRP giảm mạnh, nhưng đã có những dấu hiệu cảnh báo.
Quá trình kiện cáo
Ripple Labs từng cảnh báo về khả năng xảy ra xích mích với các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ trong một thời gian. Trên thực tế, vào ngày 3/12/2020, CEO Brad Garlinghouse của Ripple đã xuất hiện trên CNN và tuyên bố trạng thái quy định của XRP không rõ ràng. Vào thời điểm đó, Garlinghouse bày tỏ lo ngại về khả năng hoạt động của công ty tại Mỹ. Tuy nhiên, anh nói thêm rằng chỉ có 5% khách hàng của Ripple sống ở Mỹ.
XRP/USDT 3 tháng | Nguồn: Tradingview
Các loại tiền điện tử lớn khác, chẳng hạn như ETH và Bitcoin đã được SEC xác định rõ ràng là không phải chứng khoán. XRP, mà Ripple cho biết sẽ được sử dụng cho các giao dịch tài chính lớn, cũng có thể dễ dàng được coi là một loại tiền tệ. Cho đến khi vụ kiện được công khai, không có lý do gì để nói chắc chắn rằng SEC sẽ cố gắng định nghĩa XRP theo cách này.
Và điều đó đã xảy ra. Sau thông báo, giá XRP giảm mạnh 36% trong 1 ngày xuống còn 0.27 đô la vào thời điểm viết bài. Mức cao gần đây là khoảng 0.79 đô la.
Giá giảm và hủy niêm yết
Động thái giảm giá được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư tổ chức và bán lẻ trốn chạy khỏi cuộc chơi. Bitwise, một quỹ phòng hộ tiền điện tử nắm giữ 10 loại crypto hàng đầu đã bán hoàn toàn XRP để chuyển sang các tài sản không tên khác. Trước đó, XRP chiếm 3.8% danh mục đầu tư của Bitwise.
“Quỹ không đầu tư vào các tài sản có khả năng bị coi là chứng khoán theo luật chứng khoán liên bang hoặc tiểu bang. Quyết định của Bitwise về việc thanh lý vị trí XRP dựa trên việc xem xét thông tin công khai mới từ SEC”.
Bên cạnh đó, một số sàn giao dịch đã hủy niêm yết XRP vì sợ phải đối mặt với sự giám sát của chính phủ Hoa Kỳ.
Beaxy Exchange thông báo:
“SEC đã kiện Ripple với việc tiến hành bán chứng khoán chưa đăng ký. Do đó, Beaxy đã tạm dừng giao dịch XRP để chờ tin tức mới. Rút XRP sẽ vẫn được kích hoạt cho đến khi có thông báo mới”.
Dấy lên nghi ngờ
Theo nhiều người đam mê tiền điện tử, XRP đã “bán hết” cho các ngân hàng tập trung làm dấy lên nghi ngờ về thời gian của thông báo này. Một số cảm thấy thông báo sau airdrop token Spark nhưng trước khi SEC công khai là thao túng.
Anyhoo … this was all pretty damn centralized, distribution-wise, in the SEC’s eyes, netting Ripple and it’s execs more than $700 million in profit. pic.twitter.com/vJfpyP5Xor
— Palley (@stephendpalley) December 22, 2020
“Trong mắt SEC, tất cả đều là tập trung, phân phối khôn ngoan và các nhà điều hành có hơn 700 triệu đô la lợi nhuận”.
Việc Ripple biết về vụ kiện sớm khiến người khác hoài nghi công ty giữ lại thông báo cho đến sau ngày 11/12/2020. Ngày đó chứng kiến ảnh chụp nhanh (snapshot) ví XRP cho airdrop token của Flare Network.
Thật thú vị, có những khẳng định rằng đồng sáng lập Ripple Jed McCaleb đã di chuyển 133,152,655 XRP trị giá 49 triệu đô la trước đợt giảm giá tồi tệ nhất. Sau khi rời Ripple, cựu lập trình viên này trở thành CTO của Stellar, là tài sản cạnh tranh với XRP. Stellar nhận được 100 triệu XRP trong một vụ kiện với Ripple và sàn giao dịch Bitstamp.
Trong trường hợp trên, tiền đã được chuyển từ ví thanh toán sang ví cá nhân do McCaleb sở hữu. Điều này gợi ý về động thái bán lớn và càng khiến những người dùng thất vọng cáo buộc XRP là một “trò lừa đảo”. Một người dùng Twitter giận dữ:
“Tại sao tất cả các bạn đưa ra lời khuyên về điều này? XRP lại dump, chủ sở hữu của Ripple biết rằng anh ta đang bị kiện sau đợt airdrop và là mức cao nhất mọi thời đại trong năm nay. Như một dự án lừa đảo. Trước giáng sinh 2 ngày, bọn họ bắt đầu những chương trình chết tiệt này”.
Mặt khác, nhiều người tin rằng XRP rõ ràng là một loại tiền tệ. Việc công bố vụ kiện trước khi SEC công khai có thể là âm mưu của Ripple. Về lý thuyết, công khai như vậy sẽ buộc chính phủ Hoa Kỳ xác định chứng khoán theo cách mà nhóm pháp lý của họ có thể chiến đấu. Một người dùng Twitter khác cho biết:
“Không! Brad là một thiên tài! Anh ta đang buộc SEC đưa cho anh ta một phán quyết “rõ ràng!” … và anh ấy biết (tất cả chúng ta đều biết) phán quyết phải như thế nào! IMF, FinCen, BIS, Ngân hàng Thế giới, Fed, các Ngân hàng Trung ương và tất cả quốc gia sử dụng nó đều đã đồng ý là một loại tiền tệ”.
Điều gì tiếp theo cho XRP?
Thật khó để nói điều gì tiếp theo cho XRP, nhưng lịch sử đã chứng kiến những tình huống tương tự không kết thúc bằng thảm họa. Vụ kiện có thể tốn kém, nhưng với các chính trị gia thân thiện với tiền điện tử trong quốc hội, nó có thể không đi đến đâu.
Trong khi đó, Jay Clayton, người từng chứng kiến tất cả các đơn đăng ký ETF tiền điện tử bị từ chối, đã từ chức với tư cách là người đứng đầu SEC. Chính quyền của Tổng thống Biden có thể thay đổi hoàn toàn chính sách.
Trong một số trường hợp tương tự, các ICO đã gặp rắc rối pháp lý, bị thua kiện nhưng vẫn đứng vững. Tezos Foundation đã đối mặt với một vụ kiện trong năm nay, trong đó các nhà đầu tư cho rằng ICO là vụ mua bán chứng khoán không có giấy phép.
Tezos đã giải quyết vụ kiện với 25 triệu đô la tiền bồi thường thiệt hại và tòa án không ra phán quyết liệu tài sản có phải là chứng khoán hay không. Mặc dù là một cú đánh đau đớn, nhưng vốn hóa thị trường hiện tại của Tezos là khoảng 1.5 tỷ đô la và dường như không ảnh hưởng nhiều.
Tương tự như vậy, vào tháng 8/2019, ứng dụng nhắn tin Kik bị buộc tội tổ chức bán chứng khoán trái phép. Vào tháng 10/2020, các tòa án cuối cùng đã ra phán quyết token thực sự là chứng khoán và phạt Kik 5 triệu đô la.
Ngay cả khi Ripple thua kiện, họ vẫn có thể tiếp tục hoạt động bên ngoài Hoa Kỳ. Họ không phải đối mặt với những hạn chế như vậy ở nơi khác và nếu chỉ có 5% khách hàng ở Mỹ thì đây dường như không phải là dấu chấm hết của Ripple Labs như chúng ta biết.
Nếu XRP thoát khỏi tình trạng này trong tương lai, nó có thể đang giao dịch với mức giá thấp ngay bây giờ.
- Dưới đây là những điều “xấu xa” của Ripple trong ánh mắt của SEC
- MoneyGram tự tạo khoảng cách với Ripple, cho biết chưa bao giờ sử dụng ODL và RippleNet
- Chỉ 12% khách hàng của Deutsche Bank dự đoán Bitcoin trên $100K vào năm tới
Thuỳ Trang
Theo Beincrypto