Một luật Fintech mới do Ngân hàng Mexico (Banxico) ban hành đã ‘đụng độ’ với sự tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động Fintech ở nước này. Theo truyền thông quốc gia, quá trình đàn áp có thể buộc đóng cửa 201 startup được liệt kê.
Luật được thông qua vào năm 2018 nhưng mới chỉ thi hành gần đây, nhắm vào các dịch vụ thanh toán cộng đồng và thanh toán điện tử. Hơn 57% trong số các công ty đang cố xin giấy phép kinh doanh từ Ủy ban Chứng khoán và Ngân hàng Quốc gia (CNBV).
Một trong những rào cản lớn nhất đối với các trader là phải chịu chi phí cao nếu tuân thủ đúng quy định, có thể đến hơn 35.000 đô la. Luật cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải có lợi nhuận hàng năm tối thiểu 100.000 đô la, một số điều mà ít startup nào có thể đạt được.
Các trader cũng phải chịu lệnh cấm tiền điện tử. Một phiên bản gần đây của quy định đã cấm các Fintech trao đổi, truyền và nắm giữ tiền điện tử.
Cuộc càn quét tiền điện tử
Theo Josu San Martin – cựu Bộ trưởng Tài chính và Cựu Giám đốc của Fintech Mexico, những nỗ lực ban đầu của các nhà quản lý trong việc kiểm soát tiền điện tử đã thay đổi mạnh mẽ kể từ khi họ bắt đầu quá trình ban hành quy định. Cụ thể:
“Quá nhiều trở ngại được đặt ra. Lúc đầu, họ nhắm đến một quy định mở, bao hàm. Cuối cùng, luật ra đời với phạm vi rất hạn chế, đặc biệt là đối với các loại tiền điện tử, đến mức sàn giao dịch không thể hoạt động theo luật pháp Mexico”.
Đồng thời, chi phí cao theo quy định đã thúc đẩy các trader nhanh chóng huy động vốn, trong đó nhiều người trong số họ phải dùng đến ICO. Chuyên gia tư vấn Alberto Contreras cho biết:
“Thông thường, điều đầu tiên họ yêu cầu chúng tôi là tạo ra một loại tiền điện tử để gây quỹ, đi kèm với rủi ro pháp lý rất cao”.
Vẫn có khoảng trống cho tiền điện tử phát triển
Tuy nhiên, việc chấp nhận Bitcoin không phải là chậm. Sàn giao dịch lớn nhất của Mexico – Bitso đã trở thành sàn đầu tiên nhận được giấy phép hoạt động tại quốc gia này và hiện làm việc với gần 700.000 khách hàng Bitcoin.
Theo Giám đốc điều hành Pablo Gonzalez của Bitso, sự phổ biến của tiền điện tử bắt nguồn từ sự mất lòng tin chung đối với các ngân hàng ở Mexico, khiến dịch vụ của sàn trở nên cần thiết.
“Ở đây chúng tôi có nhiều người sử dụng tiền điện tử hơn là chứng khoán. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao Luật Fintech được tạo ra ngay từ đầu”.
- GrainChain hợp tác với Mexico để mở rộng dịch vụ theo dõi ngũ cốc bằng blockchain
- Mexico: Các quy định mới được đề xuất sẽ tàn phá các sàn giao dịch tiền điện tử
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Coindesk