Đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đang nỗ lực tìm hiểu xem công nghệ blockchain có thể hỗ trợ bảo mật dữ liệu cực kỳ nhạy cảm ở các công cụ tiềm năng như vũ khí hạt nhân hoặc vệ tinh quân sự hay không.
Cơ quan Defense Advanced Research Projects Agency (tạm dịch: Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến), viết tắt là DARPA, nơi tiến hành những dự án đầu tư chủ chốt trong các công nghệ mang tính đột phá phục vụ cho an ninh quốc gia, hiện đang làm việc trong một hệ sinh thái sáng tạo bao gồm các chuyên gia, đối tác đến từ các doanh nghiệp và chính phủ nhằm tạo ra những cơ hội chiến lược và lựa chọn chiến thuật mới lạ.
Cơ quan này tập trung vào mục tiêu bảo toàn thông tin đang ngày càng trở nên phức tạp do những lỗ hổng có thể không kiểm soát được trong quá trình bảo toàn đó khi áp dụng công nghệ blockchain. Những lỗ hổng này xuất phát từ các hệ thống thông tin phi tập trung và những môi trường lập trình mạnh mẽ hiện có cho người dùng cuối, đặc biệt là các bảng tính được sử dụng để hỗ trợ các quyết định của cấp cao, có thể là do không có sự xem xét thích hợp đối với chất lượng cũng như quá trình bảo toàn dữ liệu.
Theo một báo cáo của Qualz có điểm tương đồng với báo cáo của Timothy Booher, người quản lý dự án thuộc cơ quan DARPA, cho biết về nỗ lực sử dụng công nghệ blockchain, về cơ bản, tất cả những gì mà cơ quan DARPA đang làm đều nhằm mục đích cho phép công nghệ này theo dõi một hệ thống hay một mẩu dữ liệu đã được xem hoặc bị thay đổi: Thay vì dựng nên những bức tường càng cao càng tốt cho một lâu đài nhằm ngăn ngừa những kẻ xâm phạm thâm nhập vào bên trong, quan trọng hơn hết là cần phải biết có bất cứ ai thâm nhập vào bên trong lâu đài hay không, và họ làm gì ở đó.
Những vụ tấn công dữ liệu làm cho nền kinh tế của Hoa Kỳ tiêu tốn hàng tỷ đô la, gây ảnh hưởng đến chính phủ cũng như các công ty tư nhân tại quốc gia này. Một yếu tố chính trong một vụ tấn công nghiêm trọng chính là kẻ thù có thể hoạt động trong bao lâu trước khi bị phát hiện. Khoảng thời gian đó có thể lên đến hàng tháng khi chúng khám phá ra được mạng lưới và xác định được những tài sản và dữ liệu có giá trị nhất.
Chỉ còn khoảng một tháng sắp tới đây sau khi DARPA cùng ký kết hợp đồng trị giá 1,8 triệu đô la với hai công ty công nghệ cao Galois và Guardtime Federal nhằm kiểm tra lại mức độ chính xác của Keyless Signature Infrastructure (tạm dịch: Cấu trúc hạ tầng không chìa khoá đặc trưng), viết tắt là KSI, một hệ thống giám sát mức độ bảo toàn dữ liệu đến từ công ty Guardtime. Hệ thống này sẽ hoạt động như một người kiểm chứng nhằm xác minh lại một hệ thống được tạo nên với mục đích thẩm định và giám sát.
Cơ quan DARPA sẽ sử dụng hệ thống KSI của Guardtime, vốn là một công nghệ bảo mật dựa trên blockchain cung cấp các giải pháp cybersecurity (tạm dịch: an ninh không gian mạng) thu thập từ các nhà khoa học máy tính, chuyên gia kiến trúc mạng, nhà phát triển phần mềm và các chuyên gia an ninh.
Chức năng của KSI được áp dụng để nhanh chóng phát hiện những cách thức tấn công mạng sử dụng công nghệ cao (Advanced Persistent Threats), viết tắt là APTs, vốn có thể duy trì chế độ ẩn danh ở trạng thái nhúng trong các mạng lưới.
Hệ thống giám sát của của Guardtime hoạt động bằng cách liên tục xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu, các bộ vi xử lý cũng như toàn bộ hệ thống. Hoạt động này có thể dẫn đến kích hoạt các bộ phận khởi động có độ nhạy cao trong cơ sở hạ tầng bên dưới cybersecurity của một hệ thống nào đó, từ đó làm giảm đi các vụ tấn công theo thời gian thực trong khi vẫn bảo toàn tính nguyên vẹn của hệ thống đó.
Còn các bạn? Các bạn nghĩ gì về hành động của cơ quan DARPA? Xin hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới nhé.