Trong ba đến bốn năm qua, stablecoin – tài sản tiền điện tử gắn liền với một tài sản ổn định (thường là đô la Mỹ) đã hoạt động mạnh mẽ trong bối cảnh blockchain phát triển từng ngày.
Kể từ khi được giới thiệu, các tài sản tiền điện tử này đã bùng nổ, chứng kiến việc chấp nhận hàng loạt trên các blockchain và bởi các công ty trên toàn hệ sinh thái.
Thực tế, tổng giá trị của tất cả các stablecoin đã vượt qua 5 tỷ đô la, là một phần hợp lý của toàn bộ vốn hóa thị trường tiền điện tử.
Do mức độ thu hút ngày càng tăng của các tài sản kỹ thuật số này, Kho bạc Hoa Kỳ bắt đầu lo ngại stablecoin (bao gồm cả Libra chưa ra mắt) có thể gây ra mối đe dọa cho nền kinh tế.
Một nhóm quan chức thuộc Bộ Tài chính cho biết đã phát hành báo cáo vào ngày 4/12 nêu rõ các mối đe dọa và rủi ro của việc chấp nhận stablecoin trên diện rộng.
Stablecoin là mối hiểm họa cho nền kinh tế?
Trong báo cáo mang tên “Báo cáo thường niên năm 2019, Financial Stability Oversight Council (Hội đồng giám sát ổn định tài chính) – một liên minh gồm các cơ quan quản lý tài chính cao cấp kết hợp với nhau sau cuộc Đại suy thoái năm 2008 thuộc quyền quản lý của Kho bạc tuyên bố rằng stablecoin có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế nếu chúng được chấp nhận rộng rãi “như một phương tiện thanh toán hoặc lưu trữ giá trị”.
Đây là cũng mối lo ngại từ báo cáo của một số nền kinh tế lớn nhất thế giới được công bố trong tháng 10. Báo cáo được một nhóm chuyên gia đến từ G7 công bố và khẳng định giới thiệu stablecoin toàn cầu có thể “đặt ra một loạt thách thức” đối với các chính phủ.
Một số lượng lớn các thách thức thích hợp đã được xác định, bao gồm tuân thủ luật AML và KYC toàn cầu, quyền riêng tư của người tiêu dùng và doanh nghiệp, trốn thuế trong quá trình sử dụng các token này và tính toàn vẹn của thị trường.
Đáng chú ý, những báo cáo này được thực hiện dường như để phản ứng với dự án Libra của Facebook dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm tới. Mặc dù vậy, các tài sản như USD Coin của Coinbase, Circle và USDT của Tether vẫn nằm trong tầm ngắm của các nhà quản lý.
Hành động
Bộ Tài chính không chỉ dừng lại ở việc phát hành các báo cáo để ngăn chặn sự gia tăng của stablecoin. Mạng lưới thực thi tội phạm tài chính (FinCEN), một chi nhánh của Kho bạc tập trung vào việc ngăn chặn tội phạm tài chính, gần đây đã khẳng định rằng stablecoin thuộc thẩm quyền của họ.
Phát biểu tại hội nghị Chainalysis Links ở New York vào tháng trước, Giám đốc Kenneth Blanco của FinCEN nhận xét rằng stablecoin thuộc định nghĩa của “dịch vụ chuyển tiền”, do đó, sẽ cần phải đăng ký với chính quyền như một doanh nghiệp dịch vụ chuyển tiền chính thức (MSB):
“Bất kể stablecoin được một loại tiền tệ, hàng hóa hoặc thậm chí là thuật toán hỗ trợ (liên quan đến stablecoin DAI của MakerDAO) thì các quy tắc sẽ được áp dụng giống nhau… FinCEN sử dụng cùng một khung pháp lý trung lập về công nghệ cho bất kỳ hoạt động nào cung cấp cùng chức năng ở cùng cấp độ hoặc rủi ro, bất kể nó là loại nào”.
Không rõ liệu có bất kỳ động thái cụ thể nào được thực hiện đối với quy định của stablecoin như Blanco ngụ ý hay không hoặc cách hệ thống điều tiết stablecoin đó sẽ hoạt động như thế nào, mặc dù rõ ràng là loại tiền này của thị trường tiền điện tử sẽ được xem xét kỹ lưỡng hơn trong tương lai.
Các quốc gia tiến hành kế hoạch ra mắt tiền kỹ thuật số
Bất chấp hàng loạt mối đe dọa do stablecoin đặt ra, các quốc gia và Ngân hàng Trung ương liên tục thông báo về sáng kiến tiền tệ kỹ thuật số.
Đầu tuần trước, thống đốc Ngân hàng Pháp, Ngân hàng Trung ương quốc gia đã tiết lộ trong một tuyên bố bất ngờ rằng tổ chức của ông sẽ ra mắt tiền kỹ thuật số vào cuối quý 1/2020.
Cũng có những kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ ra mắt đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số trong vòng một hoặc hai năm tới, điều này đặc biệt thích hợp do tham vọng blockchain mới của đất nước này.
- Kinh tế học đằng sau các Stablecoin
- [Việt Nam Blockchain – Kỳ 4] CEO Stably Kory Hoàng : Khởi nghiệp với stablecoin vì một nền kinh tế kỹ thuật số không biên giới và hiệu quả hơn
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Blockonomi