Trang chủ Tạp chí Còn lại gì sau những vụ hack sàn giao dịch tiền mã...

Còn lại gì sau những vụ hack sàn giao dịch tiền mã hóa của Hàn Quốc?

Chỉ trong vòng hai tuần mà có đến hai sàn giao dịch lớn của Hàn Quốc bị hack và cướp. Vụ việc này châm ngòi cho làn sóng bình luận và chỉ trích dữ dội trong cộng đồng tiền mật mã ở nước này.

Hacker mò đến sàn Coinrail vào ngày 09/06. Lúc đó Coinrail xác nhận một “cuộc xâm nhập không gian mạng” dẫn đến thất thoát số coin trị giá 40 triệu đô la.

Coinrail vẫn chưa tiết lộ số lượng token bị đánh cắp từ sàn giao dịch chính xác là bao nhiêu, tuy vậy một công ty bên thứ ba hỗ trợ sàn đã công bố vài ước tính thiệt hại.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 20/06 sàn giao dịch với khối lượng giao dịch lớn nhất Hàn Quốc là Bithumb cũng thông báo bị xâm phạm an ninh và báo cáo mất 31 triệu đô la. Bithumb đã trấn an khách hàng của sàn ngay ngày hôm đó rằng tài sản của họ hiện được lưu trữ an toàn trong ví “lạnh” ngoại tuyến mà hacker không thể tiếp cận, và sàn sẽ hoàn trả số tài sản bị đánh cắp.

Tình trạng các sàn giao dịch bị hack liên tục như vậy, cộng thêm xu hướng thị trường suy giảm gần đây đẩy giá Bitcoin đi xuống đã để lại luồng dư luận xôn xao đầy nghi hoặc trên các mạng xã hội.

Như dòng tweet của một công dân Hàn Quốc hoài nghi về tiền mã hóa:

“Chỉ sau mười ngày, lại một sàn giao dịch nữa bị tấn công. 35 triệu won của sàn Bithumb đã một đi không trở lại do bị hack và do đó ngưng đọng mọi thanh toán. Chỉ mới hơn một tuần sau vụ Coinrail mất 40 triệu won hồi ngày 09/06. Đã xảy ra nhiều vụ hack sàn giao dịch tiền mật mã vào năm ngoái. Thật nguy hiểm.. và mọi người thì vẫn đầu tư. Không thể tin được!”

Người dùng @marco20bil chế giễu mẩu quảng cáo trước đây của Coinrail, trong ảnh sàn giao dịch này khoe khoang tính an toàn của mình:

Hãy tóm ngay thủ phạm và khôi phục nền tảng trở lại trạng thái ban đầu càng sớm càng tốt… Mấy người từng nói không có lỗ hổng nào để hack. Đùa tôi đấy à?”

Đào sâu vấn đề

Chỉ có một số người xem đó là vấn đề an ninh kỹ thuật, phần lớn dư luận quy tội lỗi cho ban điều hành các sàn giao dịch.

Như tài khoản @leejongsul78 đăng tải:

https://twitter.com/leejongsul78/status/1008639298050985984

“Tung hô blockchain vì tính an toàn và đùng một cái mọi thứ sụp đổ. Blockchain có thể bị hack nhưng vấn đề lớn nhất đó là tính bảo mật của hệ thống giao dịch, hơn nữa việc quản lý hoạt động của các sàn giao dịch cũng rất kém cỏi”.

Thật vậy, nguồn cơn giận dữ của cộng đồng đều chĩa vào ban điều hành các sàn giao dịch.

Người dùng @dongjinkim5 nhắc thẳng tên Bithumb dưới thông báo khẩn cấp của họ đến cho người dùng trên Twitter vào ngày 19/06:

“Bithumb, nếu các anh còn tỉnh táo thì làm ơn tuyên bố ‘Hoàn tất Thanh toán Thiệt hại’ ngay lập tức. Toàn bộ thị trường tiền tệ mã hóa chỉ mới bắt đầu hồi phục và bị các anh dội ngay cho gáo nước lạnh”.

Một người dùng khác buộc tội Coinrail vì ém nhẹm diễn biến vụ hack.

“Còn bao nhiêu coin bị hack nữa? Tại sao các anh giữ kín thông tin thế?”

Một số khác cho rằng vụ hack chỉ là một âm mưu. Một người dùng nhấn mạnh khả năng Bithumb chỉ đang bịa chuyện.

“Tôi nghĩ có thể chuyện bị cướp chỉ là kịch bản che đậy hành động bán coin không đứng đắn, và có lẽ do sắp bị điều tra nên Bithumb bịa chuyện như vậy”.

https://twitter.com/ElixirJC/status/1009246406983352320

Người dùng ở Hàn Quốc đã quen với rủi ro

Dư luận chỉ có thể theo dõi và chờ đợi kết quả của các cuộc điều tra.

Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc (KISA) cùng với Bộ Khoa học, Thông tin và Công nghệ Truyền thông hiện đang trong quá trình điều tra cả hai vụ hack, tuy nhiên họ chưa tiết lộ bất kỳ thông tin gì.

Nhưng người dùng ở Hàn Quốc không còn xa lạ gì với rủi ro của thị trường tiền mật mã. Năm ngoái, một sàn giao dịch tương đối lớn mang tên Youbit cũng bị đánh cắp số Bitcoin trị giá 73 triệu đô la và phải đệ đơn xin phá sản vào tháng 12 năm 2017.

Người dùng Hàn Quốc cũng không hoàn toàn tin rằng những sự cố nói trên chỉ đơn thuần là bọn tội phạm tấn công vì tiền.

Suy đoán nảy sinh xung quanh mối nghi ngờ về thủ phạm thực sự đằng sau vụ hack của Youbit có thể không ai khác ngoài đối thủ Triều Tiên. Nhiều nguồn tin cho biết đây không phải là lần đầu tiên Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc nghi ngờ Triều Tiên đứng đằng sau những vụ việc tấn công sàn giao dịch vì muốn tránh các biện pháp trừng phạt tài chính.

Bithumb bị cáo buộc nằm trong tầm ngắm của Triều Tiên dẫn đến 7 triệu đô la tổn thất trong chuỗi tấn công năm ngoái.

Tuy nhiên, sự ủng hộ nhiệt tình dành cho tiền mã hóa ở Hàn Quốc vẫn rất mạnh mẽ. Dù hậu quả của những sự việc đáng tiếc trong những tuần qua vẫn còn diễn ra, nhiều người có cái nhìn khá sâu rộng.

Trader người Hàn @sunghq2 nói:

“Tác động giá cả của vụ hack Bithumb được xác định bởi phản ứng từ cộng đồng phương Tây trước sự cố khuếch đại phản ứng của châu Á, sau đó phản ứng của phương Tây tác động đến phản ứng ở châu Á, rồi lại tác động đến phản ứng của người phương Tây và cứ qua lại như vậy”.

Có một câu nói nổi tiếng như sau (có sửa đổi đôi chút): Thị trường crypto đi xuôi đi ngược, dừng lại ở đâu thì không ai biết.

Toàn cảnh vụ Sàn Coinrail của Hàn Quốc bị hack mất 40 triệu đô

Theo Tapchibitcoin.vn

MỚI CẬP NHẬT

Giám đốc VanEck nêu bật 4 bài học quan trọng từ memecoin dành cho...

Giám đốc danh mục đầu tư của VanEck, Pranav Kanade, đã nhấn mạnh bốn khía cạnh quan trọng mà các nhóm phát triển tiền...

Hàn Quốc áp dụng các quy định ngoại hối đối với giao dịch stablecoin

Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch áp dụng quy định ngoại hối đối với các giao dịch stablecoin xuyên biên giới,...

Hoạt động blockchain tăng vọt 70% trong quý 3 nhờ AI DApps

Các ứng dụng phi tập trung (DApps) đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc trong quý 3 năm 2024, nhờ sự bùng nổ...
vitalik

Nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin có thể nhận được giải Nobel danh giá

Nhà kinh tế học nổi tiếng Tyler Cowen đã công khai cho rằng nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin xứng đáng được cân nhắc...
polymarket

Chỉ có 12,7% ví tiền điện tử báo cáo lợi nhuận trên Polymarket

Polymarket là một nền tảng thị trường dự đoán phi tập trung cho phép người dùng đặt cược vào các sự kiện thế giới....

Nhà đầu tư chủ yếu sử dụng chiến lược DCA để mua coin, theo...

Đối với phần lớn nhà đầu tư tiền điện tử, chiến lược trung bình giá (DCA) dường như là một lựa chọn thiết yếu. Điều...

Blockchain TON đạt cột mốc quan trọng 100 triệu người dùng

The Open Network (TON), một blockchain layer 1 liên kết với nền tảng xã hội Telegram, vừa đạt được một cột mốc quan trọng...
tiền điện tử

Cựu luật sư 86 tuổi bị kết án 5 năm án treo vì điều...

Một cựu luật sư California 86 tuổi đã bị kết án 5 năm án treo và phải nộp phạt gần 14 triệu đô la...
sui

SUI đạt được cột mốc mới khi vốn hóa hệ sinh thái vượt 8,5...

Hệ sinh thái SUI tiếp tục thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư vào tháng 10 này, thiết lập nhiều kỷ...
bitcoin

Các cá voi Bitcoin mới đầu tư hơn 100 tỷ đô la, báo hiệu...

Theo dữ liệu của CryptoQuant, số tiền đầu tư của những cá voi Bitcoin mới đã tăng gấp 13 lần trong năm nay lên...

Việt Nam bổ sung quy định về tài sản số và AI

Ngày 8 tháng 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, trong đó,...

XRP Army kêu gọi SEC Hoa Kỳ chấm dứt kháng cáo vô căn cứ...

XRP Army đang tăng cường nỗ lực phản đối kháng cáo của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) trong vụ...

Khám phá CoinEx Mining: Cơ hội đầu tư mới trong thế giới tiền điện...

CoinEx, nền tảng giao dịch tiền điện tử toàn cầu hàng đầu, vừa công bố ra mắt dịch vụ Mining, đáp ứng nhu cầu...
solana

Solana có 100 triệu ví đang hoạt động, nhưng hầu hết đều trống rỗng

Theo nền tảng dữ liệu blockchain Artemis Terminal, số lượng địa chỉ hoạt động hàng tháng của Solana đã tăng vọt lên hơn 100...

Pepe Unchained Presale vượt mốc 18 triệu USD, huy động thêm 1 triệu USD...

 Pepe Unchained (PEPU) tiếp tục gây ấn tượng với cộng đồng tiền điện tử khi đạt cột mốc huy động 18 triệu USD qua...

Tin vắn Crypto 09/10: Bitcoin nhấp nháy tín hiệu tăng giá mạnh mẽ cùng...

Từ nhận định về tín hiệu tăng giá mạnh mẽ của Bitcoin đến việc Alchemy Pay tích hợp dịch vụ thẻ ảo với Samsung...