Có những lúc chúng ta đặt tâm rộng lượng lên trên tất thảy những lẽ sống ích kỷ của mình. Chúng ta chợt nhận ra mình cần đóng góp cho xã hội, giúp đỡ những người khó khăn thông qua hoạt động tình nguyện nhân đạo. Từ thiện là phương pháp tối ưu nhất để giúp đỡ và hiện có hàng nghìn tổ chức phi lợi nhuận trên thế giới đang tìm kiếm những khoản quyên góp cho rất nhiều dự án cộng đồng. Một nghĩa cử đầy nhân văn!
Tuy nhiên, nhiều tổ chức phi lợi nhuận hoạt động hoàn toàn trái ngược với mục đích ban đầu đã đề ra. Họ bị phát hiện gian lận, sử dụng tài sản sai mục đích và không đưa tiền đến đúng dự án. Nạn nhân của vấn nạn này không chỉ là những người khó khăn mà còn cả các mạnh thường quân. Mặc dù họ có thiện ý nhưng vì không theo sát các hoạt động từ thiện nên dẫn đến tình trạng thất thoát nguồn tài lực và thậm chí cuối cùng những người đáng ra được hưởng số tiền đó lại chẳng nhận được một đồng nào.
Blockchain – Giải pháp giảm thiểu gian lận Quỹ từ thiện
Một công nghệ mới đang bùng nổ, mang đến sự cải tiến, minh bạch và độc nhất, đó là blockchain. Điểm cải tiến của nó chính là tối ưu hóa học thuyết Merkle Tree nổi tiếng để tạo nên chuỗi thuật toán định hướng không thay đổi; minh bạch hóa dữ liệu thông qua hồ sơ lữu trữ công khai trên chuỗi; đặc trưng riêng của blockchain là loại bỏ vai trò của tổ chức đơn lẻ đáng tin cậy để thay thế bằng hệ thống phân chia – không thể thay đổi và phân tán.
Nghĩa là minh bạch và Khả năng truy vấn
Thiếu minh bạch trong hoạt động từ thiện đã tạo ra sự ngờ vực. Trong trường hợp này, công nghệ blockchain đảm bảo tính minh bạch khi sử dụng các khoản đóng góp bởi vì tất cả các giao dịch được ghi nhận công khai và không thể sửa đổi được trong sổ cái của người kiểm soát.
Thêm vào đó, các hợp đồng thông minh có thể đảm bảo rằng các khoản tiền không được chi cho các mục đích khác với những gì đã được thiết lập trong hợp đồng trước đó.
Mặt khác, truy xuất nguồn gốc là quá trình xác định nguồn gốc và các giai đoạn khác nhau của quá trình. Hãy tưởng tượng một hệ thống từ thiện minh họa chi tiết từng giao dịch. Ở đó, bạn có thể thực sự theo dõi khoản đóng góp của mình, và xác nhận việc chi tiêu của nó cho người hưởng lợi cuối cùng. Hệ thống này minh bạch hơn bất kỳ hệ thống từ thiện truyền thống nào. Việc theo dõi trở nên dễ dàng hơn đối với các nhà từ thiện. Họ có thể theo dõi tầm ảnh hưởng của các khoản mà mình đóng góp, thay vì chỉ tin tưởng vào một cuốn sách mỏng tiếp thị của người/tổ chức nào đó.
Blockchain và Từ thiện: Một tương lai song hành
Không còn nghi ngờ gì về tiềm năng to lớn của blockchain trong lĩnh vực từ thiện. Thế giới đang tìm kiếm các giải pháp dễ tiếp cận và thân thiện với người dùng hơn trong lĩnh vực này. Và với việc tiếp tục nuôi dưỡng những nhân tài về blockchain xung quanh chúng ta, mục tiêu dường như nằm trong tầm tay.
Dự án Karuna đang đưa ra những giải pháp để giải quyết những sai phạm cho các tổ chức từ thiện .
Tận dụng công nghệ blockchain để tạo ra một hệ thống quyên góp tin cập, hiệu quả và không sai phạm;
Loại bỏ các bên trung gian trong việc giao dịch từ điểm A đến điểm B;
Tạo nên một nguồn dữ liệu công khai để truy vấn các khoản quyên góp từ khi chúng được chuyển từ nhà hảo tâm đến người hưởng lợi;
Mang những cá nhân hoặc tổ chức phi lợi nhuận trung thực đến với nền tảng Karuna và hỗ trợ họ chạy các chiến dịch quyên góp minh bạch sử dụng hợp đồng thông minh.
Tạo ra một nền tảng kiểm soát đơn giản để chính phủ và các bên điều phối xem xét các giao dịch tài chính của tổ chức phi chính phủ;
Cho phép cộng đồng bỏ phiếu để bầu cho dự án phi lợi nhuận dựa trên hoạt động và lịch sử của tổ chức đó.
Mục tiêu của Karuna
1. Giúp đỡ các dự án thiện nguyện trong xã hội: bằng các cơ cấu minh bạch, người quyên góp sẽ có thể biết tiền của họ được tối ưu hóa như thế nào. Điều này sẽ làm họ tin vào các tổ chức phi lợi nhuận và từ đó tự tin với các hoạt động phi lợi nhuận.
2. Phát triển các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe: giữa bối cảnh cơ sở vật chất y tế khan hiếm ở những vùng xa xôi của các nước đang phát triển, Karuna cam kết hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ mở bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe bằng gây quỹ và sử dụng quỹ một cách minh bạch.
3. Phát triển Cơ sở Giáo dục: Mục tiêu đảm bảo không sai phạm giúp Karuna tập trung cải thiện cơ sở vật chất giáo dục ở các quốc gia thuộc thế giới thứ ba.
4. Cải thiện mức sống: Karuna tập trung chủ yếu vào việc cung cấp cho người dân các cơ sở mới nhất thông qua việc gây quỹ dựa trên blockchain.