Kể từ đầu năm nay khi giá trị của tiền mã hóa bắt đầu rơi tự do, mọi người đã bắt đầu tìm kiếm một câu trả lời đơn giản cho một câu hỏi cũng không kém phần đơn giản như nhau: điều gì đã làm cho giá giảm? Đối với những người đã từng trải qua biến cố tương tự, bạn đã có thể đưa tay đầu hàng. Nhưng, đây là một câu hỏi quan trọng cần câu trả lời.
Sau khi tham khảo, nhiều nghiên cứu đã đổ lỗi cho các tính năng cơ học. Hầu hết các nghiên cứu này khá xa vời. Trên thực tế, biến động giá giảm của tiền mã hóa giống nhau khá nhiều với mọi loại tài sản khác. Trong mỗi trường hợp, chúng ta đang đối phó với những cảm xúc của con người.
Tại sao việc phân lập các yếu tố này lại quan trọng đến vậy? Bởi vì nguyên nhân chính gây mất mát hơn 65% giá trị của nó cũng có thể khiến Bitcoin trở lại mức $19.000. Điều này cũng đúng với hầu hết các altcoin.
Niềm đam mê học thuật
Cho đến thời điểm hiện tại trong năm nay cộng đồng học thuật đã cho thấy một niềm đam mê với việc cố gắng giải thích các phong trào tiền mã hóa dựa trên sự phân tích tương quan hơn là những gì đang thực sự đang gây ra biến động giá cả.
Nỗ lực vớ vẩn nhất trong số này xảy ra hồi đầu năm nay khi Cục dự trữ liên bang San Francisco hợp tác với Đại học Stanford để tuyên bố rằng sự ra đời của hợp đòng tương lai Bitcoin tương quan với sự bùng nổ của bong bóng Bitcoin. Chẳng ai thèm suy nghĩ rằng hầu như không có bất kỳ hợp đồng tương lai Bitcoin nào giao dịch ở Chicago vào tháng Mười Hai năm ngoái.
Đây không phải là ví dụ duy nhất, nhưng vì lợi ích của việc không viết quá dài để chúng lại thành một kịch bản cho một chương trình sitcom trên TV, thì những trường hợp khác sẽ phải bị bỏ qua.
Diễn giải các cuộc khảo sát
Một tràng vỗ tay cho Coindesk vì đã đưa ra một cuộc khảo sát tỷ lệ đầu tiên của cộng đồng tiền mã hóa. Họ đã làm một công việc tuyệt vời cho việc tìm kiếm và trình bày dữ liệu. Tuy nhiên một lỗ hổng lớn vẫn tồn tại trong việc hiểu biết về tất cả các dữ liệu đó có ý nghĩa gì.
Đầu tiên, 83% chủ sở hữu tiền mã hóa “không được công nhận”. Đây là điểm mấu chốt. Nó có nghĩa là tổng tài sản của họ ít hơn 1 triệu đô la hoặc họ kiếm được ít hơn 200.000 đô la cho từng người. Khoảng 84% những người này kiểm tra giá tiền mã hóa nhiều hơn một lần một ngày và hơn một nửa kiểm tra mỗi giờ. Đó là một thước đo rõ ràng về sự nhạy cảm của họ.
Các nhà đầu tư thành công thường sử dụng dữ liệu trên nhóm này như một chỉ báo trái ngược về hướng đi của thị trường. Nếu chúng tôi có dữ liệu này vào tháng 5, chúng tôi có thể đã tiết kiệm được một đống. Đây là lý do vì sao.
Vào cuối quý 2 năm 2018, 65% người khảo sát của Coindesk tin rằng giá tiền mã hóa đã bị định giá thấp. Tỉ lệ đó giảm từ mức 69% của quý 1 năm 2018. Khi tỉ lệ này rơi vào một con số đó vô lý như 40%, thì nó sẽ cung cấp một tín hiệu mua tiền mã hóa mạnh mẽ.
Cuối cùng một số biện pháp khoa học tâm trí
Những người hoài nghi có thể chế nhạo cách tiếp cận này là quá đơn giản. Suy cho cùng, với tất cả các ngày được định sẵn cho những thứ như hashrate, khó khăn và lợi nhuận khai thác, vv…, bí mật của hoạt động giá hẳn phải phức tạp hơn nhiều.
Vâng, theo một nghiên cứu của Đại học Yale, Rủi ro và Lợi nhuận của tiền mã hóa, nếu bạn muốn kiếm tiền bằng tiền mã hóa, bạn có thể quên đi hashrate và những thứ tương tự như thế. Đây là hai phát hiện chính của họ.
Hiệu ứng Moment-Series Momentum (TSME)
Điều này có nghĩa là khi giá tài sản hoặc tiền mã hóa đang tăng, chúng có xu hướng tăng cao hơn nữa. Các tác giả của nghiên cứu giải thích nó theo cách này:
“Chúng tôi đã thiết kế một chiến lược đơn giản cho biết nhà đầu tư nên mua Bitcoin nếu giá trị của nó tăng hơn 20% trong tuần trước.” “Phương pháp này có thể hữu ích trong việc dự đoán thời điểm tốt nhất để nhà đầu tư mua và bán tiền mã hóa của họ.”
Các nhà đầu tư chứng khoán truyền thống có một thuật ngữ khác cho TSME. Nó được gọi là FOMO hoặc Fear Of Missing Out a.k.a (as known as – được biết tới như) tham lam.
Hiệu ứng chú ý của nhà đầu tư
Chìa khóa thứ hai để thu về lợi nhuận từ tiền mã hóa là thứ mà họ gọi là “hiệu ứng chú ý của nhà đầu tư”. Nếu có một số lượng lớn các đề cập về đồng tiền mã hóa mà chúng ta đang nghiên cứu trong lượt tìm kiếm của Google hoặc trên Twitter, thì lợi nhuận sẽ tăng lên. Đây là cách mà ta đo lường.
Sự gia tăng độ lệch một-tiêu-chuẩn trong lượt tìm kiếm bitcoin của Google trong suốt một tuần dẫn đến mức tăng lợi tức hàng tuần là 1,84% và 2,30% tại mốc thời gian là một và hai tuần.
Trong những trường hợp tương tự, các nhà đầu tư Ether có thể kỳ vọng tăng 4,36% trong khi các nhà đầu tư Ripple sẽ tăng 10,86%.
Hoan hô Yale
Kết quả của nghiên cứu Yale cho chúng ta biết rằng Google và Twitter là một biện pháp tốt để đánh giá FOMO. Thật không may, họ lại cho chúng ta một biện pháp đáng tin cậy cho FOLE, hay Fear-of-losing-everything (Sợ mất mọi thứ). Vì thế nếu cuộc khảo sát hàng quý của Coindesk nói rằng gần ba phần tư chủ sở hữu tiền mã hóa tin rằng giá đã bị định giá thấp, chúng ta nên chuẩn bị tinh thần, FOLE sẽ sớm xuất hiện.
Nguồn: Tapchibitcoin.vn/hacked.com
Xem thêm:
- Cố vấn CoinDesk: Các mô hình định giá tiền mã hóa và Bitcoin (BTC) không chính xác.
- Thị trường tự do không tạo ra những người tự do: Công nghệ Bitcoin đã thành công trong việc ngụy trang để che đậy sự thất bại của nó