Nhà phân tích thị trường nổi tiếng PlanB cho biết rất khó để các ngân hàng trung ương cũng như chính phủ từ chối và cấm Bitcoin trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
Theo dòng tweet được đăng tải vào hôm thứ 3, tiền điện tử cần thể hiện mối tương quan tiêu cực với thị trường kinh tế vĩ mô, chẳng hạn giá trị của nó tăng trong khi những tài sản còn lại giảm. Cuộc suy thoái tiếp theo là “một thử nghiệm căng thẳng” cho Bitcoin, là tài sản không có chủ quyền và vẫn không tương quan với những loại khác trong 10 năm qua. PlanB tin rằng tiền điện tử có thể phá vỡ cái gọi là tương quan một khi thị trường toàn cầu sụp đổ.
Yes. Bitcoin has been an uncorrelated asset last 10 yrs, but the real test is a stress situation (recession), which we haven’t had since 2008, but is around the corner. This is the reason central banks don’t allow for much diversification: correlation break (goto 1) during stress
— PlanB (@100trillionUSD) September 24, 2019
“Vâng. Bitcoin là tài sản không tương quan trong 10 năm qua, nhưng thử nghiệm thực sự là tình huống căng thẳng nhất (suy thoái kinh tế) kể từ năm 2008 sắp xảy đến. Đây là lý do các ngân hàng trung ương không cho phép đa dạng hóa: phá vỡ tương quan trong quá trình tình hình căng thẳng”.
“Vì vậy, nếu Bitcoin thực sự cho thấy mối tương quan tiêu cực trong bối cảnh căng thẳng tiếp theo (suy thoái kinh tế), thì các ngân hàng trung ương và chính phủ khó lòng từ chối và ban hành lệnh cấm. Đồng thời, nó cũng sẽ kích hoạt rất nhiều nhu cầu của tổ chức”, PlanB cho biết.
Tương quan sinh trưởng
Các ý kiến được đưa ra khi các nhà đầu tư hiểu rõ khả năng nền kinh tế toàn cầu sẽ lao đao trong năm tới. Họ tin rằng những rủi ro địa chính trị gia tăng cùng với căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đẩy thị trường vào suy thoái. Kết quả từ Absolute Strategy Research cho thấy 52% các nhà đầu tin chắc vào khả năng xảy ra một sự kiện như vậy. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2014, cơ hội suy thoái đã vượt quá 50%.
“shaded areas indicate US recessions”https://t.co/E5kj2sjsVz pic.twitter.com/bORvDiUPyG
— PlanB (@100trillionUSD) September 24, 2019
“các khu vực bóng mờ báo hiệu suy thoái của Hoa Kỳ”
Mặt khác, Bitcoin đã hạn chế các rủi ro kinh tế vĩ mô. BTC đã tăng hơn 150% trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8, giai đoạn chứng kiến căng thẳng leo thang trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và sự mất giá của đồng Nhân dân tệ Trung Quốc. Điều đó giúp các nhà phân tích nổi tiếng chứng minh mối tương quan ngày càng tăng giữa Bitcoin và thị trường toàn cầu. Trong tháng 8 vừa qua, nhà khoa học dữ liệu Ken Xuan tại Fundstrat cho biết các nhà đầu tư đang coi Bitcoin là tài sản trú ẩn an toàn. Ông nói thêm:
‘Đợt tăng giá gần đây của Bitcoin càng củng cố lập luận Bitcoin như một kho lưu trữ giá trị”.
Những người khác cũng tin rằng tương quan Bitcoin với thị trường toàn cầu là tích cực, không tiêu cực. Startup nghiên cứu dữ liệu CoinFi khẳng định:
Trong tình hình cực đoan như suy thoái kinh tế toàn cầu, mối tương quan cho thị trường tiền điện tử sẽ tương tự như thị trường tài chính truyền thống. Đó là, các tài sản rủi ro (ví dụ như cổ phiếu, tiền điện tử) sẽ giảm cùng với thị trường rộng lớn hơn.
Can thiệp từ phía chính trị
Tuy nhiên, tình trạng tăng trưởng Bitcoin như một tài sản trú ẩn an toàn không ‘vừa mắt’ các chính trị gia trong Nhà Trắng. Một tuần sau khi tiền điện tử vừa mới thiết lập mức cao nhất đến gần 14.000 đô la từ đầu năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bình luận ngành công nghiệp tiền điện tử thông qua tweet của mình, nói rằng ông “không phải là fan hâm mộ Bitcoin” vì nó không có giá trị thực sự. Vài ngày sau, Bộ trưởng Bộ tài chính Steven Mnuchin gọi Bitcoin là “vấn nạn an ninh quốc gia” và cho rằng tiền điện tử sẽ bị lãng quên trong 4 đến 5 năm tới.
I am not a fan of Bitcoin and other Cryptocurrencies, which are not money, and whose value is highly volatile and based on thin air. Unregulated Crypto Assets can facilitate unlawful behavior, including drug trade and other illegal activity….
— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) July 12, 2019
“Tôi không phải là fan của Bitcoin và bất kì đồng tiền mã hóa nào hết…nó không phải là tiền và có giá trị rất dễ biến động. Tài sản mã hóa không được kiểm soát có thể tạo điều kiện cho hành vi bất hợp pháp, bao gồm buôn bán ma túy và hoạt động phi pháp khác ….”
Trong khi đó, các ngân hàng trung ương trên thế giới đang theo dõi và nghiên cứu Bitcoin. Họ cũng đang lên kế hoạch ra mắt phiên bản Bitcoin của mình: một loại tiền kỹ thuật số được phát hành tập trung để cải thiện lưu lượng giao dịch trong và ngoài nước. Một số quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc đã áp dụng lệnh cấm thực hiện hoạt động ngân hàng hoặc giao dịch đối với tất cả các loại tiền điện tử.
- Hàng trăm tỷ đô la được Fed bơm vào repo tiết lộ về sự hứa hẹn của Bitcoin
- ‘Chảy máu chất xám’ quy mô lớn khi Ấn Độ xem xét chính thức lệnh cấm crypto
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Newsbtc