Facebook sắp phải hứng chịu ‘cơn mưa’ chỉ trích trên Capitol Hill.
Trong phiên điều trần vào thứ 3 và thứ 4, gã khổng lồ truyền thông xã hội sẽ bảo vệ dự án Libra đầy tham vọng của mình trước Quốc hội. Mặc dù dự án của Facebook được hỗ trợ từ các khoản thanh toán lớn và các công ty VC nhưng các nhà lập pháp vẫn bày tỏ sự nghi ngờ gần như ngay lập tức. Do đó, họ phối hợp với Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện và Ngân hàng Thượng viện Hoa Kỳ kêu gọi tổ chức phiên điều trần ngay sau khi công bố dự án.
Phiên điều trần của Thượng viện sẽ diễn ra vào thứ 3, trong khi Hội đồng Hạ viện sẽ tổ chức phiên điều trần vào ngày thứ 4. David Marcus, trưởng nhóm blockchain của Facebook sẽ đối chất tại cả hai phiên điều trần. Tại phiên vào ngày thứ 4, sẽ có thêm những chuyên gia khác cùng tham gia.
Hiện vẫn chưa xác định rõ thời điểm ra mắt Libra. Tháng trước, Facebook cho biết họ đã nhắm mục tiêu triển khai vào năm 2020, nhưng liệu công ty có thể đáp ứng thời hạn đó hay không thì không ai có thể trả lời được. Và nếu mọi việc bị trì hoãn thì có lẽ lý do không chỉ đơn giản là vì phát triển kỹ thuật.
Nếu Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) quyết định rằng Libra giống như một quỹ ETF, thì khả năng Facebook được phép ra mắt tiền điện tử sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận của các cơ quan quản lý.
Quốc hội cũng có thể trì hoãn việc ra mắt Libra, nếu các nhà lập pháp quyết định họ cần giám sát kỹ hơn đối với dự án. Họ có thể thử soạn thảo và thông qua dự luật (thực tế, hiện có một dự thảo luật lưu hành trực tuyến, điều này cho thấy một số nhà lập pháp đã cân nhắc đến vấn đề này). Ngay cả Tổng thống Donald J. Trump cũng chỉ trích Libra, nên rất có thể ông sẽ thông qua một dự luật như vậy.
Tuy nhiên, nếu các nhà lập pháp tỏ ra hài lòng khi rời khỏi các phiên điều trần thì Facebook sẽ vượt qua một rào cản lớn trên con đường ra mắt Libra.
Thật vậy, trong bài phát biểu chuẩn bị cho phiên điều trần của Thượng viện được phát hành hôm thứ 2, Marcus đã chỉ ra rằng Facebook sẽ không sử dụng đế chế nổi tiếng của mình để “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ”.
“Thực tế, tôi hy vọng đây sẽ là lần giám sát chuẩn bị cho sự kiện ra mắt sâu rộng nhất và cẩn thận nhất của các nhà quản lý và ngân hàng trung ương trong lịch sử FinTech. Tôi muốn nói rõ rằng Facebook sẽ không cung cấp Libra cho đến khi chúng tôi hoàn tất đầy đủ các vấn đề pháp lý và nhận được sự chấp thuận phù hợp”, Marcus cho biết.
Libra được thiết kế để trở thành một loại tiền điện tử mã nguồn mở mà các cá nhân – bất kể họ có sử dụng Facebook hay không – có thể gửi cho nhau để thanh toán. Những người sử dụng Libra sẽ có thể gửi tiền bằng ứng dụng Messenger của Facebook, WhatsApp hoặc Instagram hoặc ví của bên thứ ba khác.
Công ty dự định cung cấp dịch vụ tài chính cho các cá nhân không có tài khoản ngân hàng trên toàn thế giới (mặc dù không ra mắt tại thị trường WhatsApp lớn nhất thế giới là Ấn độ vì quốc gia này có rất nhiều quy định hạn chế tiền điện tử).
Các công ty như Visa, Mastercard, PayPal và Coinbase đều đồng ý trở thành đối tác ra mắt cho Hiệp hội Libra. Hội đồng quản trị được giao nhiệm vụ giám sát và hướng dẫn các phát triển kỹ thuật của dự án khi nó hoạt động. Tuy nhiên, theo New York Times, các đối tác này đã ký thỏa thuận không ràng buộc và dường như không phải trả khoản phí 10 triệu đô để tham gia hiệp hội.
Phản ứng dữ dội đối với thông báo của Facebook diễn ra khá nhanh, lưỡng đảng và cực kỳ công khai. Ủy ban Ngân hàng Thượng viện tổ chức phiên điều trần ngay hôm sau, trong khi các thành viên của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện đã liên tục kêu gọi lệnh cấm phát triển tiền điện tử này.
Tập trung vào sự riêng tư
Những lá thư và ý kiến trước đây của các quan chức này là những gợi ý bổ ích để các nhà lập pháp xoáy sâu trong các phiên điều trần.
Ủy ban Ngân hàng Thượng viện đã ‘để mắt’ đến Libra kể từ ít nhất là tháng 5. Vào thời điểm đó, chủ tịch Michael Crapo (R.-ID) và thành viên Sherrod Brown (D.-OH) đã viết thư ngỏ gửi tới Facebook và hỏi về dự án.
Nhìn chung, bức thư nói về dự án tiền điện tử nhưng cũng có nhiều câu hỏi đặc biệt tập trung vào các vấn đề về thu thập dữ liệu tài chính của người tiêu dùng và quyền riêng tư của họ trong hoạt động kinh doanh hàng đầu của Facebook.
Crapo cũng đã nêu ý kiến trên tờ Fox News trong tháng này, nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền riêng tư dữ liệu và đề xuất làm thế nào các nhà lập pháp có thể hỗ trợ bảo vệ quyền riêng tư này như một quyền hợp pháp.
Facebook đã trả lời các câu hỏi của Ủy ban vào tuần trước, đảm bảo với các nhà lập pháp rằng công ty sẽ không nắm giữ bất kỳ dữ liệu tài chính cá nhân nào, mặc dù công ty con Calibra sẽ thu thập tất cả thông tin về khách hàng và chống rửa tiền theo yêu cầu của pháp luật.
Marcus cũng nói với các nhà lập pháp rằng vì mã Libra sẽ là nguồn mở nên bất kỳ ai cũng có thể xây dựng ví của riêng họ. Các nhà phát triển bên thứ ba sẽ chịu trách nhiệm cho dữ liệu mà ví của họ thu thập, cũng như đảm bảo tuân thủ mọi quy chế liên quan.
Kristin Smith, người đứng đầu Hiệp hội Blockchain, một nhóm vận động hành lang, trả lời CoinDesk rằng “có xáo trộn gần đây về Facebook và sự thay đổi chung về quan điểm liên quan đến Big Tech ở D.C. Hoàn toàn là bình thường khi Facebook bị các nhà lập pháp ‘chiếu tướng’ chứ không phải là các chi tiết cụ thể của dự án Libra”.
Tuy nhiên, bà tin rằng “đây là một cơ hội bị bỏ lỡ.”
“Tôi nghĩ rằng khoảnh khắc này là lúc để trả lời các câu hỏi lâu dài về chính sách tiền điện tử của Hoa Kỳ, bất kể bạn nghĩ gì về lịch sử gần đây của Facebook”.
“Có một số vấn đề pháp lý chồng chéo mà các công ty tiền điện tử truyền thống và Libra hiện đang phải đối mặt. Chúng tôi nghĩ các nhà lập pháp cần xem xét những quy định này trong các cuộc thảo luận rộng hơn về chính sách công tại Hoa Kỳ”.
Thật vậy, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ Viện, Maxine Waters (D.-CA) và thành viên Patrick McHenry (R.-NC) cũng chỉ ra mối quan tâm của họ nằm ở Facebook nhiều hơn so với Libra. Cụ thể:
“Với thông báo về kế hoạch tạo ra một loại tiền điện tử, Facebook đang tiếp tục mở rộng mà không được các cơ quan kiểm soát và mở rộng phạm vi tiếp cận với cuộc sống của người dùng”.
Mặt khác, mang danh nghĩa là thành viên của Ủy ban Hạ viện – Brad Sherman từng nhiều lần kêu gọi lệnh cấm hoàn toàn đối với các hoạt động tiền điện tử ở Hoa Kỳ và có thể có cơ hội hạ bệ tài sản kỹ thuật số một lần nữa vào thứ 4.
Thiết lập căn cứ ở Thụy Sĩ
Thu thập dữ liệu người dùng là một nguyên nhân nghiêm trọng khác khiến Facebook bị hoài nghi. Facebook thành lập một công ty con ở Thụy sĩ, với mục đích rõ ràng là để phát triển phần cứng hoặc phần mềm, cũng như cung cấp dịch vụ tài chính và công nghệ.
Các nhà lập pháp dường như tin rằng Facebook có thể đã thành lập một công ty con ở Thụy sĩ để tuân theo các quy định của Hoa Kỳ.
Theo dòng tweet của Brown vào tháng trước, “chúng tôi không thể cho phép Facebook khởi chạy một loại tiền điện tử mới đầy rủi ro ngoài tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ mà không qua giám sát”.
Tuy nhiên, Smith đã có một cách giải thích khác. Bà cho biết Facebook có thể đã chọn thành lập cửa hàng ở Thụy Sĩ vì các quy định của Hoa Kỳ thiếu sự rõ ràng. Cụ thể:
“Thụy Sĩ nổi tiếng là một khu vực pháp lý thân thiện với tiền điện tử. Sự không chắc chắn của quy định đang làm nản lòng các công ty và nhà đầu tư có trụ sở tại Hoa Kỳ. Đây là những đối tượng có vai trò quan trọng trong quyết định của Facebook, bất kể họ có thể nhận được lợi ích gì từ luật pháp Thụy Sĩ”.
Trong bối cảnh đó, “thật ấn tượng khi Facebook quyết định không chọn Hoa Kỳ làm căn cứ của dự án này”.
Nếu cấu trúc quy định và pháp lý của Hoa Kỳ không được làm rõ, bà hy vọng các dự án khác cũng tiếp bước rời khỏi đất nước này để tìm đến các khu vực pháp lý khác.
Các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ thậm chí có thể xem xét chuyển sang một quốc gia khác để tìm kiếm sự rõ ràng trong các quy định.
“Nếu các nhà quản lý và các nhà lập pháp không tập trung chủ yếu vào các rủi ro liên quan đến tiền điện tử mà thay vào đó là hỗ trợ tiềm năng tăng trưởng tích cực của ngành như các nước khác đã làm thì Hoa Kỳ có thể dẫn đầu sự tăng trưởng của nền kinh tế này trong nhiều thập kỷ tới đến đây”, Smith cho biết.
Marcus nghĩ rằng các nhà lập pháp đang suy nghĩ phòng thủ hơn là tấn công.
Ví dụ, ông đã hạ thấp mối đe dọa tiềm năng của Libra đối với các loại tiền fiat bằng cách trấn an các Thượng nghị sĩ:
“Hiệp hội Libra sẽ quản lý Quỹ dự trữ [của tài sản bằng coin] và không có ý định cạnh tranh với bất kỳ loại tiền tệ có chủ quyền nào hoặc tham gia vào lĩnh vực chính sách tiền tệ. Tổ chức sẽ làm việc với Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương khác để đảm bảo Libra không cạnh tranh với các loại tiền có chủ quyền hoặc can thiệp vào chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ thuộc phạm vi của các ngân hàng trung ương”.
- Libra của Facebook gióng lên hồi chuông báo động ở Hoa Kỳ & Vương Quốc Anh; liệu Bitcoin có gánh chịu tổn thất?
- CEO của Messari: Chính phủ Mỹ coi Libra là mối đe dọa lớn hơn Bitcoin
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | Coindesk