Trang chủ Tạp chí Cùng nhìn lại hậu quả lây lan mà thảm hoạ FTX gây...

Cùng nhìn lại hậu quả lây lan mà thảm hoạ FTX gây ra

Ngành công nghiệp tiền điện tử đã ghi nhận những cột mốc đáng quên trong năm 2022, với việc đế chế FTX, được quản lý bởi Sam Bankman-Fried (SBF) sụp đổ. Đây được xem là một trong những sự kiện thảm khốc nhất trong lịch sử của ngành.

Bảng cân đối kế toán của Alameda bị rò rỉ đã tiết lộ rằng, công ty có tài sản trị giá 14,6 tỷ USD so với 8 tỷ USD nợ phải trả, trong đó 5,8 tỷ USD chủ yếu được giữ dưới dạng FTT, cùng với các token bị khóa kém thanh khoản khác và chứng khoán vốn. Ngoài ra, 37% số token FTT mà Alameda nắm giữ được cho là đã được thế chấp để vay USD stablecoin, làm dấy lên nghi ngờ về vị thế tài sản thực tế của hai công ty và khả năng thanh toán của họ.

FTX

Tác động của việc FTX mất khả năng thanh toán

Là sàn giao dịch phái sinh crypto lớn nhất và là một trong những sàn giao dịch giao ngay lớn nhất, với tổng khối lượng hàng ngày vượt mức 16 tỷ USD, FTX là trung tâm của hệ sinh thái tiền điện tử. Sự sụp đổ của nó đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh khác của ngành.

Để hiểu được tác động của sự kiện này, Tạp Chí Bitcoin đã chia nhỏ chúng này thành các tác động ngắn hạn và dài hạn.

Tác động tức thời

Sau những tin đồn về việc FTX mất khả năng thanh toán, nhiều người dùng đã vội vã rút tài sản của họ khỏi sàn giao dịch. Vào ngày 7/11, sàn giao dịch đã xử lý 2,8 tỷ USD tiền rút ra chỉ trong một ngày. Các khoản rút tiền này tập trung vào các cặp Bitcoin (BTC), Ether (ETH), USD Coin (USDC) và Tether, chưa tính đến các khoản rút altcoin.

Theo dữ liệu từ Arkham Intelligence, giá trị dự trữ tài sản của FTX trong ví Ethereum công khai đã giảm từ hơn 8,4 tỷ USD, vài ngày trước khi đợt ồ ạt rút tiền khiến số dư dự trữ xuống chỉ còn 700 triệu USD vào ngày 16/11.

Việc rút tiền hàng loạt của khách hàng cùng với những người tham gia thị trường bán khống FTT, trong khi công ty nắm giữ lượng FTT trị giá hơn 6 tỷ USD (theo tỷ giá $ 25), dẫn đến số dư dự trữ của sàn giao dịch giảm mạnh chỉ sau một đêm.

Sau khi tạm dừng rút tiền và nộp đơn xin phá sản theo Chương 11, nhiều người dùng và tổ chức đầu tư đã báo cáo rằng, họ nắm giữ lượng lớn tài sản trên sàn giao dịch mất khả năng thanh toán. Trong báo cáo của Financial Times, bản sao bảng cân đối kế toán của FTX tính đến ngày 10/11 tiết lộ rằng, sàn giao dịch này có khoản nợ ròng 8,9 tỷ USD, trong đó 8,4 tỷ USD là tiền gửi của khách hàng.

Mặc dù FTX có lượng tài sản thanh khoản và bán thanh khoản lớn nằm trong ví công khai của mình, nhưng phần lớn trong số đó được giữ bằng token FTT của riêng họ, cùng với các token hệ sinh thái Solana được FTX hỗ trợ như SRM, MAPS và OXY. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi các khóa riêng tư của ví bị xâm phạm dẫn đến hơn 600 triệu USD bị rút khỏi kho dự trữ.

Tác động ngắn hạn

Vào cuối năm 2021, FTX có hơn 5 triệu người dùng đã đăng ký và đạt đỉnh 1 triệu người dùng hoạt động hàng ngày trên nền tảng, do đó, tác động tức thời đối với những người dùng bán lẻ giữ tài sản của họ trên sàn giao dịch là rất lớn.

Tiếp xúc trực tiếp

Nhiều công ty thương mại và tổ chức đầu tư nổi tiếng, cũng như quỹ đầu tư mạo hiểm và nhà tạo lập thị trường cũng lao đao vì sự sụp đổ của FTX. Các tổ chức và nhà đầu tư sau đây đã tiếp xúc trực tiếp với FTX dựa trên các tuyên bố công khai của họ:

  1. Silvergate
  2. SkyBridge: 30% cổ phần do FTX nắm giữ, 10 triệu USD trong FTT
  3. BlockFi: Khoản vay 600 triệu USD
  4. Paradigm: 290 triệu USD
  5. Temasek: 275 triệu USD
  6. Sequoia Capital: 213,5 triệu USD
  7. Multicoin Capital: 15,6% tổng tài sản quỹ được quản lý (AUM)
  8. Genesis Trading: 175 triệu đô la Mỹ
  9. SoftBank: 100 triệu USD
  10. Galois Capital: khoảng 100 triệu USD
  11. Galaxy Digital: 77 triệu USD
  12. Amber Group:
  13. GSR:
  14. Ikigai: “phần lớn tổng tài sản của quỹ phòng hộ”
  15. Pantera Capital:
  16. Selini Capital: 3% tổng AUM
  17. Star Atlas: ~50% quỹ kho bạc
  18. Signature Bank:
  19. CoinShares: 30,3 triệu USD
  20. Hodlnaut: 13 triệu USD
  21. Celsius: 12 triệu USD
  22. Circle: 10,6 triệu USD
  23. Crypto.com: 10 triệu USD
  24. Vauld: 10 triệu USD
  25. Sino Global Capital: “khoản vốn lưu ký 7 con số”
  26. Solana Foundation:
  27. Liquid Meta: 4,3 triệu USD
  28. Voyager Digital: 3 triệu USD
  29. Mechanism Capital: “một phần không nhỏ”
  30. BlackRock: “vị trí rất nhỏ”
  31. NEAR Foundation: “tiếp xúc tối thiểu”
  32. Wintermute: “không tác động đáng kể, trong khả năng chấp nhận rủi ro”
  33. Kraken: 9.000 FTT
  34. Jump Trading: Không được tiết lộ

Ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với FTX, các công ty tài chính tập trung (CeFi) khác đang gặp phải tình trạng khủng hoảng thanh khoản. Kể từ đó, những công ty cho vay tiền điện tử như Genesis, SALT và BlockFi đã tạm dừng rút tiền, viện dẫn các vấn đề về thanh khoản sau sự sụp đổ của FTX.

Liquid Global, sàn giao dịch tiền điện tử thuộc sở hữu của FTX, cũng đã tạm dừng việc rút fiat và tiền điện tử của mình để tuân thủ các thủ tục của quy trình phá sản theo Chương 11.

Mất niềm tin vào các sàn giao dịch tập trung

Như câu nói: “Not your keys, not your crypto”, người dùng của các sàn giao dịch tập trung đã có phản ứng ngay lập tức để quản lý tài sản của họ, với việc ồ ạt chuyển tài sản vào ví riêng.

Khi người dùng mất niềm tin vào các nền tảng lưu ký tập trung, chúng ta nhận thấy rằng dòng vốn trong toàn ngành từ tất cả các sàn giao dịch tập trung lớn và khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh không lâu sau khi FTX sụp đổ. Với nhiều người dùng di chuyển on-chain, việc sử dụng các giao thức giao dịch tài chính phi tập trung (DeFi) có xu hướng gia tăng do người dùng ngần ngại trong việc chấp nhận rủi ro lưu ký.

Liên kết chặt chẽ của các hệ sinh thái blockchain

Do mối quan hệ mật thiết giữa Solana, FTX và Alameda, giá của token SOL nhanh chóng giảm mạnh từ mức đỉnh 3 tháng tại $ 38, xuống mức thấp khoảng $ 12.

FTX và Alameda trước đây đã nắm giữ các vị trí quan trọng trong SOL và nhiều altcoin dựa trên Solana khác, với tổng giá trị trong bảng cân đối kế toán của FTX lên tới hơn 2 tỷ USD. Mối tương quan này gây ra nhiều lo ngại trên thị trường vì sàn giao dịch hiện đang mất khả năng thanh toán có thể buộc phải thanh lý các khoản nắm giữ của mình để đáp ứng các khoản nợ. Thế nhưng, có khả năng nhiều altcoin mà FTX nắm giữ có tính thanh khoản rất kém và khó có khả năng nhận định chính xác giá trị đầy đủ.

Do FTX Ventures đóng vai trò dẫn đầu trong vòng huy động vốn trị giá 150 triệu USD của Aptos Labs, token APT mới ra mắt cũng bị sụt giảm mạnh hơn 50%, xuống còn $ 3,61 trong thời gian FTX mất khả năng thanh toán.

Bảo mật mạng lưới

Giữa những lo ngại về khả năng mất khả năng thanh toán của FTX, nhiều người đã tiến hành unstack (rút) lượng SOL tham gia staking từ những trình xác thực Solana. Trong epochs từ 367 đến 373, hơn 90,4 triệu SOL đã bị unstack, dẫn đến biến động giá mạnh và gây hoang mang trong cộng đồng. Điều này khiến SOL stacker rời khỏi hệ sinh thái vì lo ngại rằng thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến tính bảo mật của mạng lưới.

Tuy nhiên, sau đó Solana Foundation đã lên kế hoạch phân bổ 28,5 triệu SOL tham gia staking tại những trình xác thực khác đang hoạt động, như một phần của Chương trình ủy quyền.

Tính đến thời điểm hiện tại, mạng lưới vẫn đang hoạt động bình thường mặc dù có lo ngại rằng hệ sinh thái của Solana sẽ sụp đổ. Với tình trạng hiện tại, 371,2 triệu SOL vẫn đang tham gia staking, chiếm khoảng 69,5% nguồn cung lưu hành và mạng lưới Solana dường như đang hoạt động ổn định, với trung bình 3.000 giao dịch mỗi giây.

Solend

Việc FTX sụp đổ đã gây ra tình trạng hỗn loạn trên nhiều giao thức Solana DeFi nổi bật, đặc biệt là các thị trường cho vay trực tuyến và các cơ sở tín dụng như Solend.

Sự sụp đổ đột ngột của giá SOL dẫn đến việc thanh lý một địa chỉ cá voi Solend từng tận dụng vị thế vay của nó. Cá voi này đã cung cấp lượng SOL trị giá hơn 51 triệu USD làm tài sản thế chấp để vay hơn 44,8 triệu USD dưới dạng USDC từ giao thức Solend.

Sự kiện thanh lý này đã gây ra bất ổn trong giao thức Solend, với hơn 6,5 triệu USD nợ khó đòi đến từ các nhà cung cấp thanh khoản. Cộng đồng Solend sau đó đã bỏ phiếu trong một đề xuất, sử dụng 22 triệu USD trong kho bạc của mình để trả khoản nợ khó đòi, lấy lại niềm tin từ người dùng.

Trong khi tổng giá trị tài sản bị khóa (TVL) trên hệ sinh thái Solana giảm hơn 65% do sự sụp đổ của FTX, Solend bị ảnh hưởng nhiều nhất khi TVL của nó giảm mạnh từ hơn 300 triệu USD xuống chỉ còn 32,2 triệu USD trong vòng vài ngày.

Tài sản được wrap trên Sollet

Vì hầu hết các blockchain lớn đều thiếu khả năng tương tác tích hợp trong kiến ​​trúc của chúng, nên các tài sản gốc như BTC và ETH không thể tồn tại trên các chuỗi khác không hỗ trợ chúng. Các nhà xây dựng giải quyết điều này bằng cách tạo các tài sản được wrap trên blockchain nhận, các phiên bản được token hóa đóng vai trò là biên nhận để đổi lấy tài sản gốc.

Do sự sụp đổ của FTX, các tài sản được wrap của Sollet trên Solana như soBTC và soETH, trước đây được công ty hỗ trợ, cũng giảm giá mạnh. Nói cách khác, các tài sản được wrap không còn có thể đổi lấy giá trị thị trường của chúng.

Nhiều giao thức DeFi trên Solana đã sử dụng các tài sản được wrap của Sollet và được hỗ trợ bởi FTX hoặc Alameda để khởi động tính thanh khoản. Những tài sản này đã trở thành phương tiện thương mại và tài sản thế chấp chính trong hệ sinh thái.

Bảng cân đối kế toán FTX bị rò rỉ đã tiết lộ rằng, sàn giao dịch không tính đến bất kỳ BTC hoặc ETH gốc nào được giữ trong kho dự trữ của nó. Do đó, chúng ta chỉ có thể suy đoán rằng, số tài sản được wrap của Sollet không còn bất kỳ sự hỗ trợ nào và trở nên vô giá trị.

Serum

Serum, một giao thức giao dịch phi tập trung phổ biến được xây dựng trên Solana, cũng được cho là có mối liên hệ chặt chẽ với FTX. Nó hoạt động như công cụ khớp thanh khoản tập trung trên Solana mà các DEX hoặc giao thức giao dịch khác có thể kết nối để có khả năng kết hợp thực sự.

Sau sự sụp đổ của FTX, các khóa riêng tư trong ví của công ty đã bị xâm phạm, dẫn đến vụ hack 600 triệu USD. Mặc dù tài liệu của Serum cho biết giao thức hoàn toàn phi tập trung, nhưng nhiều người đã suy đoán rằng nó trước đây được vận hành và duy trì bởi các nhân viên của FTX.

Do các khóa riêng tư của FTX bị xâm phạm, có khả năng các cơ quan nâng cấp của giao thức Serum cũng rơi vào tình trạng tương tự, cho phép chủ sở hữu các khóa thay đổi mã code on-chain vì mục đích xấu. Kể từ đó, cộng đồng Solana đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng cách triển khai giao thức forked mới do cộng đồng sở hữu dựa trên mã nguồn mở của nó, được quản lý bởi multisig (đa chữ ký) do một nhóm các nhà phát triển đáng tin cậy kiểm soát.

Dựa trên trang hệ sinh thái, giao thức Serum trước đây đã được sử dụng bởi nhiều dự án Solana, bao gồm các nền tảng giao dịch, game và thị trường cho vay.

Vì vậy, một số giao thức và dự án dựa trên Solana đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tiếp xúc với các hợp đồng thông minh của Serum. Ví Phantom đã xóa tất cả các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) của Serum khỏi giao diện của ứng dụng, trong khi Raydium DEX đã tạm dừng đặt lệnh trên Serum.

Nhiều người cũng suy đoán rằng, FTX đang sử dụng token SRM của Serum để hỗ trợ bảng cân đối kế toán của mình, với định giá 2,2 tỷ USD. Người dùng Twitter, LucasNuzzi, suy đoán rằng, FTX có quyền truy cập vào cơ quan đúc tiền của SRM và đã đúc hơn 100 triệu token, tăng 60% nguồn cung trong năm nay thông qua hai đợt đúc lớn. Các token SRM này được tạo ra trùng với thời điểm xảy ra sự cố trên toàn thị trường.

100 triệu SRM mới cũng đã được gửi đến cầu nối Solana chủ yếu được sử dụng bởi Alameda Research. Mặc dù những cáo buộc này không thể được xác nhận một cách chắc chắn do thiết kế không rõ ràng của cầu nối, nhưng người dùng có thể đưa ra kết luận rằng, token SRM kém thanh khoản đã được sử dụng để củng cố bảng cân đối kế toán của công ty.

Tác động dài hạn

Những tác động lâu dài của sự sụp đổ của FTX và SBF vẫn chưa được biết rõ và có thể phải mất một thời gian trước khi toàn bộ hành vi sai trái của họ được tiết lộ.

Hậu quả sẽ ảnh hưởng đến nhiều dự án giai đoạn đầu được hỗ trợ bởi FTX và các nhánh liên doanh của Alameda, làm tăng áp lực pháp lý cũng như giảm niềm tin của nhà đầu tư trong toàn ngành.

Tác động đến đầu tư mạo hiểm Web3

Trước khi FTX sụp đổ, các dự án Web3 đã nhận được nguồn vốn đầu tư mạo hiểm mạnh mẽ trong năm nay, bất chấp sự suy thoái của thị trường kể từ tháng 11/2021.

Theo dữ liệu từ DefiLlama, tổng vốn đầu tư mạo hiểm từ năm 2014 đến tháng 11/2022 là 59,4 tỷ USD.

FTX

Tổng vốn đầu tư mạo hiểm từ năm 2014 đến tháng 11/2022 | Nguồn: DefiLlama

Trong số này, Alameda Research và FTX Ventures đóng góp tổng cộng 4,9 tỷ USD từ 83 vòng cấp vốn mà họ tham gia, với Alameda Research và FTX Ventures dẫn đầu 7 vòng, đồng dẫn đầu 11 và tham gia vào 65 vòng khác.

FTX

Phân bổ nguồn vốn đầu tư mạo hiểm | Nguồn: DefiLlama

Với lượng lớn vốn của FTX và Alameda được sử dụng để hỗ trợ các dự án giai đoạn đầu khác nhau, nên nhiều dự án sẽ phải tồn tại bằng số vốn mà họ đã huy động và đã nhận được.

FTX

Số dự án mà Alameda Research và FTX Ventures tham gia | Nguồn: DefiLlama

Các hệ sinh thái blockchain nổi bật gần đây đã đóng các vòng huy động vốn của họ như Aptos (350 triệu USD) và Sui (300 triệu USD) vẫn chưa tiết lộ toàn bộ mức độ cắt giảm nguồn vốn đầu tư và sẽ phải đánh giá và cắt giảm ngân sách hiện tại để có thể tiếp tục phát triển. Các dự án này cũng sẽ phải đối mặt với việc sa thải nhân viên để giảm chi phí vận hành và mở rộng thị trường của họ.

Nếu không có đủ nguồn vốn cần thiết, các dự án do FTX và Alameda hỗ trợ sẽ gặp phải những trở ngại đáng kể khi điều kiện thị trường tồi tệ kéo dài trong tương lai gần. Mặc dù các công ty startup gặp khó khăn vẫn có thể huy động thêm vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm có vốn hóa tốt hơn, nhưng chúng ta có thể sẽ chứng kiến nhiều dự án phải ngừng hoạt động.

Cứu trợ tài chính

Trong nỗ lực chứng minh bảng cân đối kế toán mạnh mẽ của mình sau sự cố Terra hồi tháng 5, FTX đã tiến hành cứu trợ tài chính và mua lại các công ty cho vay tiền điện tử BlockFi, Voyager Digital.

Vào tháng 7, nhà sáng lập, kiêm Giám đốc điều hành BlockFi, Zac Prince, đã thông báo rằng FTX đã mở rộng cơ sở tín dụng quay vòng trị giá 400 triệu USD và cung cấp khả năng mua BlockFi với mức giá lên tới 240 triệu USD dựa trên các yếu tố hiệu suất hoạt động. Tuy nhiên, trước những sự kiện gần đây, BlockFi đã tạm dừng các hoạt động kinh doanh của mình cho đến khi có thông báo mới, tạm dừng việc rút và gửi tiền của khách hàng.

Mặc dù FTX US đã thắng thầu để mua công ty cho vay tiền điện tử đã phá sản, Voyager Digital, trong một cuộc đấu giá trị giá khoảng 1,4 tỷ USD vào tháng 9, các bên liên quan của Voyager đã chọn hủy bỏ phiếu bầu của khách hàng và không tiến hành đề xuất bán.

Sự sụp đổ của những người cho vay CeFi như Celsius, BlockFi và Voyager chắc chắn là dấu hiệu báo trước về khung pháp lý và quản trị doanh nghiệp mạnh mẽ hơn cho các công ty tập trung hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử.

Quy định

Sự sụp đổ của các tổ chức tài chính tập trung đã hết lần này đến lần khác cho chúng ta thấy tầm quan trọng của các hệ thống phi tập trung không cần niềm tin và quyền tự lưu ký. Thật không may, các cơ quan quản lý không hiểu khái niệm cốt lõi này có thể sẽ thúc đẩy quá trình tạo ra luật nhằm vào không gian.

Sự sụp đổ của FTX là trường hợp điển hình cho việc thiếu kiểm soát nội bộ và giám sát của hội đồng quản trị, biển thủ tiền gửi của khách hàng và hành vi lừa đảo trắng trợn. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn nó với các vấn đề cố hữu trong Web3 hoặc công nghệ tiền điện tử.

Hình sự hóa và trừng phạt các nhà phát triển mã nguồn mở cũng như các dự án là một bước đi sai lầm, vì các giao thức phi tập trung nên được mở và miễn phí cho tất cả người sử dụng. Luật OFAC chống lại các giao thức như Tornado Cash sẽ chỉ gây nhầm lẫn cho người dùng, nhà xây dựng và nhà sáng lập, vì chúng sẽ cản trở sự phát triển và đổi mới của ngành.

Các cơ quan quản lý nên hợp tác chặt chẽ với các nhà xây dựng trong không gian để cung cấp một khung pháp lý tốt hơn, nhằm thúc đẩy và đổi mới ngành công nghiệp.

Niềm tin của người tiêu dùng

Nếu không có quy định, bảo đảm và bảo hiểm phù hợp cho số tiền gửi của khách hàng trên các sàn giao dịch tiền điện tử tập trung, khách hàng bán lẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi một tổ chức tài chính phá sản, làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng.

Với việc các nền tảng tiền điện tử như FTX, Celsius Network, BlockFi và Voyager Digital làm mất tiền gửi của khách hàng, niềm tin của các nhà đầu tư bán lẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, vì nhiều khả năng họ sẽ rời khỏi thị trường.

Mặc dù nhiều thương hiệu lớn đã áp dụng công nghệ này, nhưng việc mất niềm tin của người tiêu dùng sẽ khiến ngành công nghiệp thụt lùi trong nhiều năm.

Thực tế là các phương tiện truyền thông chính thống thường đúc kết rủi ro của tài sản tiền điện tử dễ bay hơi với lợi ích của công nghệ blockchain, và sẽ rất khó để thay đổi ấn tượng tiêu cực mà công chúng đã có về không gian tiền điện tử.

Vì thế, con đường hướng tới việc áp dụng rộng rãi hơn đòi hỏi phải tăng cường tập trung vào sự an toàn của người tiêu dùng và giáo dục cộng đồng về tiền điện tử, NFT cũng như công nghệ blockchain.

Lời kết

Mặc dù 2021 là một năm tuyệt vời đối với ngành công nghiệp tiền điện tử, nhưng năm 2022 lại nhấn mạnh nhu cầu đổi mới nhiều hơn và áp dụng khả năng phi tập trung cùng công nghệ không cần niềm tin.

Mặc dù nhiều tin xấu sẽ sớm xuất hiện sau sự sụp đổ của FTX, nhưng tiền điện tử vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và đứng vững.

Khi nhìn về tương lai, ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, với sự tham gia của nhiều tổ chức đầu tư và tổ chức tài chính truyền thống. Tuy nhiên, chúng ta phải lưu tâm đến những rủi ro đi kèm với sự tăng trưởng này và đảm bảo rằng những sai lầm tương tự sẽ không lặp lại.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn

Theo dõi kênh Tiktok của Tạp Chí Bitcoin tại đây: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin

Việt Cường

Nguồn Tech In Asia

MỚI CẬP NHẬT

Tâm lý xã hội về Bitcoin chạm đáy trong năm, báo hiệu giá sắp...

Tâm lý xã hội về Bitcoin đã chạm mức thấp nhất vào năm 2024, báo hiệu khả năng giá sắp phục hồi trên ngưỡng...
stablecoin

SpaceX của Elon Musk sử dụng stablecoin để phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Theo nhà đầu tư mạo hiểm Chamath Palihapitiya đến từ Silicon Valley cho biết trong podcast All-In vào thứ 6, SpaceX đang sử dụng...

UAE hiện nắm giữ 40 ​​tỷ đô la Bitcoin

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện sở hữu 40 tỷ đô la Bitcoin sau nhiều năm đầu tư để xây...

4 sự kiện kinh tế quan trọng có thể định hình giá trị của...

Khi năm 2024 đang dần khép lại, cộng đồng đam mê Bitcoin không khỏi xôn xao suy đoán về tương lai của đồng tiền...
Wall Street Pepe presale xuất sắc huy động vượt 33,5 triệu USD

Dogecoin và Pepe phục hồi mạnh mẽ, Wall Street Pepe presale xuất sắc huy...

Sau cú sụt giảm mạnh khiến toàn bộ thị trường điêu đứng, Bitcoin đã ngay lập tức phục hồi ấn tượng, tăng 3,9% và...

Tin vắn Crypto 22/12: Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng giá...

Từ nhận định Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn parabol của chu kỳ thị trường hiện tại đến Spacecoin XYZ đã phóng...
doge-giam-gia

Dogecoin lao dốc 30% từ đỉnh, đối mặt nguy cơ tụt dưới mốc $0,20

Giá Dogecoin (DOGE) giảm hơn 30% so với mức cao nhất năm là $0,48 vào đầu tháng này. Sự sụt giảm được liên kết...

Nhiều Bitcoin “ngủ đông” đang dần hồi sinh và được chuyển đến ví mới

Trong suốt bốn ngày qua, giá Bitcoin liên tục thoái lui khỏi mức đỉnh kỷ lục 108.000 USD, chứng kiến giá trị giảm hơn...

Doanh số NFT tăng 32% trong tuần đạt 304 triệu đô la

Tuần trước, doanh số bán NFT dựa trên Ethereum đã ghi nhận mức tăng mạnh, đẩy tổng khối lượng giao dịch NFT kỹ thuật...

Altcoin tăng 20.000% và 9 token khác đang dẫn đầu về hoạt động cá...

Dữ liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Santiment đã chỉ ra một altcoin đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn...
XRP

Cá voi XRP mua dip, ảnh hưởng thế nào đến giá?

Giá Ripple (XRP) giảm gần đây đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư lớn, với dữ liệu on-chain cho thấy...
Bitcoin

Bitcoin sụp đổ có thể là bước đệm cho sự phục hồi lịch sử...

Giá Bitcoin gần đây đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 108.364 đô la trước khi lao dốc xuống còn 92.118 đô...

Cựu CEO Binance.US Brian Brooks gia nhập hội đồng quản trị MicroStrategy

MicroStrategy, công ty phần mềm nổi bật của bò Bitcoin Michael Saylor, vừa thông báo việc bổ nhiệm cựu CEO của Binance.US, Brian Brooks,...
hype-tang-gia

Hyperliquid (HYPE) lập kỷ lục mới, điều gì thúc đẩy sự tăng trưởng đột...

Hyperliquid đã đạt được một cột mốc quan trọng với khối lượng giao dịch đạt 11,5 tỷ USD và khối lượng thanh lý lên...

Nhà sáng lập Hex, Richard Heart, bị Interpol và Europol truy nã vì trốn...

Tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol đã phát hành "Thông báo Đỏ" đến các quốc gia thành viên theo yêu cầu của Phần...
mua-altcoin

Cơ hội mùa altcoin giảm, nhưng 3 chỉ số chỉ ra tiềm năng hồi...

Ngày 4 tháng 12, chỉ số mùa altcoin đã đạt mức 88, gợi ý rằng các tiền điện tử ngoài Bitcoin có thể sẽ...