Hiệp hội Libra của Facebook đã công khai ý định và hành động để có được chứng nhận từ cơ quan quản lý tài chính FINMA của Thụy Sĩ vào ngày 11/9. Cùng ngày, FINMA cũng bày tỏ quan điểm của mình về stablecoin (tài sản kỹ thuật số được gắn với tiền tệ), đồng thời ghi nhận những nỗ lực mong muốn được phê duyệt của hiệp hội Libra.
Theo phó chủ tịch của Forrester Research và nhà phân tích chính Martha Bennett, không có gì đảm bảo chắc chắn, rõ ràng về vấn đề quy định cho hiệp hội và Libra. Cụ thể:
“Nguyên nhân chính khiến FINMA e ngại hướng dẫn cho Libra là vì họ nhận thấy có quá nhiều khó khăn đang dồn dập đến với hiệp hội”.
Đóng trụ sở tại Geneva Thụy Sĩ, hiệp hội Libra phi lợi nhuận được thành lập từ 28 công ty lớn, chịu trách nhiệm về “Dự trữ Libra”, nhiều tài sản và sản phẩm tài chính hỗ trợ Libra, whitepaper của Libra. Whitepaper cũng bao gồm các kế hoạch tăng số lượng công ty tham gia hiệp hội lên đến 100.
Theo tin tức của CNBC, kể từ khi Facebook công bố whitepaper Libra vào ngày 18/6, dự án đã phải đối mặt với rất nhiều sự chống đối từ các cơ quan quản lý, khơi mào là đại diện chính phủ Maxime Waters kêu gọi ngừng hoạt động vào cùng ngày phát hành whitepaper.
Bằng thông cáo báo chí vào ngày 11/9, hiệp hội Libra nêu chi tiết về “yêu cầu” gần đây của họ với Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ (FINMA). Cụ thể:
“Hiệp hội Libra đã gửi yêu cầu phán quyết để làm rõ tình trạng pháp lý của hiệp hội và Libra cũng như dự định nộp đơn xin cấp giấy phép hoạt động dưới dạng hệ thống thanh toán”.
Cũng vào ngày 11/9, FINMA đã công bố bộ “hướng dẫn” liên quan đến quy định về stablecoin và cũng xác nhận “đã nhận được yêu cầu từ hiệp hội Libra có trụ sở tại Geneva về việc đánh giá dự án Libra theo luật giám sát của Thụy Sĩ”.
Bennett đã tham khảo các hướng dẫn của FINMA và rút ra một vài kết luận. Hướng dẫn quy định: “FINMA đã nói rõ rằng a) tất cả các quy định hiện hành liên quan đến KYC và AML sẽ phải được tuân thủ (điều này đã rõ ràng) và b) giấy phép hệ thống thanh toán của FINMA có thể không đủ”. Và cô cho biết: “Do việc phát hành token thanh toán Libra, các dịch vụ do dự án Libra lên kế hoạch rõ ràng sẽ vượt xa các hệ thống thanh toán thuần túy nên phải tuân theo các yêu cầu bổ sung như vậy”.
Bennett giải thích hướng dẫn của FINMA cũng bao gồm thuật ngữ có thể làm phức tạp quá trình tìm kiếm quy định của Libra. Cụ thể:
“Việc sử dụng cụm từ ‘rủi ro giống như ngân hàng’ cho thấy tùy thuộc vào cách cấu trúc, quản lý token và quản lý quỹ, Libra cuối cùng có thể được quy định như một ngân hàng. Đây là điều mà Libra (và Facebook) muốn tránh”.
Một stablecoin là tiền điện tử và là biệt ngữ trong ngành công nghiệp blockchain ám chỉ coin kỹ thuật số hoặc token được hỗ trợ bởi một loại tiền tệ và có giá trị được gắn với tiền tệ cơ bản nói trên. Trong trường hợp của Facebook, Libra có thể được phân loại là stablecoin, mặc dù “hướng dẫn của FINMA cũng cho thấy rõ rằng gọi một thứ gì đó là stablecoin không tạo ra sự khác biệt”, Mitch Bennett nhận xét. Ngoài ra, cô cũng nhấn mạnh “mỗi công trình sẽ được đánh giá dựa trên giá trị riêng của nó”.
Libra vẫn còn yếu kém về công nghệ
Theo Bennett, điều quan trọng cần ghi nhớ là “công nghệ do Facebook phát triển vẫn còn ở giai đoạn đầu”, bằng chứng là “các phát hiện về lỗ hổng trong ngôn ngữ script mới (Move) mà các nhà phát triển Facebook/Calibra đang thực hiện cho blockchain Libra. Đây là một lỗ hổng khá nghiêm trọng và dĩ nhiên nó đã được vá. Nhưng đó là một lời nhắc nhở hữu ích rằng chắc chắn sẽ phát sinh lỗi trong quá trình viết mã; nguy cơ phạm sai lầm dĩ nhiên cao hơn nhiều khi tiến vào lãnh thổ chưa được khám phá, với rất nhiều giá trị bị đe dọa.
Pháp nói không với Libra
CNBC đưa tin một thành viên của Bộ tài chính Pháp cũng đã lên tiếng phản đổi Libra tại hội nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Paris (OECD) vào ngày 11/9. “Bộ trưởng Bộ tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết Libra sẽ mang lại rủi ro cho chủ quyền của các chính phủ. Trong những điều kiện này, chúng tôi không thể để Libra phát triển trên đất châu Âu”, Le Maire cho biết.
“Bộ trưởng Bộ tài chính Pháp cũng phát biểu trong một sự kiện là Facebook dường như đã không trả lời bất kỳ mối quan ngại nào của các nhà quản lý và đại diện chính phủ châu Âu. Để hoạt động trong EU, Facebook cần phải có giấy phép tại ít nhất một trong số các quốc gia EU. Cho đến nay, không có trường hợp nào được thực hiện”, cô nói.
Theo tin vắn vào ngày 13/9 của Reuters, chỉ sau đó một ngày, Pháp và Đức chính thức cấm Libra. Theo đó, cả Pháp và Đức đều khẳng định:
“Tổ chức tư nhân không thể yêu cầu quyền lực tiền tệ, vốn là chủ quyền của các quốc gia”.
- CEO David Marcus của Calibra: Libra không đe dọa chủ quyền của các quốc gia
- PayPal cảnh giác với tương lai Libra của Facebook
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Forbes