‘Thiên thời, địa lợi, nhân hòa’ – các tay chơi lớn cuối cùng cũng đã bước chân vào ngành công nghiệp mã hóa. Gần đây, các tin tức về quan hệ đối tác tiền kỹ thuật số giữa Starbucks với Microsoft và Sàn giao dịch liên lục địa (chủ sở hữu của Sở giao dịch chứng khoán New York) luôn xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo lớn. Quán cà phê nổi tiếng này có lẽ đang phát triển một ứng dụng cho phép chuyển đổi ngay lập tức các loại tiền kỹ thuật số sang USD và cho phép khách hàng sử dụng tài sản mã hóa của mình để thanh toán tiền cà phê hàng ngày.
Gần như cùng lúc, nhà điều hành rạp chiếu phim lớn nhất Thái Lan đã thông báo rằng sẽ cho phép khán giả thanh toán bằng tiền mã hóa cho các dịch vụ, bao gồm vé xem phim và bỏng ngô.
Tiếp lửa cuộc đua chính là sự tham gia của Sân bay Brisbane Úc khi trở thành hãng hàng không đầu tiên trên thế giới chấp nhận tiền mã hóa.
Một số giám đốc điều hành C-Suite cũng ‘bon chen’ cùng tiền mật mã. Cựu giám đốc tài chính của Ngân hàng Commonwealth Bank, Rob Jesudason, đã từ chức để tham gia Block.one, công ty hậu thuẫn phía sau EOS. Cựu chủ tịch của UBS Trung Quốc, Karen Chen, đã được bổ nhiệm làm CEO tại Higgs Block Technology. Bản thân tác giả bài viết cũng đã rời bỏ ngành công nghiệp thanh toán truyền thống sau 25 năm điều hành nhiều gã khổng lồ, như Visa UK, để tham gia vào ngành công nghiệp mã hóa.
Thật nực cười khi cách đây không lâu, phần lớn các công ty truyền thống đều gọi các đồng tiền mã hóa là “một bong bóng đơn thuần”. Vậy, điều gì đã thay đổi hiện tượng này?
Hai bên cùng có lợi
Microsoft, Starbucks và các công ty toàn cầu khác nghiêm túc nhìn nhận rằng tiền mã hóa có thể giúp giải quyết vấn đề lớn nhất của tiền kỹ thuật số – sự chấp thuận.
Chỉ cần suy nghĩ về cơ sở khách hàng của Starbucks: hệ thống thanh toán di động của họ rất phổ biến tại Hoa Kỳ, hệ thống thanh toán này có số lượng người dùng hoạt động cao hơn của Apple hoặc Google. Nó phục vụ hàng triệu khách hàng mỗi ngày, do đó, sự tham gia vào thị trường tiền mã hóa của Starbucks có tiềm năng làm tăng đáng kể số lượng người người dùng thực sự sử dụng tiền mã hóa và không chỉ xem đó là cơ hội đầu tư.
Rõ ràng, việc chấp nhận tiền kỹ thuật số như một phương tiện thanh toán cũng mang lại nhiều lợi ích cho người bán. Vì loại tiền này được phân cấp, họ không cần ngân hàng để xác minh giao dịch, cho phép loại bỏ một số khoản phí. Công nghệ này cũng tạo cơ hội để tránh các khoản bồi hoàn và thu hút một cơ sở khách hàng rộng hơn.
Theo Statista, hơn 39% tổng số những người trả lời đến từ Mỹ sẵn sàng sử dụng Bitcoin cho các giao dịch và mua hàng. Trong khi đó, số lượng ví Blockchain đã phát triển nhanh chóng kể từ khi tạo ra Bitcoin trong năm 2009, đạt hơn 25 triệu địa chỉ vào cuối tháng 6/2018.
Ở một số quốc gia, tiền mã hóa cũng được xem như một giải pháp thay thế cho siêu lạm phát. Ví dụ, ở Venezuela, người dân đang chuyển sang Bitcoin khi lạm phát phi mã ở mức báo động 8900%, có nguy cơ phá hủy nền kinh tế.
Nối liền khoảng cách
Để làm cho tiền mã hóa trở thành một phần trong các giao dịch mua hàng ngày, bạn cần cung cấp phương thức nhanh chóng, thuận tiện và đáng tin cậy để xử lý giao dịch.
Do thực tiễn pháp lý toàn cầu vẫn không khuyến khích việc trao đổi trực tiếp giữa Bitcoin và hàng hóa dịch vụ, một số doanh nghiệp đang phát triển hệ thống thanh toán của riêng họ. Các cựu chiến binh không gian mã hóa như Coinbase hoặc Bitpay, đã cung cấp các dịch vụ để xử lý thanh toán bằng tiền mã hóa. Ví dụ, BitPay bắt đầu tham gia giao dịch Bitcoin thay mặt người bán và chuyển số Bitcoin thành loại tiền mà người bán đã chọn. Trong năm 2017, khối lượng thanh toán Bitcoin của nền tảng tăng 328%, gần đạt doanh thu 1 tỷ USD.
Các sàn giao dịch lớn cũng không ngoại lệ. Trong tháng 3, Bithumb của Hàn Quốc đã công bố khoảng 6,000 cửa hàng trên toàn quốc cho phép thanh toán bằng tiền kỹ thuật số, thông qua hợp tác với nhà điều hành thanh toán di động và nền tảng thẻ quà tặng Korea Pay’s Service, dự kiến sẽ được tung ra vào cuối năm nay.
Trong khi đó, một số startup công nghệ đã nhanh chóng giới thiệu các giải pháp thay thế của họ. Startup mà tôi đang điều hành, Crypterium, cũng đang làm việc để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc chấp thuận tiền kỹ thuật số.
Chúng tôi hợp tác với các ngân hàng lớn trên toàn thế giới để cho khách hàng của chúng tôi lưu hành thẻ ảo trong ứng dụng di động Crypterium, liên kết chúng với tài khoản mã hóa của họ và thanh toán tại thiết bị bất kỳ trong số 40 triệu thiết bị đầu cuối trên toàn cầu bằng tiền mã hóa. Tầm quan trọng của các công ty phổ cập việc sử dụng tiền mã hóa hàng ngày có thể được minh họa bằng ví dụ về cơ sở người dùng.
Kết luận
Cũng giống như Internet vào năm 1995, Blockchain bây giờ đã có “thời” của riêng mình. Ngày bạn có thể sử dụng tiền mã hóa để mua cà phê buổi sáng sẽ không còn xa nữa. Người ta cho rằng các giải pháp Blockchain mới được thiết kế cho việc triển khai cấp doanh nghiệp sẽ nhắc các tổ chức thực hiện bước tiến của họ. Những gì Blockchain thiếu hiện nay là những người dùng hoạt động trong thế giới thực. Và, sự tham gia của các tập đoàn lớn có thể mang lại cơ sở người dùng có sẵn giúp Blockchain có thể nhanh chóng được thông qua và chấp nhận rộng rãi.
Vậy, hãy thắt dây an toàn thôi nào. Chúng ta đang hướng đến thời điểm tiền mã hóa trở thành một loại tiền mới. Đây chắc chắn sẽ là chuyến đi vui vẻ.
**Crypterium đang xây dựng một ứng dụng dành cho thiết bị di động sẽ giúp chuyển đổi tiền mã hóa thành loại tiền mà bạn có thể chi tiêu dễ dàng như tiền mặt. Mua sắm trên toàn cầu có thể thanh toán bằng coin và token của bạn tại bất kỳ thiết bị đầu cuối NFC nào hoặc thông qua quét mã QR. Thực hiện mua hàng tại các cửa hàng trực tuyến, thanh toán hóa đơn của bạn hoặc chỉ đơn giản là gửi tiền qua biên giới trong vài giây với độ tin cậy cao.
Theo TapchiBitcoin/Hackernoon