Ở nhiều phương diện, Bitcoin và thị trường tiền điện tử nhìn chung khá tách biệt với các thị trường truyền thống. Không gian tiền điện tử không bao giờ ngủ và hoạt động 24/7 trên quy mô toàn cầu.
Tuy nhiên, các biến động và điều kiện giá trên thị trường truyền thống vẫn có thể có tác động đến Bitcoin. Nếu nền kinh tế vững mạnh và có các chỉ số như S&P 500 tăng thì điều đó có nghĩa là mọi người sẵn sàng chấp nhận rủi ro cược tiền vào Bitcoin – một loại tài sản mang nặng tính đầu cơ trong suốt quá trình tồn tại.
Twitter Crypto đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận về phản ứng tiềm năng của BTC đối với suy thoái thị trường nói chung vì nó chưa từng kinh qua kể từ khi được tạo ra vào năm 2009. Theo đó, các chuyên gia vẫn chưa xác định được BTC và ngành công nghiệp blockchain sẽ ra sao trong tình huống như vậy?
So sánh biểu đồ hàng ngày: S&P 500 và Bitcoin
So sánh giá Bitcoin với chỉ số S&P 500 trong 2 năm qua cho thấy một số dữ liệu thú vị.
Một trong những thang đo chuẩn nhất của tài chính truyền thống là S&P 500. Chỉ số này là trung bình giá chứng khoán của 500 công ty đại chúng lớn nhất ở Hoa Kỳ dựa trên vốn hóa, cung cấp một mức giá duy nhất phản ánh hiệu suất chung của thị trường.
Đối với hầu hết thời gian trong suốt năm 2018 và 2019, Bitcoin và S&P 500 đã đi theo 2 hướng trái ngược nhau, gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người, ngoại trừ 2 lần tương quan thuận.
Biểu đồ S&P 500/USD hàng ngày | Source: Tradingview
Biểu đồ BTC/USD hàng ngày | Source: Tradingview
Để nhìn nhận vấn đề rõ hơn, bài viết sẽ thực hiện một số phép so sánh giữa S&P 500 và Bitcoin trong suốt năm 2018 và 2019.
Đầu năm 2018, từ ngày 26/1 đến ngày 8/2, cả hai chỉ số đều sụt giảm mạnh trước khi tăng theo cách tương tự.
Giữa tháng 2 và tháng 9, S&P 500 và Bitcoin đi theo hướng trái ngược nhau. Chỉ số thị trường truyền thống dần dần tăng lên mức cao mọi thời đại (ATH) mới trong khi tài sản mã hóa lớn nhất đi xuống, giảm hơn 40% trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9/2018.
Vào ngày 21/9, S&P lơ lửng quanh mức ATH trong khi Bitcoin dao động gần mức hỗ trợ 6.000 đô la với biến động thấp. Tại thời điểm này, Bitcoin không thể tiếp cận khu vực chứa mức cao hàng năm trên 17.000 đô la từng đạt được vào tháng 1/2018.
S&P đã chứng kiến đáy sau giai đoạn điều chỉnh vào dịp giáng sinh, tương tự với thị trường Bitcoin lần này mặc dù BTC đã giảm mạnh từ 6.000 đô la xuống gần 3.000 đô la vào tháng 11/2018 và không tăng mạnh như S&P.
Theo đó, BTC chạm đáy, hợp nhất và biến động thấp cho đến tháng 4/2019.
Bitcoin tăng vọt 70% vào tháng 5/2019 khi chứng khoán điều chỉnh
S&P đã trở lại gần mức ATH vào ngày 1/5/2019. Trong khi đó, Bitcoin ở giai đoạn đầu của xu hướng tăng – là xu hướng giúp tăng gấp đôi giá BTC.
Trong tháng 5, hai sản phẩm thị trường có động thái hoàn toàn trái ngược nhau. S&P điều chỉnh khá rõ nét, giảm hơn 7% trong khi Bitcoin tăng hơn 70% trong cùng khoảng thời gian.
Mối tương quan nghịch đảo tiếp tục kéo dài đến tháng 7. S&P hình thành mức ATH mới một lần nữa vào khoảng ngày 26/7 nhưng Bitcoin lại củng cố sau khi đạt mức cao năm 2019 gần 13.900 đô la.
Mô hình tương tự cũng xảy ra vào cuối tháng 7, khi Bitcoin tăng mạnh và S&P giảm đáng kể.
Nhìn chung, kể từ tháng 8/2019, S&P vẫn ở trong xu hướng tăng, trong khi Bitcoin có xu hướng giảm toàn diện cho đến điểm đảo chiều tăng gần đây.
Bitcoin có phải là một khoản đầu tư thay thế?
Kể từ ngày 1/5/2019, Bitcoin và S&P 500 hầu như có mối tương quan nghịch, đặc biệt là khi nhắc đến những động thái lớn. Tuy nhiên, gần đây, S&P đã đạt kỷ lục và trùng với mức tăng 42% lịch sử hàng ngày của Bitcoin vào ngày 25/10. Do đó, làm suy yếu các mô hình tương quan nghịch đảo trong suốt mùa hè.
Vì Bitcoin thường được coi là tài sản kỹ thuật số không biên giới, phi tập trung và thay thế nên nó hoạt động độc lập với các thị trường truyền thống về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, người mua thường cần tiền mặt để thanh toán Bitcoin – vốn bị ảnh hưởng bởi chính trị và thị trường truyền thống – nên dẫn đến mối tương quan giữa hai thế giới.
Không phải ai cũng mua Bitcoin như một hàng rào bảo vệ
Bitcoin được xem là hàng rào bảo vệ cho các loại tiền tệ của chính phủ và thị trường truyền thống. Nếu quan tâm, chắc hẳn bạn cũng biết đây là một chủ đề ‘hot’ trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh bất ổn kinh tế ở các quốc gia như Lebanon.
Kể từ tháng 5/2019, các biểu đồ cho thấy Bitcoin là hàng rào tiềm năng chống lại S&P 500, đại diện cho tình trạng chung của thị trường tài chính truyền thống ở nhiều phương diện.
Bên cạnh đó, mối tương quan nghịch đảo xảy ra không nhất quán trong năm 2018. Anthony Pompliano, đồng sáng lập công ty quản lý tài sản Morgan Creek Digital, cũng đưa ra quan điểm về nhận định trên. Vào tháng 8/2019, Pompliano cho biết:
Central banks bought more than $15 billion of gold in the first 6 months of the year.
They are trying to hedge their risk to the US dollar.
Wait till they find out about the non-correlated, asymmetric upside profile of Bitcoin.
Every central bank will be buying Bitcoin 🔥
— Pomp 🌪 (@APompliano) August 1, 2019
“Các ngân hàng trung ương đã mua hơn 15 tỷ đô la vàng trong 6 tháng đầu năm. Họ đang cố gắng phòng ngừa rủi ro cho đồng đô la Mỹ. Đợi cho đến khi họ tìm hiểu về lịch sử tăng giá không tương quan và bất đối xứng của Bitcoin. Mọi ngân hàng trung ương sẽ mua Bitcoin”.
Tuy nhiên, đối tác quản lý Fundstrat và bò bự Bitcoin, Tom Lee, giữ quan điểm đối lập, giải thích rằng BTC / USD di chuyển tương quan với các thị trường truyền thống. Trong một tweet ngày 12 tháng 9 năm 2019, Lee chia sẻ:
“Ý kiến không phổ biến: Bitcoin sẽ không đạt được mức cao mới cho đến khi S&P 500 làm được điều tương tự. BTC đã bị giới hạn phạm vi vì không có xu hướng vĩ mô. Chỉ số Misery Bitcoin đã xác nhận điều này khi giảm từ 66 xuống 50 vào thời điểm hiện tại. Kể từ năm 2009, thời gian hoạt động tốt nhất của Bitcoin là khi S&P 500 > 15%”.
So sánh các biểu đồ S&P và Bitcoin cho thấy rất nhiều bằng chứng thuyết phục nhưng chắc chắn không thể dựa vào đó để đưa ra kết luận rằng Bitcoin là hàng rào an toàn. Ngoài ra, phải xem xét nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng đến dữ liệu tương quan, chẳng hạn như chính sách của ngân hàng trung ương, lạm phát, v.v.
Ví dụ, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Fed đã bơm 210 tỷ đô la vào thị trường trong 2 tháng qua – lớn hơn toàn bộ vốn hóa thị trường của Bitcoin là 167 tỷ đô la. Đồng thời, một trong số đó có thể tạo ra các tài sản giảm phát như vàng và Bitcoin thu hút các nhà đầu tư.
- Giá Bitcoin giảm 2% sau flash crash trên Deribit và Coinbase Pro
- Bitcoin và Tether chiếm 60% hoạt động giao dịch trên thị trường
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph