Về mặt lịch sử, hoạt động xung quanh sự kiện hết hạn hợp đồng tương lai và quyền chọn hàng tháng của Bitcoin được cho là nguyên nhân làm suy yếu đà tăng giá. Theo một số nghiên cứu từ năm 2019, giá BTC giảm trung bình 2,3% vào 40 giờ trước ngày thanh toán hợp đồng tương lai CME.
Tuy nhiên, hiệu ứng này đã biến mất. Mặc dù năm 2020 dường như bác bỏ tác động tiêu cực tiềm ẩn của việc CME hết hạn, nhưng cho đến nay, năm 2021 đã chứng thực lý thuyết này. Giá của Bitcoin bị kìm hãm trước khi hợp đồng tương lai và quyền chọn hết hạn trong 3 tháng đầu năm 2021.
Hiệu suất của Bitcoin trước và sau khi CME hết hạn (USD) | Nguồn: TradingView
Một số nhà đầu tư và trader chỉ ra rằng quá trình phục hồi đáng kinh ngạc của Bitcoin sau ngày hết hạn hợp đồng tương lai và quyền chọn gần đây trở thành xu hướng.
$BTC options expiry in about 8 hours…
Last Friday of every month has been a pretty good entry point for past 8 months …
Past 3 months price has been hammered in the hours / days leading up to expiry
Observation not advice. Let’s see if the pattern holds. pic.twitter.com/3CJqI6m6jl
— 阿龍 (@KnutsonJesse) April 23, 2021
“Quyền chọn BTC sẽ hết hạn sau khoảng 8 giờ … Thứ 6 cuối cùng của mỗi tháng là một điểm đầu vào khá tốt trong 8 tháng qua. Giá trong 3 tháng qua điều chỉnh theo giờ/ngày trước khi hết hạn”.
BTC tăng hiệu quả trong những ngày sau khi hết hạn, nhưng mở rộng phân tích này sẽ phát hiện ra một xu hướng kém khả quan hơn.
Ba sự kiện liên tiếp không chứng minh xu hướng
Hơn một năm qua (13 tháng) là khoảng thời gian ngoạn mục đối với Bitcoin, khi coin này đạt mức tăng 788%. Tháng 8/2020 hóa ra là tháng tồi tệ nhất, vì BTC có hiệu suất âm 7,5%. Hơn nữa, việc chọn các điểm bắt đầu ngẫu nhiên trong tháng có thể sẽ cho thấy xu hướng tích cực tương tự.
Ví dụ, nếu sử dụng chu kỳ mặt trăng “quý trước” làm đại diện, tỷ lệ giá tăng sau mỗi sự kiện là rất cao.
Hiệu suất Bitcoin sau chu kỳ mặt trăng “quý trước” (USD) | Nguồn: TradingView
Như đã mô tả ở trên, thực tế, Bitcoin tăng sau 4 trong số 6 trường hợp gần đây nhất. Kết luận duy nhất có thể là các xu hướng tích cực là tiêu chuẩn, thay vì là ngoại lệ trong các đợt tăng giá.
Mặc dù có thể có một số lời giải thích cho lý do hoạt động kém hiệu quả vào cuối tháng của Bitcoin, nhưng đây chỉ là giả thuyết.
Trong khi các nhà tạo lập thị trường và bàn giao dịch chênh lệch giá được hưởng lợi từ việc giá giảm sau một đợt phục hồi, các lực lượng khác như long hợp đồng tương lai có sử dụng đòn bẩy và những người nắm giữ quyền chọn mua sẽ cân bằng điều đó.
Giá Bitcoin không giảm trong 3 của 7 lần hết hạn cuối cùng
Do đó, sẽ rất hợp lý khi phân tích khả năng kìm hãm giá trước khi hết hạn thay vì tìm kiếm lời giải thích cho một đợt tăng giá trong thị trường bò.
Hiệu suất của Bitcoin trước và sau khi CME hết hạn vào năm 2020 (USD) | Nguồn: TradingView
Cả hai thời điểm hết hạn vào tháng 10 và tháng 12/2020 không tạo ra bất kỳ áp lực tiêu cực nào trước những ngày này. Trong khi đó, hiệu suất tích cực 12% trong 5 ngày trước khi hết hạn vào 30/4 gần đây nhất cũng đặt dấu hỏi lớn về mức độ ý nghĩa của sự kiện CME.
Xem xét không có động thái giảm giá nào trước khi hết hạn hợp đồng tương lai và quyền chọn hàng tháng trong 3 của 7 trường hợp gần đây nhất, bằng chứng này cho thấy đây là câu chuyện vô căn cứ.
Như đã đề cập trước đó, cố gắng phát triển các lý thuyết về lý do tại sao người bán hành động tích cực hơn vào những ngày cụ thể khó có thể mang lại kết quả.
Với giá Bitcoin hoạt động không kém hơn trong 3 của 7 lần hết hạn cuối cùng, tỷ lệ thành công 57% không đủ để xác định xu hướng khi hiệu suất tích cực sau một ngày cụ thể đã được chứng minh là phổ biến trong một đợt tăng giá.
- Anthony Scaramucci: Bitcoin là “kẻ săn mồi đỉnh cao”, DOGE có thể trở thành bạc kỹ thuật số
- Chỉ số tham lam và sợ hãi của Bitcoin chạm mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng COVID-19
- Khi giá Bitcoin chững lại, ví “cá voi” có thể trở thành một loài có nguy cơ tuyệt chủng
Minh Anh
Theo Cointelegraph