Ngành ngân hàng của Mỹ vẫn đang gặp khó khăn sau sự ra đi của ba ngân hàng lớn. Theo thống kê, các khoản cho vay của ngân hàng ở Mỹ đã giảm gần 105 tỷ USD trong hai tuần cuối tháng 3, đánh dấu mức giảm lớn nhất từng được ghi nhận. Ngoài ra, Elon Musk, CEO của Tesla và là chủ sở hữu của Twitter, gần đây đã bình luận về việc hàng nghìn tỷ đô la được rút từ ngân hàng để chuyển sang các quỹ thị trường tiền tệ, khẳng định rằng “xu hướng này sẽ tăng tốc”.
Số liệu thống kê vẫn cho thấy những dấu hiệu rõ ràng về sự yếu kém của ngành ngân hàng Hoa Kỳ
Vẫn còn nhiều dấu hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn đang phải gánh chịu hậu quả từ sự ra đi của 3 ngân hàng nổi tiếng. Trong tuần đầu tiên của tháng 3, Silvergate Bank, Silicon Valley Bank (SVB), và Signature Bank (SBNY) đã ngừng hoạt động. Cả SVB và SBNY đều chịu sự kiểm soát của chính phủ. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Kho bạc và Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã cứu trợ cho người gửi tiền không được bảo hiểm của SBNY và SVB và bảo vệ tất cả những người gửi tiền.
Kể từ đó, tác động từ sự sụp đổ của các ngân hàng này đã lan rộng khắp Hoa Kỳ và thị trường quốc tế, với các tổ chức tài chính như SVB UK và Credit Suisse đang suy sụp. Theo một báo cáo gần đây do Bloomberg công bố, vào hai tuần cuối cùng của tháng 3, đợt sụt giảm lớn nhất trong hoạt động cho vay đã được ghi nhận sau khi các ngân hàng sụp đổ. Dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang về điều này chỉ có từ năm 1973 và trong hai tuần cuối cùng của tháng 3 năm 2023, gần 105 tỷ đô la đã bay màu.
Alexandre Tanzi từ Bloomberg giải thích rằng các khoản vay này bao gồm các khoản vay công nghiệp, thương mại và bất động sản. Hơn nữa, vào tuần trước, 64,7 tỷ đô la tiền gửi ngân hàng thương mại đã bị rút khỏi các tổ chức tài chính, đánh dấu tuần giảm thứ 10 liên tiếp. Một dấu hiệu khó khăn khác là việc phát hành trái phiếu của Federal Home Loan Bank (FHLB) tăng đột biến vào tháng Ba. Jack Farley, một nhà báo và nhà nghiên cứu vĩ mô của Blockworks, đã chia sẻ một biểu đồ cho thấy việc phát hành trái phiếu FHLB tăng mạnh vào tháng trước “lên gần một phần tư nghìn tỷ đô la”. Farley nói thêm:
“Con số này cao gấp 6 lần so với mức trung bình sau GFC trong tháng 3, cho thấy sự tranh giành tiền mặt của các ngân hàng.”
Hơn nữa, tài khoản Twitter nổi tiếng Wall Street Silver (WSS) đã chia sẻ một video của nhà kinh tế học Peter St. Onge giải thích rằng một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đang di chuyển sang tài khoản thị trường tiền tệ. WSS đã tweet:
“Hàng nghìn tỷ đô la đang rút khỏi các ngân hàng… chuyển vào các quỹ thị trường tiền tệ, làm suy yếu hệ thống các ngân hàng. Nỗi lo sợ rằng các ngân hàng gặp rủi ro đang thúc đẩy xu hướng này, khiến cho tình trạng của các ngân hàng ngày càng tệ đi”.
Tuyên bố trong video của nhà kinh tế học và dòng tweet của WSS đã gây ra phản ứng từ chủ sở hữu của Twitter, Elon Musk. CEO của Tesla đã đưa ra cảnh báo:
“Xu hướng này sẽ tăng tốc.”
Đây không phải là lần đầu tiên Musk cảnh báo công chúng về hệ thống ngân hàng Mỹ, bởi ông đã nhiều lần chỉ trích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Vào tháng 11 năm 2022, Musk cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ chứng kiến một cuộc suy thoái nghiêm trọng và thúc giục Fed cắt giảm lãi suất quỹ liên bang. Vào tháng 12 năm 2022, chủ sở hữu Twitter nói rằng suy thoái kinh tế sẽ trầm trọng hơn nếu Fed cùng với ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Vào tháng 12 năm ngoái, Musk cũng nhấn mạnh rằng các đợt tăng lãi suất nhanh chóng của Fed sẽ đi vào sử sách như một trong những đợt “gây tổn hại nhất từ trước đến nay”. Sau khi ba ngân hàng lớn của Hoa Kỳ phá sản vào tháng 3, Musk đã chỉ trích độ trễ dữ liệu của Fed và kêu gọi giảm lãi suất ngay lập tức.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- CEO Brian Armstrong: Coinbase sẽ tích hợp Bitcoin Lightning Network
- ChatGPT tố cáo sai về việc luật sư tranh tụng hình sự nổi tiếng tấn công tình dục
Itadori
Theo NewsBitcoin