Liên minh châu Âu vừa công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Garantex, một sàn giao dịch có trụ sở tại Nga, trong gói trừng phạt thứ 16 nhắm vào các tổ chức có liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong tuyên bố ngày 24/2, EU khẳng định Garantex đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho Nga né tránh các hạn chế tài chính.
Hội đồng đã chỉ rõ mối quan hệ mật thiết của sàn giao dịch này với các ngân hàng Nga đang chịu lệnh trừng phạt của EU là lý do chính dẫn đến động thái quyết liệt. Đây là lần đầu tiên EU trực tiếp trừng phạt một sàn giao dịch của Nga.
Các biện pháp trừng phạt mới nhất của EU nhằm hạn chế quyền tiếp cận nguồn tài chính của Nga đồng thời làm suy yếu khả năng tài trợ cho các hoạt động quân sự của nước này. Bằng cách nhắm vào Garantex, EU đặt mục tiêu chặn đứng các lỗ hổng tài chính cho phép Nga lách rào cản kinh tế thông qua tiền điện tử.
Đáng chú ý, trong bối cảnh chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, người Nga đã tích cực chuyển sang các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin và USDT nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên nền kinh tế trong nước.
Trong khi đó, gói trừng phạt mở rộng đến 48 cá nhân và 35 tổ chức, nâng tổng số cá nhân và tổ chức bị trừng phạt lên hơn 2.400.
EU tuyên bố các tổ chức bị trừng phạt này tích cực hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga. Do đó, tài sản của họ đã bị phong tỏa, đồng thời công dân và doanh nghiệp EU bị cấm thực hiện giao dịch với họ. Ngoài ra, những cá nhân trong danh sách phải đối mặt với lệnh cấm đi lại, hạn chế việc di chuyển của họ trong khối EU.
Ngoài Garantex, các lệnh trừng phạt này còn áp dụng cho các công ty vận tải dầu mỏ của Nga, một công ty hình ảnh vệ tinh của Trung Quốc, những người tuyên truyền trên phương tiện truyền thông, các cá nhân kinh doanh và tổ chức chính trị. Những biện pháp này nhằm gia tăng áp lực kinh tế và tài chính đối với các mạng lưới liên quan đến chiến tranh của Nga.
Động thái của EU đối với Garantex diễn ra sau khi Hoa Kỳ và Vương quốc Anh áp đặt biện pháp hạn chế tương tự. Vào năm 2024, các cơ quan điều tra tại hai quốc gia đã xem xét vai trò của sàn giao dịch trong việc xử lý khoảng 20 tỷ đô la Mỹ.
Trước đó, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ từng cáo buộc Garantex vi phạm các quy định chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ khủng bố (CFT), tạo điều kiện các giao dịch bất hợp pháp diễn ra trên nền tảng của mình.
Kết quả là, ví của sàn giao dịch hiện đã bị đưa vào Danh sách cá nhân và tổ chức bị cấm giao dịch (SDN) của Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài Hoa Kỳ (OFAC).
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn
- Bloomberg: DekaBank triển khai dịch vụ giao dịch và lưu ký tiền điện tử cho các tổ chức
- Trump áp thuế lên Mexico và Canada khiến Bitcoin giảm mạnh về $91K, thị trường crypto đỏ lửa
- Deribit rời khỏi thị trường Nga trong bối cảnh lệnh trừng phạt của EU
Minh Anh