Theo Fabio Panetta, nhà điều hành cấp cao của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), euro kỹ thuật số là một phương tiện thanh toán hấp dẫn nhưng thiết kế của nó sẽ hạn chế khả năng trở thành kho lưu trữ giá trị gây đe dọa các ngân hàng và tiền tư nhân. Panetta nhấn mạnh rằng cả nghịch lý này cũng như nhu cầu phát hành thành công CBDC đều cần được chú ý.
Fabio Panetta (giữa) – Thành viên của Ban điều hành Ngân hàng Trung ương Châu Âu
Tiền kỹ thuật số của Châu Âu bổ sung cho tiền mặt và trở thành mỏ neo tiền tệ
Mặc dù tiền mặt hiện cung cấp cho mọi người quyền truy cập vào tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), nhưng tầm quan trọng của nó trong thanh toán đang giảm dần khi người dùng ngày càng thích thanh toán kỹ thuật số và mua sắm trực tuyến. Doanh số bán hàng qua Internet ở khu vực sử dụng đồng euro tăng gấp đôi kể từ năm 2015 và chỉ khoảng 20% lượng tiền mặt dự trữ hiện được sử dụng để thanh toán, so với 35% cách đây một thập kỷ rưỡi, Fabio Panetta, thành viên Ban điều hành của Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho biết trong một bài phát biểu tại Elcano Royal Institute ở Madrid.
“Khi mọi người bắt đầu sử dụng tiền mặt nhiều hơn để lưu trữ giá trị thay vì phương tiện thanh toán, euro kỹ thuật số sẽ cho phép họ tiếp tục sử dụng tiền của ngân hàng trung ương làm phương tiện trao đổi trong kỷ nguyên kỹ thuật số”, Panetta nói trong bài phát biểu của mình, tập trung vào vai trò tương lai của CBDC. Theo quan điểm của ông, euro kỹ thuật số và tiền mặt sẽ bổ sung cho nhau để đảm bảo tiền của ngân hàng trung ương vẫn là mỏ neo tiền tệ cho hệ sinh thái thanh toán.
Để đạt được điều đó, hình thức kỹ thuật số của euro phải hấp dẫn để được sử dụng thường xuyên trong thanh toán. Đồng thời, thiết kế sẽ ngăn không cho nó trở thành “kho lưu trữ giá trị thành công đến mức lấn át tiền tư nhân và làm tăng rủi ro rút tiền hàng loạt”. Trong phần bình luận của mình, Fabio Panetta nhấn mạnh:
“Mặc dù chúng ta đã thảo luận về nghịch lý của euro kỹ thuật số là “quá thành công”, nhưng chúng ta cũng cần dành nhiều sự chú ý đến nguy cơ nó không đủ thành công”.
Panetta nói thêm rằng nỗ lực phát hành CBDC cần đáp ứng một số điều kiện nhất định để thành công. Bên cạnh sức hấp dẫn là “hình thức tiền kỹ thuật số không rủi ro duy nhất”, euro kỹ thuật số sẽ cần tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán kỹ thuật số ở bất cứ nơi nào người châu Âu cần cho mục đích đó. Hơn nữa, phải đảm bảo rằng người dùng muốn sử dụng nó trong khi những người trung gian nên thấy lợi ích của việc phân phối lớn hơn chi phí.
“Do vậy, phát triển một đề xuất giá trị có tính thuyết phục cho tất cả các bên liên quan là rất quan trọng đối với sự thành công của euro kỹ thuật số”, Fabio Panetta nhấn mạnh trong bài phát biểu do ECB công bố. Đây là yếu tố quan trọng trong giai đoạn nghiên cứu dự án CBDC được ngân hàng triển khai vào đầu năm nay.
“ECB và Ủy ban Châu Âu đang cùng nhau xem xét một loạt các câu hỏi về chính sách, pháp lý và thiết kế ở cấp độ kỹ thuật, phát sinh từ việc có thể có euro kỹ thuật số với vai trò tiền pháp định và đạt được các hiệu ứng mạng mong muốn không”.
Euro kỹ thuật số mang lại sự thuận tiện và bảo mật
Fabio Panetta tiết lộ rằng đối với người dùng, euro kỹ thuật số sẽ cung cấp một cách “miễn phí và thuận tiện để thanh toán kỹ thuật số ở bất kỳ đâu trong khu vực đồng euro”. Ông nói thêm nó cũng sẽ tăng cường quyền riêng tư trong thanh toán kỹ thuật số vì ECB không quan tâm đến việc kiếm tiền từ dữ liệu của người dùng. Theo quan điểm của ông, việc tuân thủ các quy định chống rửa tiền sẽ không ảnh hưởng đến nâng cao quyền riêng tư.
Đại diện ECB cho rằng euro kỹ thuật số không nên cạnh tranh với các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số do khu vực tư nhân cung cấp và các tổ chức trung gian sẽ có thể tiếp cận người dùng bằng cách cung cấp dịch vụ mới với “euro kỹ thuật số”, chẳng hạn như phương tiện tín dụng và thanh toán tự động. Do đó, các tổ chức tài chính nhỏ và các công ty fintech sẽ được hưởng lợi từ một “sân chơi bình đẳng”, có cơ hội cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn.
Fabio Panetta cũng nhận thấy euro kỹ thuật số hỗ trợ vai trò quốc tế của đồng tiền chung châu Âu và quyền tự chủ của châu Âu trong các khoản thanh toán toàn cầu.
Ông tin rằng việc cung cấp ngày càng nhiều các loại tiền kỹ thuật số tư nhân như stablecoin và sự sẵn có rộng rãi của các phương tiện thanh toán kỹ thuật số tư nhân sẽ không làm cho euro kỹ thuật số trở nên dư thừa.
“Với việc số hóa ở tốc độ tối đa, các ngân hàng trung ương phải chuẩn bị cho một tương lai kỹ thuật số trong đó nhu cầu về tiền mặt như một phương tiện trao đổi có thể suy yếu, đòi hỏi khả năng chuyển đổi tiền tư nhân thành tiền mặt phải được bổ sung bằng khả năng chuyển đổi thành tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương”.
Hàng chục tổ chức ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã và đang nghiên cứu khả năng phát hành CBDC để đáp ứng với sự phổ biến ngày càng tăng của tiền điện tử và việc sử dụng tiền mặt ngày càng giảm. Ngoài ECB, còn có Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Bank of Russia. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc được cho là cơ quan tiến bộ nhất, với việc đã tiến hành các thử nghiệm trong nước và có kế hoạch thử nghiệm nhân dân tệ kỹ thuật số cho giao dịch xuyên biên giới.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Các dự án CBDC Châu Á hiện đang được triển khai như thế nào?
- Báo cáo từ Chainalysis cho thấy Châu Âu hiện là thị trường tiền điện tử lớn nhất thế giới
- ADA, SOL, AVAX, LUNA sẽ siêu bùng nổ trong chu kỳ này nhưng với một điều kiện
Đình Đình
Theo News Bitcoin